XIX theo địa bạ Gia Long4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840)
2.3. Tình hình kinh tế
2.3.1. Nông nghiệp
Mang đậm nét của vùng miền núi phía bắc, châu Thoát Lãng, điểm chung của địa hình là sự xen kẽ giữa các dải núi và đồi núi có độ cao trung bình hoặc thấp, giữa đồi núi và các thung lũng có đất đai màu mỡ. Cùng với đó là sự phong phú về tài nguyên đã đem lại cho Thoát Lãng lợi thế trong phát triển
nông nghiệp. Theo sách Đồng Khánh địa dư chí: “Trong châu chỉ cấy lúa thu,
khoai, đậu, ngô, kê thì nơi nào cũng có. Xã Vĩnh Trại trồng cây thuốc lá, đượm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 47 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Kinh tế trồng trọt: Sách Đồng Khánh địa dư chí có ghi: “Cũng có nơi cấy
lúa tháng 6: tháng 2, 3 xuống cấy, tháng 5, 6 thu hoạch, người Tày (Thổ) gọi là
lúa lục mầu” [61, tr.609].
Ruộng của đồng bào châu Thoát Lãng có hai loại ruộng. Loại thứ nhất là ruộng nước, người Tày - Nùng gọi là “Nà nặm”, đó là những mảnh đất bằng phẳng, có bờ giữ nước, có thể cấy và trồng hoa màu, có thể điều hòa lượng nước. Loại thứ hai là loại ruộng cạn, người Tày - Nùng gọi là “Nà lẹng” (ruộng hạn), chờ mưa. Nhìn chung ruộng của đồng bào là ruộng bậc thang, ít ruộng bằng phẳng.
Công cụ làm đất của đồng bào là: cày, bừa, cuốc…Cày chìa vôi là loại cày phổ biến nhất, được làm bằng gỗ tốt, lưỡi cày được đúc bằng gang dày, to bản, đảm bảo cho chiếc cày bền khỏe, phù hợp với việc cày các loại đất của miền núi. Bừa của người Tày - Nùng phổ biến là loại bừa đôi, rộng khoảng 200cm, có khoảng từ 15 đến 20 răng với 3 gọng, thường dùng 2 con trâu để kéo. Ở một số vùng do địa hình nhỏ hẹp, người dân dùng bừa đơn, rộng khoảng 100cm, cao 80cm đến 90 cm, có khoảng 7 đến 13 răng bằng gỗ hoặc bằng tre để dễ thay thế. Hiện nay một số nơi ở Thoát Lãng đã thay thế răng bừa bằng sắt.
Về kỹ thuật làm đất, người dân nơi đây rất chú ý đến khâu làm đất, cày phơi ải là tập quán có từ lâu đời (công việc này đồng bào thường tiến hành vào tháng 11, 12 Âm lịch), người Nùng có câu: “Na thay bươn lap, tháp khẩu tắc gàn” (ruộng cày tháng chạp, gánh nặng vai). Việc cày ải thực chất là diệt cỏ dại mầm sâu bệnh, phơi cho đất tơi, khi gặp trời mưa đất tơi vừa đỡ tốn công làm đất, vừa làm cho đất giàu dinh dưỡng hơn. Ruộng đã được cày ải, ngâm một thời gian cho mềm đất, người ta bừa lần thứ nhất bừa kỹ để một thời gian cho các giống cỏ mọc một đợt. Lúc này người dân mới tiến hành cày lại, gọi là cày lật (thảo nà) sau đó bừa lần thứ hai. Sau lần bừa này người ta để cỏ mọc lại lần nữa, cày lật lần nữa, sau lần này người ta gánh phân chuồng rải ra ruộng, rồi bừa kỹ, làm như vậy phân được chộn lẫn với bùn, đợt bừa cuối cùng là để cấy lúa. Việc làm đất như vậy là rất công phu, đồng bào quan niệm có làm kỹ đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 48 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
thì lúa mới tốt, “Nà lai phưa muối mảo, khâu lai sác khẩu khao” (bừa ruộng nhiều lần hạt thóc sẽ chắc, gạo giã nhiều chày thì gạo trắng ngần).
Để có được một vụ mùa bội thu, làm mạ là công việc rất quan trọng. Bắt đầu là việc chọn giống. Công việc chọn giống lúa thường được tiến hành ngay hôm bắt đầu thu hoạch, thường do những người có kinh nghiệm trong gia đình, chọn trực tiếp trên cánh đồng. Đồng bào thường chọn những khu vực ruộng tốt, đều cây, bông hạt to giữ lại cho mùa sau. Sau khi đã chọn trên ruộng, họ mang về nhà phơi, buộc thành từng túm, treo trên sàn bếp, để tránh mối, mọt… Chu trình làm mạ người ta ngâm thóc giống một đêm. Sau đó tráng rửa bằng nước sạch, ủ kín bằng lá chuối hoặc bao tải. Khi gặp thời tiết lạnh thì phải ủ kỹ hơn, mỗi ngày phải dội nước ấm 1 lần, thóc nẩy mầm đều khoảng 1cm mới đem gieo.
Ruộng làm mạ được chọn tại những chân ruộng cao, dễ thoát nước, theo kinh nghiệm, “khoai đất lạ, mạ đất quen”, vì thế ruộng làm mạ được cố định qua nhiều vụ. Đất được dùng để gieo mạ cũng được chuẩn bị rất công phu. Ruộng làm mạ được bón lót, bừa kỹ cho đất nhỏ, nhuyễn, một số nơi họ đánh luống, sạch cỏ giác và giữ nước sâu tầm 3 đốt ngón tay, khi bùn lắng xuống nước trong họ mới đem hạt giống ra gieo, để hạt giống rơi xuống đất từ từ, hạt giống được gieo đều. Sau khi gieo xong đồng bào đợi mạ cao tầm 3 đến 5cm mới từ từ gạt cạn nước, làm như vậy để tránh sự phá hoại của chim, thú. Khi mạ được gần 2 tháng đồng bào tiến hành nhổ cấy vào ruộng, mạ được bó vào vừa nắm tay của người lớn, sau đó được cắt bỏ ngọn để thân mạ dễ cấy, cây lúa không bị đổ, nhanh bén rễ và phát triển lá non.
Ngày nay, ở Thoát Lãng đã xuất hiện nhiều giống lúa mới, tuổi mạ không yêu cầu dài như vậy, qui trình gieo hạt, nhổ mạ cũng có sự thay đổi, nhưng kinh nghiệm làm đất ruộng mạ vẫn tiếp tục được duy trì.
Sau khi cấy đến khi thu hoạch là quá trình chăm sóc cây lúa. Điều quan trọng là giữ đủ nước cho cây phát triển. Vì vậy hàng ngày các chủ ruộng đều tranh thủ đi vòng lượn các bờ ruộng xem nếu phát hiện nước rò rỉ, lập tức đồng bào đắp lại ngay, đối với cây lúa nước, sau khi cấy được 20 đến 40 ngày, đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 49 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
bào tiến hành sục bùn, làm cỏ lần thứ nhất, nước được tháo cạn, dùng chân đạp đất, đối với chân ruộng bình thường đồng bào để vài hôm mới tháo nước trở lại. Làm như vậy theo kinh nghiệm của đồng bào để đất giữ chặt cây lúa và kích thích lúa phát triển. Khi cây lúa sắp làm đòng, đồng bào tiến hành làm cỏ đợt hai và tiến hành bón thúc. Lần này dùng cào để cào cỏ, đồng thời làm đứt một phần rễ lúa, để kích thích cây hút nhiều chất dinh dưỡng, làm cho cây lúa xanh tốt, tạo sức hút cho làm đòng. Nếu như nước là yêu cầu hàng đầu và có tầm quan trọng đặc biệt thì phân bón cũng góp phần không nhỏ cho sự sinh trưởng của cây lúa, tập quán làm phân, ủ phân được đồng bào sử dụng thành thạo, ruộng lúa được bón phân dưới nhiều hình thức, có bón lót và bón thúc. Vận dụng thực tiễn qui trình sản xuất đồng bào Tày - Nùng ở Thoát Lãng rút ra những kinh nghiệm và truyền cho đời sau: “Không thiếu phân lúc đầu, không thừa phân lúc cuối” tức là khi cây lúa đang thời kỳ phát triển, thời con gái cần được bón phân đầy đủ để cây lúa có khả năng sinh sôi, nảy nở, trưởng thành mạnh và khi cây lúa trổ đòng và phơi màu thì không được bón phân nữa, bởi theo kinh nghiệm làm như vậy sẽ làm cho lúa bị lép, thậm chí còn gây bệnh cho cây lúa. Đồng bào ở Thoát Lãng thường sử dụng các nguồn phân chủ yếu, phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng), phù sa ở các sông suối bồi đắp, những đống rơm, gốc dạ sau những tháng bị bỏ hóa mục nát. Trước vụ gieo trồng họ gom phân gia súc, gia cầm chất thành đống rồi dùng đất phủ kín để gữi được độ ẩm, tươi dễ bón… Đối với phân chuồng dùng để bón lót trước khi cấy, đối với ngô, khoai, sắn … Sau khi đào hốc người ta dùng phân để bón lót trước khi tra hạt hoặc đặt cây giống. Liều lượng phân bón lót tùy thuộc từng loại cây trồng.Qua khảo sát và tìm hiểu qui trình làm ruộng của người Tày - Nùng mới thấy họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu trong việc khai phá những ruộng đồng vùng miền núi không mấy thuận lợi này.
+ Thủy lợi:
Để đảm bảo việc canh tác cây lúa trên địa bàn thung lũng, từ xa xưa đồng bào đã chú ý đến việc làm thủy lợi. Với hệ thống thủy lợi nhập điền cổ truyền với mương, phai, lái, lím, guồng nước (cọn nước) khá hoàn thiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 50 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Mương được đào từ đầu nguồn, cứ đào đến đâu đồng bào lại tháo nước thử độ dốc đến đó. Nhiều đoạn mương mương phải vượt qua khe bằng hệ thống “lìn” (máng), máng dẫn nước ở Thoát Lãng được làm bằng thân cây gỗ, cây cọ, chủ yếu là cây mai khoét rỗng ruột. Bên cạnh việc đào mương dẫn nước đồng bào còn đắp các đập nước nhỏ để dự trữ nước, đồng bào Tày - Nùng còn gọi là “phai”. Đồng bào đắp nước ở những dòng suối nhỏ cho nước dâng cao chảy vào mương, rồi từ mương chia về các cánh đồng. Kỹ thuật làm phai chủ yếu là đắp đất, đá có khi dùng cả gỗ, tre…trước hết họ phải đóng cọc, đổ các trụ đá, dựng phên, đổ đất đá ngăn dòng suối. Mùa lũ thường bị hư hại, nên mỗi mùa cày cấy, đồng bào lại tổ chức tu sửa mương, phai.
Ngoài việc đắp phai, đào mương đồng bào Thoát Lãng còn cọn nước (guồng nước) để đưa nước lên chân ruộng cao. Guồng được làm bằng tre, nứa, mây và những thứ mà thiên nhiên cung cấp được. Guồng có hình bánh xe, đường kính rộng hẹp khác nhau trên dưới chục mét tùy theo sự cao thấp của mặt ruộng so với mặt nước sông hay suối. Ở bánh có những quạt cản nước vào các ống bương đựng nước buộc chếch ở ngoài vành bánh xe, nước chảy đầy bánh xe, đưa nước vào ống bương và khi ống bương quay lên phía trên tự đổ vào máng dẫn nước đặt ngang và nước theo ống máng chảy vào ruộng. Guồng nước chỉ tưới cho các vùng ruộng gần sông suối, các ruộng ở xa phải đào mương dẫn nước. Guồng nước để tưới ruộng là sang tạo lâu đời của cư dân Thoát Lãng trong việc canh tác ở những thung lũng phức tạp này.
+ Thu hoạch:
Đồng bào thu hoạch lúa chiêm vào tháng 5 - 6 lúa mùa thu hoạch vào tháng 9 - 10 Âm lịch. Dụng cụ cắt lúa phổ biến là liềm, công cụ chuyển lúa về nhà gồm: Quang treo, gánh, gùi, đòn gánh, đòn sóc. Lúa đã cắt xếp thành từng cụm trên thân dạ, mỗi cụm từ 2 đến 3 nắm rồi dùng tay đập vào lóong.
Lóong được làm bằng cây gỗ to, có chiều dài 2,5m, rộng và sâu khoảng 40cm, hai bên có lỗ để xỏ cọc dựng phên tre ngăn thóc vãi ra ngoài khi đập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 51 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Lúa được đập vào hai đầu lóong. Cũng có gia đình dùng trâu quần trên sân cho đến khi thóc rụng hết ra khỏi rơm. Thóc được loại hết rơm rác, phơi trên sân cho khô rồi dùng quạt tay, hay quạt hòm quạt sạch trấu, hạt lép, cất vào bồ hoặc để bao để trên sàn.
+ Làm rẫy:
Sau ruộng nước, người Tày - Nùng có nương rẫy, nương rẫy có hai loại: nương bằng và nương dốc. Nương bằng có thể dùng bừa làm đất và canh tác lâu dài, đó là các bãi soi ven sông suối. Nương dốc là những là những bãi có độ dốc cao khó cải tạo thành mặt bẳng để làm ruộng, đồng bào khai thác thành từng khoảnh, đắp bờ để giữ mầu trồng nhiều thứ cây lương thực và hoa mầu khác như lúa, ngô, sắn…Loại nương này đứng thứ hai sau ruộng mà ở vùng nào cũng có. Phương thức canh tác nương rẫy của người Nùng không có gì khác dân tộc Tày. Có điều là nương rẫy không đóng góp lớn trong việc cung cấp lương thực. Nhưng cũng phải thừa nhận kỹ thuật trồng ngô của đồng bào Tày - Nùng đã phát triển đến trình độ cao. Đất nương thường được chuẩn bị ngay cuối năm trước bằng cách phát sớm và cuốc, phơi cày ải. Thông thường đồng bào thực hiện lịch thời vụ nương rẫy như sau:
Tháng một, tháng chạp: Tìm chọn đất, phát cây và chặt cây, đốt nương, dọn rẫy, chọn các loại cây như lúa, ngô, đậu, đỗ
Tháng 2, 3, 4: Chăm sóc, làm cỏ, vun sới.
Tháng 5, 6: Thu hoạch sản phẩm ngắn ngày: ngô, đậu , bí… Tháng 7, 8, 9: Thu hoạch lúa nương.
Tuy nhiên, tùy theo giống cây trồng mà đất trồng được chuẩn bị sớm hay muộn. Cư dân Tày - Nùng Thoát Lãng có kinh nghiệm trồng ngô thường gieo vào tháng 2, còn lúa nương vào tháng 4. Họ trồng lúa, ngô trên nương bằng cách cuốc hốc hoặc chọc lỗ tra hạt. Công cụ chọc lỗ là chiếc gậy (hủng) làm bằng cây chắc, đẽo nhọn đầu, có chiều dài khoảng 1m. Họ thường chọc lỗ, tra hạt từ dưới lên đỉnh nương. Sau đó họ dàn hàng ngang, nam chọc lỗ, nữ theo sau bỏ hạt. Khoảng cách giữa các hốc lúa tương đương khoảng 20cm. Tra hạt xong họ phủ họ gạt đất phủ kín hốc để tránh sự phá hoại của chim, thú, kiến…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 52 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
+ Nghề làm vườn: Phần lớn các gia đình đều có mảnh vườn ở cạnh nhà,
hoặc ven suối nơi thuận tiện tưới nước. Vườn được rào chu đáo bằng tre, nứa, hóp… để ngăn gia súc, gia cầm phá hoại. Trong vườn trồng các loại rau gia vị, phần lớn họ tự túc được đủ rau xanh hàng ngày. Xung quanh nhà họ trồng cây ăn quả như chuối, đu đủ, cam quýt, hồng, mơ, mận, lê, mặc đù vậy nghề làm vườn ở trong tình trạng tự cung, tực cấp.
Ngoài ra đồng bào còn trồng các cây cho tinh dầu như cây hồi. Tinh dầu hồi còn làm nguyên liệu cho một số mặt hàng công nghiệp, pha chế một số loại thuốc quý. Người Nùng còn nó để chữa một số bệnh, bột hoa hồi dùng làm gia vị cho một số món ăn.
+ Chăn nuôi: Cư dân châu Thoát Lãng chăn nuôi nhiều loại gia súc gia
cầm như: Trâu, bò, lợn, gà, vịt… Để phục vụ cho sản xuất hoặc cải thiện bữa ăn hàng ngày. Trâu bò được đồng bào nuôi nhiều để cày, bừa, kéo xe . Theo kinh nghiệm, trâu để cày phải chọn con có dáng đẹp, chân trước phải cao, đuôi dài vừa phải, sừng to mập. Trâu được nuôi tương đối đơn giản, ban ngày người già hoặc trẻ nhỏ lùa trâu đi ăn, chiều tối lại xua về chuồng. Đồng bào thường nhốt trâu, bò, lợn, gà, dưới gầm sàn. Vì chăn thả nên người ta thường buộc cổ con trâu đầu đàn một cái mõ để dễ tìm. Muốn cho trâu khỏi sứt mũi, ta thường sâu bằng cành hóp, làm sẹo mũi nhỏ, phòng khi vướng không bị tuột khỏi mũi. Nhiều nơi sau mùa cấy, đồng bào nhốt trâu ở các thung lũng trong khe núi để khỏi chăn dắt.
Chăn nuôi lợn, gà, vịt, dào ao thả cá hầu như nào cũng có nhưng theo thói quen của đồng bào, việc đầu tư ít được đầu tư chăm sóc. Việc chăn nuôi chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của gia đình. Có thể nói nghề chăn nuôi của đồng bào Thoát Lãng tuy đa dạng nhưng là ngành kinh tế phục vụ cho kinh tế trồng trọt.
Nhìn chung kinh tế nông nghiệp ở châu Thoát Lãng nửa đầu thế kỷ XIX khá đa dạng xen lẫn giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực với rau mầu, giữa khai thác ruộng nước với ruộng nương… Trong quá trình lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 53 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
động có sự phân công lao động giữa nam và nữ, có sự hợp tác trong lao động “đổi công cày, lấy cây lúa” nghĩa là mỗi vụ gặt, cấy đồng bào thường giúp nhau làm đất, cấy lúa hay thu hoạch, hình thức đó gọi là đổi công. Đồng bào còn hợp tác với nhau đào mương nước, đắp phai trước vụ trồng để đảm bảo nước tưới… Tuy nhiên nền kinh tế nông nghiệp của Thoát Lãng nửa đầu thế kỷ XIX là nền kinh tế nhỏ, manh mún, lạc hậu, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm truyền thống,