Nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học (Trang 30 - 32)

I. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học.

1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp.

Để xây dựng đợc một hệ thống biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học có cơ sở khoa học và có tính khả thi, cần quán triệt một số nguyên tắc sau:

1.1. Bảo đảm tính toàn vẹn của các động tác giáo dục.

Mỗi phẩm chất đạo đức là “một tổng hợp phức tạp” của những thói quen đạo đức, tình cảm đạo đức, kiến thức đạo đức. Muốn hình thành một phẩm chất đạo đức nào đó ở học sinh phải cung cấp biểu tợng và khái niệm đạo đức, bồi dỡng xúc cảm và tình cảm đạo đức. Thiếu sự tác động đồng thời lên tất cả các mặt nhân cách, hiệu quả của quá trình giáo dục sẽ giảm đi rất nhiều.

Tuy nhiên ở Tiểu học, việc rèn luyện thói quan hành vi đạo đức phải chiếm vị trí chủ yếu và nhiều lúc cần đợc tiến hành trớc một bớc.

Khi xây dựng hệ thống biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh cần phải bảo đảm tính toàn vẹn của các tác động giáo dục đến các mặt nhận thức, tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức của các em.

1.2. Thống nhất tác động s phạm của giáo viên và hoạt động tự giác của học sinh. học sinh.

Trong quá trình giáo dục, hoạt động tự giác của học sinh giữ một vai trò quan trọng đối với việc hình thành phẩm chất nhân cách ở trẻ. Phát huy đợc tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh là tiền đề tất

yếu bảo đảm sự thành công của công tác giáo dục. Nhng hoạt động tự giác của học sinh phải đợc đặt dới sự lãnh đạo s phạm của giáo viên.

“Trẻ em tự làm ra sản phẩm giáo dục đó là linh hồn của phơng pháp mới. Những việc này chỉ có thể xảy ra, nếu đợc thầy giáo tổ chức”.

Quán triệt nguyên tắc này vào việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống biện pháp, trong đó hoạt động tự giác của học sinh đợc phát huy cao độ dới ảnh hởng trực tiếp của những tác động thích hợp từ phía giáo viên.

1.3. Lấy việc tổ chức hợp lý hoạt động giáo dục của học sinh làm cơ sở.

Bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức các loại hình hoạt động phong phú của trẻ. Nếu đứa trẻ không gia nhập vào hoạt động, không tha thiết nắm lấy đối tợng và tự mình sử dụng các điều kiện, phơng tiện để hoạt động thì các em không thể lĩnh hội đợc những kinh nghiệm xã hội, không thể đem lại cho mình những hiểu biết mới, những xúc cảm mới, những phơng thức hành vi mới. Không ai có thể hoạt động thay trẻ mà chính các em phải tự hoạt động để phát triển.

Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh phải lấy việc tổ chức hợp lý các hoạt động giáo dục của các em làm biện pháp chủ yếu. Qua các hoạt động này và chính trong các hoạt động này các thói quen hành vi đạo đức của học sinh mới đợc hình thành, củng cố và phát triển một cách vững chắc.

1.4. Phải phù hợp với đặc điểm của học sinh.

Mỗi một lứa tuổi có những đặc điểm riêng nhất định, đòi hỏi nhà giáo dục phải tính đến khi lựa chọn các biện pháp tác động. Không chú ý đến nguyên tắc này không thể nâng cao đợc hiệu quả của quá trình giáo dục.

Để hình thành hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học, phải xây dựng một hệ thống biện pháp dựa trên đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân học sinh, trong đó cần coi trọng những biện pháp có tính chất động viên khuyến khích trẻ nh nêu gơng, thi đua, khen thởng…

1.5. Đảm bảo tính liên tục của quá trình giáo dục.

Quá trình giáo dục đòi hỏi phải bảo đảm tính chất liên tục. Trẻ không chỉ đợc giáo dục trong nhà trờng mà còn phải đợc giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội. Nói cách khác, cần phối hợp chặt chẽ các lực lợng giáo dục nhà trờng, gia đình, xã hội, trớc hết là giữa nhà trờng và gia đình, không phối hợp đợc các lực lợng giáo dục thì không thể tạo ra đợc môi trờng giáo dục lành mạnh, ảnh hởng tích cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ.

Vì thế, trong hệ thống biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học, cần chú ý đúng mức đến việc kết hợp giáo dục giữa nhà trờng và gia đình nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình giáo dục, thói quen hành vi đạo đức khi học sinh ở trờng cũng nh khi các em ở nhà.

Trên đây là một số nguyên tắc cần phải quán triệt khi xây dựng hệ thống biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học (Trang 30 - 32)