Thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Châu Thoát Lãng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 62)

XIX theo địa bạ Gia Long4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840)

2.3.2.Thủ công nghiệp

Trong xã hội cổ truyền của cư dân nơi đây, các ngành nghề thủ công đã hình thành và phát triển. Song nó vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp để thành một nền kinh tế độc lập, còn bó hẹp trong trong khuôn khổ nghề phụ gia đình. Sản phẩm làm ra chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, phục vụ đời sống và nhu cầu lao động gia đình. Tuy nhiên, nó cũng góp phần làm truyền thống được bảo lưu các yếu tố kỹ thuật, hình thức và cách thức sản xuất. Nguyên liệu cho các nghề thủ công thường có sẵn tại địa phương, do họ tự sản xuất, khai thác hoặc thu nhặt. Sản phẩm của các nghề thủ công chủ yếu là trang trải cho chính người sản xuất những người trong gia đình và cộng đồng mang tính tự cấp. Ngày nay nhiều nhóm dân tộc thiểu số ở vùng thấp, ven thành thị và những nơi sống xen cài thì nhiều ngành thủ công truyền thống đã có những thay đổi về cơ cấu ngành nghề, quy mô, hình thức sản xuất và nhất là thay đổi về trình độ kỹ thuật. Các ngành nghề thủ công cổ truyền này được coi là khởi nguồn của các ngành kinh tế công nghiệp hiện đại ngày nay bởi đó là hoạt động công nghiệp sơ khai của con người ở trình độ thấp, là bước đi ban đầu của nền sản xuất quy mô lớn hơn. Cũng có nghề thủ công không trở thành ngành công nghiệp, sản xuất theo dây chuyền quy mô lớn mà chỉ cải tiến phần nào quy mô sản xuất và một phần cải tiến công cụ lao động, chẳng hạn như đan lát. Tuy nhiên có những nghề có thay đổi về công cụ sản xuất hiện đại nhưng vẫn duy trì cách thức sản xuất kỹ thuật cổ truyền, chẳng hạn như nghề dệt… bởi đây là một trong những nghề tinh xảo hơn và mang tính nghệ thuật hơn so với sản xuất theo phương thức công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 55 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Cũng như các loại hình văn hóa khác, là một mặt của đời sống xã hội, là hoạt động lao động sản xuất của con người nên các nghề thủ công truyền thống mang tính xã hội và bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã hội. Do các nghề thủ công hầu hết đều có nguồn gốc từ nhu cầu thực tiễn ở mỗi gia đình, mỗi địa phương, các công cụ lao động của các nghề thủ công hầu hết đều do người thợ tự tạo hoặc mua bán sản phẩm cũng do nghề thủ công làm ra, mặt khác, các loại nguyên liệu để sản xuất đều được cung cấp từ thiên nhiên, do đó các nghề thủ công có mối lien hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên và xã hội sâu sắc.

Là một trong những hoạt động lao động hình thức từ rất lâu trong lịch sử, các nghề thủ công truyền thống có vai trò hết sức lớn lao đối với đời sống loài người. Nghiên cứu nghề thủ công truyền thống, ta có thể hiểu được phần nào quá trình hình thành và phát triển của đời sống xã hội, hiểu phần nào trình độ phát triển của lượng lượng sản xuất và quy mô sản xuất mỗi tộc người cụ thể.

Nghề thủ công có đóng góp quan trọng trong kinh tế của làng bản, gia đình bởi nó làm ra những công cụ sản xuất chủ yếu và trang bị cho các gia đình, phục vụ cuộc sống hằng ngày như: Cày, bừa, dao, cuốc, thuổng… Tất cả những công cụ lao động và đồ dùng đó không thể thiếu được với đời sống của con người. Hơn thế, đối với đồng bào các dân tộc ít người, do việc giao lưu còn hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn, nghèo nàn mang tính tự cấp thì việc tạo ra những công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

+ Nghề dệt: Phát triển đều khắp ở các dân tộc Tày - Nùng (đây là nghề

thủ công cổ truyền của các dân tộc tại Thoát Lãng ). Mặc dù vậy giữa các dân

tộc cũng có nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc mình. “Phụ nữ Tày thường biết

kéo sợi, dệt vải. Trước đây nhiều gia đình có từ 2 đến 3 khung vải làm quần áo, chăn màn, dệt thổ cẩm, làm mặt chăn, làm địu trẻ con, nhuộm vải để có được màu xanh chàm làm quần áo cho bản than và gia đình. Ngoài ra các cô gái còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 56 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Việc dùng vải chàm phổ biến trong các dân tộc miền núi. “Người Tày -

Nùng dùng chàm tự mình làm lấy để nhuộm vải. Đến mùa chàm, khoảng tháng tư, tháng 5 đồng bào chặt những cây chàm cao khoảng 1m đem về bỏ vào chum hay bể nước ngâm, rồi gạn nước dần, lọc lấy chất chàm lắng ở đáy chum, bể. Công việc nhuộm chàm cũng hết sức công phu, mỗi súc vải nhuộm dăm ba tháng mới hoàn thành. Sau khi nhuộm chàm xong còn phải ngả màu tím hồng bằng cách nhúng xuống nước củ nâu hoặc vỏ cây “cằng”. Đồng bào Nùng còn đem vải nhúm xuống bùn để ngả màu đen và đem trục bằng đá lăn đi lăn lại

cho vải kín mặt, bóng loáng mới đem về may quần áo” [31, tr.52].

Cách dệt vải của người dao có khác so với người Tày - Nùng “Người

Dao lấy chàm nhuộm vải, làm thành những hoa văn cực nhỏ. Cách làm lấy hai miếng ván khắc thành nhỏ để kẹp vải. Nấu sáp chảy ra, rồi chút vào trong lỗ khắc, sau mới bỏ miếng vải ra, lấy vải nhúng vào chàm. Vải đã thấm vào chàm rồi đem nấu cho chảy sáp ra, được hoa văn sặc sỡ rất tinh tế, sáng sủa, cách

nhuộm màu sặc sỡ không đâu bằng người Dao” [16, tr.175].

+ Đan lát: nghề đan lát với nghệ thuật đan trên nhiều chủng loại vật liệu,

làm ra sản phẩm với nhiều hình thức và chủng loại khác nhau. Đối với các dân tộc Tày - Nùng, các gia đình đều tự túc được các đồ đan thông thường như: dần, sang, nong, nia, dậu, gánh, phên phơi thóc, sảo, đơm đó, chài, lưới bắt cá, giỏ đựng cá, bu gà… Công việc đan lát có thể tiến hành quanh năm nếu cần

thiết. Nguyên liệu chủ yếu để làm các vật dụng đấy là tre, nứa.“Phụ nữ Tày còn

tước dây sắn rừng, sé thành sợi nhỏ, màu trắng như sợi cước, dùng mảnh sừng trâu làm móc đan vượt bắt cá, vướt bún, làm túi nhỏ đựng hộp vôi, trầu cau đeo bên người đi làm, đi chơi. Thậm chí làm túi to hơn (đồng bào địa phương

gọi là thông) để hái quả, hái lá chè, rau, nấm, măng rừng…” [31, tr.61]. Trong

gia đình đồng bào Tày - Nùng hầu như người đàn ông nào cũng biết đan lát chứ không riêng gì người phụ nữ. Việc đan lát có thể diễn ra quanh năm nhưng thường đồng bào chỉ làm vào lúc nông nhàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 57 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Một số nghề thủ công khác:

+ Nghề rèn đúc: Rèn đúc là hai nghề thủ công khác nhau nhưng lại có mối

quan hệ gắn bó với nhau ở một vài quy trình kỹ thuật và công cụ. Đây là một trong những nghề quan trọng hàng đầu trong đời sống dân cư châu Thoát Lãng. Nếu như nghề trồng lúa, trồng màu làm ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người thì nghề rèn, đúc làm ra công cụ sản xuất và các đồ dùng trong gia đình. Vì vậy nó gắn bó chặt chẽ với đời sống con người nơi đây. Tuy nhiên nghề này là nghề của nam giới, với tính chất nặng nhọc và độc hại của nó. Để rèn và đúc được người thợ phải khỏe mạnh, đủ sức để kéo bễ, quai búa, mài, bào… đồng thời cũng cần phải người khéo tay mới tạo ra được những sản phẩm có hình dáng đẹp hoặc vừa là những người có kỹ thuật tốt do học hỏi hoặc tiếp thu từ gia truyền….như vậy, với nghề rèn đúc thì người đàn ông luôn giữ vai trò chủ đạo. Các sản phẩm của nghề rèn, đúc chủ yếu được sử dụng trong các gia đình. Tuy nhiên nhiều địa phương, nhiều lò rèn có trình độ sản xuất cao, sản phẩm nhiều cũng phát triển dần, trở thành bán chuyên nghiệp và sản phẩm là ra được trao đổi trực tiếp hoặc buôn bán trên thị trường, thông qua thương gia. Trong các mặt hàng rèn, đúc được trao đổ thì mặt hàng bán chạy nhất là các công cụ sản xuất nghiệp như: dao, rìu, cuốc, lưỡi cày....

Ở mỗi làng bản của Thoát Lãng đều có những tập tục riêng của làng nghề mình: có thờ thành hoàng, có thờ ông tổ nghề và có lễ thức cúng nghề…Ở đó có tạo nhiều lò phân theo nhóm hoặc gia đình, dòng tộc, mỗi lò rèn tạo thành một kíp với thợ cả, thợ bạn và thợ học việc. Mỗi kíp thợ có dấu hiệu riêng, đóng vào sản phẩm, suốt đời người thợ phấn đấu để gữi gìn uy tín các sản phẩm của mình. Với kỹ thuật rèn độc đáo của mình, cư dân có thể làm ra các sản phẩm của mình. Với kỹ thuật rèn độc đáo của mình, cư dân có thể làm ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống của mình. Ngoài ra các sản phẩm nổi tiếng của họ còn được trao đổi, bán ra các vùng lân cận, thậm chí bán cho cả miền xuôi như các loại dao, liềm, lưỡi cuốc, thuổng, mai, riù, búa…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 58 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, nghề rèn và đúc của đồng bào chỉ được coi là một trong các nghề thủ công phụ, mang tính chất kinh tế gia đình hoặc cá thể nhỏ lẻ bởi nguồn thu nhập từ nghề này chưa chiếm phần quan trọng. Ở nhiều địa phương, nghề rèn, đúc của họ còn mang tính tự phát, đơn giản, chưa có nhiều sản phẩm, chưa được mang đi trao đổi.

+ Nghề làm ngói máng: nghề này phổ biến trong đồng bào Tày - Nùng ở

Thoát Lãng. Trong quá trình làm đất được thực hiện như sau: Đất để làm ngói phải là loại đất dẻo không lẫn sỏi được nhào kỹ bằng cuốc, trâu quần, người dẫm…Dụng cụ là ngói có khuôn, kéo cắt, bàn xoay, dao cắt đất. Khuôn ngói là khuôn gỗ hình tròn, bàn xoay là một mặt bàn tròn đóng trên trục gỗ có thể xoay. Người thợ đặt khuôn ngói giữa bàn xoay dùng đất bọc kín miết liền rồi đặt đứng khuôn trên mặt đất, tách ngói ra hong khô, chờ ngày thuận lợi đem vào lò nung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nghề làm đường mật: Hàng năm, đồng bào vẫn tự trồng mía để tự

cung cấp cho gia đình. Sau khi thu mía, đồng bào sử dụng sức trâu để kéo ép mía. Người ta đổ nước mía vào một cái chảo gang to đun sôi nước mía cô cho đến khi thành mật rồi đổ ra khuôn.

Xuất phát từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, từ xa xưa tại Thoát Lãng đồng bào Tày - Nùng và các dân tộc địa phương đã phát triển các nghề thủ công như đan lát, rèn, đúc, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải, làm ngói để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung thủ công nghiệp của Thoát Lãng vẫn chỉ là nghề phụ chưa hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp, ruộng đất vẫn là nguồn sống chính của đồng bào.

2.3.3. Thƣơng nghiệp

Xuất phát từ vị trí địa lý của mình, Thoát Lãng có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển thương nghiệp. Giữa các xã trong châu Thoát Lãng, các dân tộc địa phương mang những sản phẩm nông nghiệp đến các chợ để trao đổi buôn bán thông qua các con đường bộ.

Ngày nay, trên nền các phố, các chợ từ đầu thế kỷ XIX trên, ở Thoát Lãng (Văn Lãng) các chợ vẫn hoạt động và ngày càng phát triển: chợ Na Sầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 59 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

họp ngày 5, 10, chợ Văn Thụ họp ngày 4, 9, chợ Hội Hoan họp ngày 2, 7. Các chợ này đều là trung tâm buôn bán của khu vực. Đông vui náo nhiệt nhất là chợ Na Sầm (Háng slec). Chợ phiên miền núi là trung tâm văn hóa dân gian tổng hợp. Ở nơi họp chợ chúng ta có thể thấy được nhiều khía cạnh về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, về bản sắc văn hóa các dân tộc, về mức dộ giao lưu kinh tế văn hóa giữa các dân tộc về tập quán giao tiếp xã hội.

Do nhu cầu trao đổi hàng hóa, hệ thống các chợ đã dần hình thành và mọc lên rất nhiều. Một nét đặc thù của cư dân châu Thoát Lãng nói riêng và nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung đó là các chợ họp theo phiên nhất định cứ 5 ngày có một phiên, các chợ không họp trùng nhau để nhân dân tiện đến chợ mua bán. Từ xưa hệ thống trong vùng đã được thiết lập và hoạt động khá tấp nập, ngày nay hệ thống chợ vẫn còn tồn tại và ngày càng mở rộng theo địa danh lãnh thổ.

Chợ của các dân tộc miền núi nói chung là nơi hò hẹn chính thức hoặc tình cờ, là điểm gặp gỡ của bạn bè, của anh em, của đồng nghiệp. Họ mong đến chợ để được mặc quần áo mới, người già, trẻ con được ăn đồng quà tấm bánh, họ mong đến chợ để anh em hàn huyên sau những ngày bận bịu đi nương rẫy. Gặp nhau ở chợ câu chuyện thật rôm rả, vô tư vì con người được tách ra khỏi môi trường gia đình. Chợ là điểm hẹn của tình yêu đôi lứa.

Như vậy có thể nói chợ miền núi không đơn thuần là nơi thực hiện trao đổi sản phẩm, mà còn là nơi hội tụ văn hóa. Tuy nhiên mua bán sản phẩm hàng hóa vẫn là chủ yếu…. Do đặc thù của Thoát Lãng thời kỳ này là các nghề thủ công vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp, các sản phẩm chỉ phục vụ nhu cầu cần thiết của đời sống nhân dân, chưa có nhiều sản phẩm dư thừa, các chợ chủ yếu là trao đổi các mặt hàng nông sản, một số ít sản phẩm thủ công dư thừa… cho nên không thúc đẩy việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng cũng như các khu vực lân cận. Do vậy, ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, mặc dù có điều kiện thuận lợi cho những hoạt động kinh tế thương nghiệp của Thoát Lãng không diễn ra sôi động như các khu vực khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 60 http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2.4. Tô thuế

2.4.1. Tô thuế thời Gia Long

Đầu thế kỷ XIX, Gia Long thiết lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Năm 1803, Gia Long ban hành một số biểu thức chung đối với ruộng

đất công làng xã: “Năm thứ 2 (1803), ra nghị định thuế lệ ruộng đất công tư,

để dân có thể đóng góp chính thức, nhà nước có ngạch thuế nhất định, làm

phép thường lâu dài” [41, tr.43]. Gia Long chia cả nước thành 4 khu vực đánh

thuế:

Khu vực 1: Từ Quảng Bình đến Diên Khánh Khu vực 2: Từ Nghệ An đến Sơn Nam Thượng Khu vực 3: Các trấn Việt Bắc và Đông Bắc Khu vực 4: Bình Thuận và Gia Định Thành

Lạng Sơn thuộc khu vực 3 gồm có 6 trấn là: Yên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn.

Bảng 2.20: Thuế ruộng đất công, tƣ khu vực 3 thời Gia Long Loại

Ruộng

Ruộng (đơn vị mẫu) Đất (đơn vị mẫu)

Công Tiền thập vật Công

Nhất 60 bát 20 bát Tiền thập vật:1 tiền Tiền khoán khố: 15 đồng Tiền mao nha: 10 đồng

Đất các loại: 30 tiền, 30 đồng (tiền lúa cánh) Đất các loại: 1 tiền, 30 đồng (Tiền lúa cánh) Nhì 42 bát 15 bát Ba 25 bát 10 bát (Nguồn:46 , tr.549; 42, tr 42- 43; 39, tr.169, 276)

Ngay từ khi mới lên ngôi, Gia Long đã ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại ruộng đất này. Sử nhà Nguyễn có ghi:

Theo lệ cũ thì công điền, công thổ quân cấp cho dân đem bán riêng là có tội”

[48, tr.128]. Năm 1803, sách chỉ của vua Gia Long có ghi: “Phàm xã dân có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công điền, công thổ đều không được mang bán riêng, làm trái là có tội. Ai mua thì mất tiền. Nếu việc mà mua cho người khác mướn thì để chi dùng việc công

Một phần của tài liệu Châu Thoát Lãng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 62)