XIX theo địa bạ Gia Long4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840)
3.2. Văn hóa tinh thần
- Cưới xin: Là điều rất hệ trọng trong một đời người. Vì vậy, do diều
kiện môi trường cư trú từng vùng, từng nhóm dân cư khác nhau nên cũng dẫn đến sự khác nhau đôi chút về nghi lễ, vật phẩm, số lượng lễ vật trong đám cưới. Song nhìn chung về cơ bản tục lệ ở Thoát Lãng vẫn tuân thủ và nghi chính sau: Dạm hỏi (phẩy sam lùa), Lễ trầu cau, Lễ kê khai (pheo kê khai), Đám cưới (kin lẩu), Lễ lại mặt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 74 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Cư dân thường tổ chức đám cưới từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch, đó là lúc nông nhàn, thóc gạo đầy đủ. Người ta tiến hành đám cưới trong hai ngày: vào chiều hôm trước tại nhà gái và buổi chiều hôm sau tại nhà trai. Với nghi lễ đón dâu và nghi lễ nhập gia. Sau ngày cưới được ba hôm nhà trai mới làm lễ “lại mặt”. Lễ vật của lễ lại mặt của hai vợ chồng đem theo một đôi gà, hai chai rượu và đến làm cơm ở nhà gái.
Trong đám cưới, cư dân có tập quán tương trợ giúp nhau họ về gạo, thịt, rượu, củi…và mọi công việc trong tổ chức đám cưới. Ngày nay việc tổ chức đám cưới theo đời sống mới, gọn nhẹ, vui vẻ.
Có thể nói, hôn nhân là một trong những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người. Trong xã hội đồng bào Tày - Nùng nói chung và cư dân Tày - Nùng châu Thoát Lãng nói riêng thì hôn nhân chính là sự thừa nhận của cộng đồng, bản làng đối với việc kết hôn của 2 đôi nam nữ. Ngày nay, cho dù việc đăng ký kết hôn (sự thừa nhận của pháp luật), nhưng muốn để được cộng đồng thừa nhận thì bắt buộc phải trải qua các nghi thức cưới xin tục lệ truyền thống. Trước đây, việc kết hôn của người Tày - Nùng không phải là kết quả của tình yêu đôi lứa, mà mang tính áp đặt cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, đó là do sự sắp đặt của cha mẹ. Bởi vậy, đã có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau mà không chung sống được với nhau trọn đời.
Ngày nay, trong xã hội người Tày - Nùng có sự thay đổi nhiều về nhận thức và quan niệm sống. Vai trò của người phụ nữ Tày - Nùng đã có một vị trí nhất định trong gia đình và trong xã hội, thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu, tự do yêu đương và hôn nhân được xây dựng trên cơ sở của tình yêu đôi lứa. Không bị rằng buộc khắt khe của các tục lệ xưa nữa. Các thủ tục, nghi lễ và các đồ sính lễ trong cưới xin đã giảm đi nhiều, không còn phức tạp, rườm rà như trước. Nhưng vẫn bảo lưu những nét văn hóa mang tính truyền thống tốt đẹp của đồng bào.
- Lễ ma chay: đồng bào Tày - Nùng cho rằng sau khi cha mẹ mất, đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 75 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
quan trọng nhất. Từ đó sinh ra những nghi lễ ma chay hết sức phức tạp và tốn kém. Tùy theo từng địa phương, mỗi thầy mo có các nghi thức tiến hành khác nhau. Ở Thoát Lãng thông thường có các bước sau:
+ Lễ tắm rửa cho người chết: Khi người thân qua đời, con cháu túc trực
bên cạnh, báo cho họ hàng biết, đồng thời tắm rửa, mặc quần áo cho người chết. Theo tục lệ, nam mặc 7, nữ mặc 9. Người ta lấy giấy trắng để che mặt cho người chết, bỏ vào miệng người chết vài đồng hào và một tý gang cho người chết. Người chết để giữa nhà được căng màn ba góc, có nơi lấy màn che bàn thờ tổ tiên để tránh uế tạp.
+ Lễ khâm niệm: Tổ chức cho người chết có hai hình thức đại liệm và
tiểu liệm.
Trong hình thức đại liệm đối với nam người ta lấy 7 bức vải quấn thi thể, thắt thành 7 nút. Đối với nữ, người ta dùng 9 bức vải quấn thi thể, thắt thành 9 nút. Hình thức tiểu liệm đơn giản, có bao nhiêu vải thì quấn bấy nhiêu. Những con cháu thân thuộc nhất thường mang đến mỗi người một bức vải khâm liệm.
+ Lễ đại siêu: Những nhà có của, trước khi nhập quan, thường làm lễ đại
siêu đưa hồn người chết ra khỏi Diêm Vương để lên thiên đường. Người chết được người nhà vực dậy cho ngồi tên một chiếc ghế tựa, đội nón, hai chân đi giày đứng trên một tấm vải trắng, hình dung chiếc cầu để tào lần lượt đưa hồn người chết qua thập điện Diêm Vương để lên thiên đàng.
+ Lễ nhập quan: Thầy tào cho phép thu hồn vía người chết vào áo quan,
áo quan dù đóng kín hay trát keo cũng phải lót tro đốt từ từng những bó lúa cho người chết nằm, trước khi đậy nắp quan tài người ta nhét quần áo người chết xung quanh xác.
- Lễ phát tang: Con cháu anh em đến chịu tang đeo, chít khăn trắng, các
con mặc quần áo tang màu trắng, thắt lưng bằng bẹ chuối và chống gậy, con gái, con dâu tóc xõa đến ngang vai.
+ Lễ tế: Bữa ăn tối, ăn trưa tế vào thời gian các bữa ăn trong ngày (sáng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 76 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
+ Lễ thắp đèn: Thầy tào mặc áo lễ cho nổi nhạc tang, múa chào trước
bàn thờ thánh tướng của mình bên linh cữu, lúc này nhà tang đã được chụp lên linh cữu, quanh thềm nhà tang đặt 7 bát dầu mỡ đối với nam, 9 bát đối với nữ (bát dầu được thay thế bằng nến). Con cháu họ hàng theo thầy tào, đi vòng quanh linh cữu, thầy tào ngâm hát bằng tiếng quan thoại, cũng có khi là tiếng Tày, giọng điệu rầu rĩ kể công ơn của người đã khuất, mỗi người cầm một que lửa lần lượt đốt sáng đốt sáng các bát dầu mỡ khiến nhà tang rực ánh đèn.
+ Lễ “xiên đàn phá ngục”: là một tuần ăn chay cho người chết ra khỏi
địa ngục. Đồng bào thương cho rằng linh hồn người chết thường hay bị cầm tù ở địa ngục, nhất là các bà mẹ vì từ lúc sinh con các bà mẹ thường hay xuống suối giặt nên thường làm ôi nhiễm thủy phủ. Cho nên phải làm lễ phá ngục để đưa linh hồn người chết ra khỏi ngục.
+ Lễ mùng san: Tức bố trí thức ăn cho tất cả những linh hồn người chết
không có người thờ cúng. Đồng bào cho rằng càng bố trí nhiều càng làm nhẹ bớt tội đi để có thể lên thiên đàng.
+ Lễ “mại xe”: là lễ trao nhà tang cho người chết trước khi đưa ma.
+ Lễ đưa ma: Trước khi đưa áo quan ra cửa, thầy tào làm phép thu thập
đầy đủ hồn vía người chết để sau này khỏi quấy rầy con cháu.
+ Lễ hạ huyệt: Trước khi hạ quan tài xuống huyệt thầy tào thả một con
gà trống xuống trước để “an thần sơn” rồi để con gà nhảy lên khỏi huyệt, con cháu ngồi xung quanh vì đồng bào cho rằng gà nhảy về phía nào thì phía ấy được phúc lành. Người ta hạ huyệt lấp đất, con cháu thay quần áo tang, làm cỗ bàn cúng gia tiên.
+ Lễ mở cửa mồ “khay tu mả”: Sau 3 hôm, thầy tào cùng con cháu đến
mở cửa mồ báo cho sơn thần biết thu nhận linh hồn người chết nhập hộ.
+ Lễ chuộc hồn: Sau khi an táng xong con cháu phải làm lễ chuộc hồn
cho cha mẹ, thông thường làm 3 lần: sau 40 ngày, một năm và ba năm. Lễ chuộc hồn cuối cùng đồng nghĩa với mãn tang. Nhìn chung các đồng bào ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 77 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Thoát Lãng rất coi trọng các nghi lễ trong việc tổ chức đám hiếu, các nghi thức diễn ra cầu kỳ, phức tạp, thông thường dưới sự phụ trách của thầy tào. Ở nửa đầu thế kỷ XIX, một đám hiếu thường kéo dài, gây tốn kém cho gia chủ, không đảm bảo vệ sinh…Ngày nay các nghi lễ của đám hiếu vẫn được duy trì song đơn giản hơn và không kéo dài nữa, mặc dù ở một số vùng tình trạng đám ma kéo dài 3, 4 ngày, thậm chí 1 tuần. Muốn khắc phục được vấn đề trên không phải một sớm, một chiều là giải quyết được vì nó là tàn dư của chế độ phong kiến để lại.
- Sinh đẻ: Có con là niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng mới cưới. Vì vậy
khi nhà trai kén vợ, họ thường tìm hiểu rất kỹ về đường con cái của cha mẹ cô dâu. Nếu sau khi cưới lâu mà chưa có con thì phải mời thầy cúng (then) về làm
lễ “cầu hoa bắc cẩu” (lễ cầu tự). Bởi họ quan niệm “mẻ bjóc me va” hay “ Mẻ
pẩu” là vị nữ thần cho họ đứa con. Tục ngữ Tày - Nùng có câu: “Mẻ bjóc păn hẩu” nghĩa là (mẹ hoa chia về, mẹ hoa chia cho), nên họ cho rằng muốn có con phải được “mẹ hoa” cho. Trong thời gian mang thai người phụ nữ làm việc bình thường nhưng kiêng làm những việc nặng nhọc dễ ảnh hưởng đến thai nhi và cuộc sống sau này của đứa trẻ. Kiêng các loài động vật như ếch, ba ba, rắn… kiêng giết súc vật, kiêng đào đất, đóng đinh… sợ bị sẩy thai. Khi người phụ nữ mang thai được 7 tháng thì họ làm lễ “cúng hồn” (Khoăn mỉnh). Sau khi khi sinh, người sản phụ được chăm sóc chu đáo từ chế độ ăn cho đến điều kiện sinh hoạt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nuôi con cho tốt. Nếu gia đình nào có người ở cữ thì trước cầu thang lên xuống họ thường buộc túm cành lá xanh để báo hiệu cho người làng cùng biết. “Ở người Tày - Nùng, nếu đẻ con trai người ta đeo túm lá bên phải, con gái đeo túm lá bên trái”. Sau khi sinh được ba ngày, gia đình mời thầy về làm lễ “slam nơu” để xua đuổi tà ma, làm sạch cửa nhà và cúng mụ cho thai nhi.
Khi đứa trẻ được đầy tháng tuổi họ tổ chức làm lễ đầy tháng gọi là “óc bươn” để cầu an, giải hạn cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn. Ngày nay việc sinh đẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 78 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
và nuôi dạy con cái trong vùng tộc người cư dân Thoát Lãng có nhiều thay đổi, quan niệm mê tín dự đoan được khắc phục, mạng lưới y tế được mở rộng, các xã đều có trạm y tế, phong trào bảo vệ môi trường làng bản được mở rộng, nhiều bệnh hiểm nghèo đã được phát hiện kịp thời. Số trẻ sơ sinh bị chết được giảm đi rõ rệt, các em tới tuổi đi học được cắp sách đến trường.
3.2.1. Tín ngƣỡng tôn giáo
Đồng bào tin vào thuyết “vạn vật hữu linh”, cho rằng mọi hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có linh hồn. Chúng được chia thành phúc thần và hung thần. Phúc thần là những vị thần tốt, luôn phù hộ, che chở cho con người như ma tổ tiên, ma mụ, ma bếp….hung thần là những loại ma xấu, thường gây hại cho con người như ma thuồng luồng, ma rừng, ma lang thang…
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Tiêu biểu nhất trong tín ngưỡng tôn giáo
của cư dân châu Thoát Lãng là thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa in sâu vào tiềm thức của mỗi người. Họ coi đó là khuôn thước tâm linh có sức mạnh tập hợp và răn dạy con cái tránh khỏi những cám dỗ tầm thường trong xã hội, biết trọng tình nghĩa yêu thương đùm bọc nhau. Chính vì vậy việc thờ cúng tổ tiên được duy trì qua nhiều thế hệ và trở thành cái cốt lõi của thuần phong mỹ tục của cư dân trong vùng. Trong mỗi gia đình Tày - Nùng ở Thoát Lãng đều có bàn thờ tổ tiên đặt giữa nhà, nơi tôn nghiêm nhất. Tùy từng xã, từng họ mà bài trí bàn thờ khác nhau. Người chủ gia đình mới được quyền hương khói vào những dịp tết, ngày rằm, mùng một… để cầu xin sự bình an, may mắn cho gia đình. Đồng bào Tày - Nùng theo tộc hệ 9 đời nhưng thờ cúng 3 đời. Từ đời thứ 4 trở đi, tổ tiên biến thành thần giữ gia súc mà đồng bào thờ ngoài trời. Trong dịp tết nguyên đán, gia đình nào có bố mẹ mới chết thì lập một bài vị riêng. Hàng ngày cúng cơm nước đến khi mãn tang.
- Thờ tổ sư: Những gia đình nào có người làm tào, mo, then, pụt tin là
có tổ sư cúng bái, có nhiều thiên binh, thiên tướng để diệt trừ ma quỷ bảo vệ gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 79 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- Tục thờ cúng của cộng đồng.
Mỗi xóm bản đều có hoạt động thờ cúng riêng là thờ cúng thần bản, thổ địa. Mỗi xóm làng có một vị thần riêng để che chở, phù hộ là thần thổ địa. Dù làng bản đó chỉ có hai, ba gia đình, người ta cũng lập miếu Thổ thần. Miếu là một ngôi nhà nhỏ, trong đó có một bát hương to để trên bàn thờ. Dân bản độ vài ba chục gia đình tụ tập trong miếu để cúng thổ địa, cầu mùa màng, cũng như cầu cho gia súc phát triển...Thờ cúng vào dịp tết Nguyên đán hàng năm và vào những dịp trong bản có việc gì hệ trọng để thông báo cho thổ thần biết.
Chung vài bản có một đình. Đình là nơi thờ Thành Hoàng - vị thần trời phụ trách cả một vùng, một bản. Họ là người, những người có nhiều phép lạ thần thông biến hóa, có thể đánh giặc tưởng như không thể ai thắng nổi, có thể dùng dùng chân gạt đất thành những thửa ruộng cho dân cày...Những người chết vào giờ thiêng có thể biến thành Thổ địa, Thành hoàng. Hai vị thần có nơi còn được coi là những vị thần nông có nhiệm vụ bảo vệ mùa màng và gia súc. Thành hoàng thường là những người có công giúp dân khai phá ruộng nương, xây dựng làng bản.
Với những ảnh hưởng trên, hầu như làng nào ở Thoát Lãng cũng có đình, chùa nhỏ. Trong mỗi đình, chùa đó lại thờ các vị thần khác nhau và do tín ngưỡng của người dân trong các làng, bản đó. Các vị thần đó được dân làng lập để thờ bởi có công khai phá, bảo vệ dân làng, được dân làng thờ bởi nó khuyên con người gần gũi bỏ đi phiền muộn và ham hố đời thường, để mong muốn một cuộc sống thanh bình. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy trong các đình nhỏ ấy thì có xuất hiện một số đình, chùa lớn ở Châu Thoát Lãng như : Chùa Tam Thanh, chùa Nhị Thanh, đền Kỳ Cùng...
Sách Đại Nam nhất thống chí chép về đền Kỳ Cùng như sau: “Ở bên tả
sông Kỳ Cùng thuộc xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng. Đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 80 http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh sự trong sạch. Do tấm lòng trong sạch, ông được thần linh hóa thành đôi rắn (ông Cộc - ông Dài) làm vị thần sông ngự tại đền Kỳ Cùng. Về sau, nỗi oan khuất của ông được một vị tướng nhà Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài (được thờ tại đền Tả Phủ) chứng minh, hóa giải. Vì vậy mới có tục lệ vào ngày lễ hội đền Kỳ Cùng (cũng từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch giống như đền Tả Phủ), phải có lễ rước kiệu ông lớn Tuần Tranh lên đền Tả Phủ để tạ ơn và hầu chuyện Thân Công Tài. Điều này giải thích cho sự liên quan mật thiết của hai lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ.