XIX theo địa bạ Gia Long4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840)
3.2.2 Ngôn ngữ, văn học và tri thức dân gian
- Ngôn ngữ và chữ viết.
Theo tiến trình lịch sử, lực lượng người Kinh có mặt ở châu Thoát Lãng ngày càng đông. Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XVI, vua tôi nhà Mạc kéo nhau chạy lên Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, trong đó có Thoát Lãng - Lạng Sơn. Dân cư ở Thoát Lãng lúc này chủ yếu là tầng lớp vua quan, binh lính người Kinh sống cộng cư với một bộ phận cư dân Tày - Nùng địa phương. Sau đó, khi triều Lê - Trịnh giành thắng lợi, nhiều quan lại nhà Mạc đã thay đổi họ, hòa nhập với cộng đồng địa phương, dần bị Tày hóa. Tiếp theo là bộ phận binh lính Lê - Trịnh, rồi các quan chức người Kinh được bổ nhiệm lên vào đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 84 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
triều Nguyễn bị Tày hóa, họ lấy vợ Tày, sống theo phong cách người Tày và dùng song ngữ Tày - Việt. Những dòng họ được coi là Tày gốc hầu như không còn, hoàn toàn “Kinh già hóa thổ”. Cư dân Thoát Lãng chủ yếu gốc Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa theo Lê - Trịnh lên dẹp Mạc (Thế kỷ XVII) rồi ở lại.
Khi đóng đô đây, nhà Mạc nhà Mạc đã từng bước thâm nhập vào cộng đồng người Tày ở địa phương, ra sức mở mang nho học, đào tào nhân tài địa phương nhằm củng cố thế lực nhằm chống lại nhà Lê - Trịnh. Nhiều nhân tài Tày địa phương đã tham gia thi cử đỗ đạt và làm quan với nhà Mạc. Xuất phát từ nhu cầu cai trị, truyền bá tri thức cho nhân dân bản địa mà chữ Nôm Tày ra đời. Các nhà nghiên cứu cho biết, xét về quan hệ nguồn gốc hình thành, có thể phân loại chữ Nôm Tày thành hai loại lớn là vay mượn và tự tạo, trong đó loại vay mượn có hai trường hợp là vay mượn từ văn bản Hán hay Hán - Việt và vay mượn từ văn bản Nôm - Việt. Sự ra đời của chữ Nôm không chỉ xuất phát từ nhu cầu của những tri thức người bản địa mà còn đáp ứng yêu cầu của những tri thức miền xuôi lên công tác và sinh sống. Chữ Nôm đã trở thành chữ viết quan trọng thông qua đó, nền văn học thành văn của người Tày mới phát triển mạnh mẽ, để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho đến ngày nay.
- Văn học dân gian: ở vùng châu Thoát Lãng rất phong phú về nội dung
và đa dạng về thể loại. Thể hiện qua các làn điệu dân ca như: Then, lượn, sli, các thể loại truyện cổ dân gian, các thành ngữ và tục ngữ… Làn điệu dân ca có sức hấp dẫn nhất hiện nay là điệu then, sli, lượn, hát đám cưới (hát quan làng). Phải chăng ở then có nhiều khả năng chuyển tải tâm tư, tình cảm của đồng bào? Phải chăng, trong then có sự phối hợp của nhiều loại hình nghệ thuật: Lời ca, âm nhạc, trang trí, diễn xuất…Phải chăng, then vừa vừa có khả năng có thể biểu diễn ở những nơi trang nghiêm, linh thiêng, đồng thời có thể diễn trong nhà rất dân dã. Điều quan trọng nhất là ở nội dung của then. Nội dung của then dành phần lớn nói về sinh hoạt, đời sống của dân tộc. Trong then cũng có nội dung mê tín, nhưng nó chỉ chiếm một phần ba.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 85 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Giá trị nghệ thuật then rất cao, hình tượng phổ biến: Lời hát được cất lên ở trốn rừng sâu, tiếng con ve sầu kêu rả rich làm cả đồi núi ngấm nỗi buồn man mác, cũng có khi là tiếng than thở của cô gái xinh đẹp bất hạnh. Cô gái bị ép duyên phải tự tử bằng lá ngón, hồn cô biến thành con ve sầu rêu rên rỉ, sầu bi, buồn nản chán đời. Hồn cô lang thang không nhà ở, không cơm cháo:
“Không biết bản, biết nhà, quê quán
Ngày đêm những than thở khổ nhiều Bụng đói ăn sương chiều thay bữa…”
Rồi tiếng sli, lượn được cất lên rất tự nhiên trong các dịp con trai, con gái gặp nhau ở nơi hội hè, hội chợ, đám cưới… Tiếng sli vang lên trong các phiên chợ…Người đứng ra làm sli, lượn phải là người có giọng hát trong, vang, lại vừa có tài ứng khẩu. Đó là dịp các chàng trai cô gái khoe sắc, khoe tài qua những bộ áo dân tộc màu chàm và qua tiếng sli, tiếng lượn giao duyên thật mượt mà, uyển chuyển và du dương. Vào những ngày đó, khắp các ngả đường ra vào chợ, trên các đồi sim, đồi mua cạnh đường cái đâu đâu cũng vang lên tiếng sli chen chúc nhau, đan xen vào nhau, giao thoa âm hưởng với nhau. Tình yêu mang lại cho con người ta niềm vui, tiếng sli giao duyên chắp them cánh cho tâm hồn mọi người. Điệu sli, điệu lượn mượt mà, đậm đà và mộc mạc như như màu chàm trên áo, như những rặng cây trên đồi đu đưa làm duyên trước gió, tâm hồn người hát sli lung liếng bay bổng theo âm thanh đến với bạn tình, khuấy động những trái tim đang nóng bỏng đợi chờ. Buổi sli được kết thúc bằng việc, từng đôi nam nữ tham gia cuộc sli đối đáp đó tìm nơi vắng vẻ ở bên vệ đường hoặc trên các sườn đồi để nói chuyện với nhau. Câu chuyện của các đôi rất khác nhau, nhưng có cái rất chung, đó là câu chuyện tình cảm lứa đôi. Cuộc trò chuyện đó có khi kéo dài đến tận chiều tối. Để kết thúc câu chuyện, kết thúc buổi gặp gỡ hết sức hấp dẫn và thú vị như vậy, họ thường trao tặng phẩm cho nhau. Tặng phẩm thường là khăn mùi xoa, khăn mặt, vòng tai… và điều quan trọng là họ hò hẹn nhau sẽ gặp nhau vào phiên chợ khác hoặc chợ khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 86 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Điệu Slượn:
“ Thân em như hoa mận hoa mơ Yêu nhau tình đôi ta thắm thiết Lòng yêu nhau như bát nước đầy Yêu nhau như cá chày vực nước” Điệu sli:
Nam:“ Vách núi Phù Dung mọc thắm tươi Mùi hương bay tỏa khắp mình tôi Phù Dung thanh quý nào ai biết Muốn chào nhưng em lỗi với người” Nữ: “Đi chợ đôi ta đến núi này
Tiếng chim ráo riết giữa ban ngày Phù Dung hoa nở ai chăm sóc
Muốn chào nhưng e thẹn với người”.
Thơ ca đám cưới: Hát đám cưới rất phổ biến trong đám cưới của người Tày - Nùng trước đây. Trong đám cưới diễn ra đối xứng giữa đại diện của nhà trai với đại diện nhà gái. Trong thơ đám cưới, người ta dùng những lời văn hoa bóng bẩy, ví von… Trong khi hành lễ nhất cử nhất động đều thể hiện bằng thơ ca, như trình bày đồ sính lễ, trình tổ, bái tổ, mời cơm, nộp rể, nộp dâu… mừng cô dâu chú rể.
Người ta cho rằng, đám cưới mà không có lời thơ thì rượu sẽ nhạt lắm, đám cưới dù ồn ào đến đâu, hễ tiếng hát “thơ lâu” cất lên thì mọi vật đều im phăng phắc, tất cả mọi người đều chăm chú và say đắm lắng nghe.
Trong thơ đám cưới mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, công của bố mẹ, anh em họ hàng được ca ngợi, và nhấn mạnh sự hòa thuận trong đạo nghĩa vợ chồng: “Vợ chồng ăn nói thuận hòa, thuận nhau từ củi bếp nồi niêu vui với nhau sớm chiều công việc”. Thơ đám cưới bao giờ cũng lịch thiệp, trang nhã, lời mời cao hơn mâm cỗ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 87 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
“ Câu mừng ngon hơn thức đầy
Thức ăn ngon đã đành ngon miệng Câu mời còn ngọt lịm cả lòng Của mời còn ngọt hơn đường Khác nào mật pha trong mật ngọt Rót ra mời thơm bay ngào ngạt Chưa uống đã thấy ngọt đến lòng”
[4, tr.73].
Có thể nói hát quan làng trong đám cưới của cư dân Tày - Nùng là một dạng thức văn hóa truyền thống giàu bản sắc, giàu tính nhân văn. Trong suốt tiến trình lễ cưới, người ta đối đáp và giao tiếp bằng thơ. Lời lẽ trong hát quan làng thường rất tình tứ nhưng cũng có khi sắc sảo, mỗi ý, mỗi lời đều có vần điệu. Nội dung các bài hát quan làng đều nhằm răn dậy đạo đức làm người mang tính giáo dục sâu sắc. Ông quan làng phải thực hiện năng lực ứng tác, sáng tạo để có thể xuất khẩu thành thơ, phù hợp với mọi tình huống. Hát quan làng là kho báu chứa đựng các giá trị nhân văn, giàu bản sắc của văn hóa truyền thống của dân tộc Tày - Nùng.
Thông qua các tình huống, thơ quan làng, pả mẻ đề cao sự sang tạo của con người trong lịch sử, gợi lại thuần phong mỹ tục xưa, lồng khéo nội dung dạy bảo dâu rể ăn ở phúc đức hiền lành, chăm chỉ làm ăn.
- Tri thức dân gian: Đồng bào châu Thoát Lãng rất phong phú và đa
dạng về thể loại bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực dự đoán thời tiết liên quan đến sản xuất, chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian độc đáo, bằng những lá cây, rễ cây rừng. Đó cũng là mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên- với động thực vật, trong sự hòa nhập con người vào thiên nhiên để tồn tại và phát triển.
Trong lĩnh vực dự đoán thời thiết. Sống bằng nghề nông nghiệp trồng trọt. Có thể nói một trong những yếu tố quan trọng nhất, tác động đến hiệu quả đến năng xuất cây trồng là thời tiết. Đối với thời tiết, con người hoàn toàn như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 88 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
bị động và phải chịu sự chi phối của “nhà trời”. Qua hàng ngàn đời chú theo quy luật của trời đất, cư dân đã có những kinh nghiệm tổng kết về qui luật vận động của thời tiết ảnh hưởng đến mùa màng trong năm.
Theo kinh nghiệm, đồng bào quan tâm đến ngày đông chí, đối với dương lịch (22/12), nhưng đối với âm lịch đông chí đến vào hạ tuần tháng 11, đồng bào thường có câu:
“Tung cày xo, co tình pò tú đảy Tung cày nhì, co tẩu tú đai”
Nghĩa là đông chí đến vào thượng tuần, cây trồng trên đỉnh núi cũng được thu hoạch, ý nói là sang năm sau, mưa gió sẽ thuận hòa, còn đông chí đến vào hạ tuần, cây trồng ở đồng bằng cũng không được thu hoạch, ý nói năm sau sẽ hạn hán to.
Cũng là đoán định về thời tiết liên quan đến sản xuất đầu xuân. Theo kinh nghiệm của đồng bào, tiếng sấm đầu xuân là dấu hiệu của khí tượng thủy văn cho cả năm sau. Cứ mỗi độ xuân sang, nghe tiếng sấm đồng bào lại nói với nhau câu tục ngữ:
“Phạ mà bươn chiêng phiêng tí ti Phạ mà bươn nhì tì cầm cường”
Nghĩa là trời về (tiếng sấm đầu xuân) tháng riêng, khắp nơi được mùa, trời về tháng hai, sẽ khập khiễng được mùa (nơi được mùa, nơi không). Như vậy, theo dõi đông chí và ngày trời về (tiếng sấm đầu xuân), đồng bào lường hết về kết quả mùa màng năm sau. Dự báo, tính toán trước là để có hướng sản xuất cho phù hợp với thời tiết, cũng như kế hoạch chi tiêu cho cả năm.
Một loạt tri thức khác, đồng bào tiếp cận bằng những cách riêng của mình. Đó là chữa một số bệnh nan y bằng cây thuốc nam độc đáo. Đồng bào cũng có thể chữa khỏi một số bệnh mà tây y không chữa được như: Bạch cầu, sơ gan, đái đường…
Nhìn chung, đồng bào đã biết rất nhiều bài thuốc chữa bệnh độc đáo bằng những lá cây, rễ cây rừng. Phải chăng sống ở miền núi, đồng bào dần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 89 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
nhận thức được cái triết lý biện chứng trong một quan hệ con người với thiên nhiên, với thực vật, động vật, trong sự hòa nhập với thiên nhiên con người biết lợi dụng quy luật của tự nhiên, biết khai thác cái mâu thuẫn của thiên nhiên, sự trừ khử của yếu tố thiên nhiên này với yếu tố thiên nhiên khác, để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Vốn quý này vẫn tiềm ẩn trong dân, vẫn chưa được đem gia sử dụng và phát huy tác dụng, nhất là lúc chúng ta quá đề cao thuốc tây.
Ngoài ra trong xã hội của cư dân nơi đây có nhiều trò chơi dân gian như ném còn, múa sư tử, đánh quay, đánh yến, chọi chim…