CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHANH
3.2 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ ABS TRÊN XE THÍ NGHIỆM 1 Sơ đồ nguyên lý ABS trên xe thí nghiệm
3.2.1 Sơ đồ nguyên lý ABS trên xe thí nghiệm
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí ABS trên xe thí nghiệm
1. ECU- ABS 13.Van xả nước bình khí nén 2. Vành răng cảm biến tốc độ góc 14.Van ABS cầu sau
3. Cụm cơ cấu phanh trước 15.Bầu phanh sau
4. Van ABS cầu trước 16. Van xả nhanh phanh tay
5. Van xả nhanh cầu trước 17. Đường ống khí nén
6. Bộ lọc tách nước 18. Cụm cơ cấu phanh sau
7. Máy nén khí 19. Đầu thu cảm biến tốc độ góc
8. Van điều tiết 20. Van gia tốc
9. Bầu phanh truớc 21. Van phanh tay
10. Van phân chia 22. Van phân phối dẫn động hai dòng
11. Bình khí nén 23. Cảm biến áp suất đặt gần bình khí 12. Van an toàn 24. Cảm biến áp suất đặt bầu phanh
Nguyên lý làm việc: Khí nén được cung cấp bởi máy nén khí 7, đi qua van điều tiết 8, qua bộ lọc tách nước 6, qua van chia 10, tới các bình chứa khí 11. Van an toàn 12 đảm bảo cho các bình chứa khí hoạt động an toàn.
Dẫn động phanh trục trước bắt đầu từ bình khí nén qua khoang dưới của tổng van 22, qua van xả nhanh và van chia 5 đi tới các bầu phanh 9 của trục trước.
Dẫn động phanh cầu sau bắt đầu từ bình khí 11, qua khoang trên của tổng van 22, đi tới van gia tốc 20, qua các van điều chỉnh áp suất khí nén (ABS) 14 tới các bầu phanh 15 của cụm cầu sau. Trong quá trình làm việc của ô tô, khi bánh xe bị trượt bất kỳ bên bánh xe nào, van ABS sẽ tự động điều chỉnh áp suất khí nén bởi tổ hợp 2 van điện từ thực hiện các trạng thái tăng – giữ - giảm áp tới các cơ cấu phanh bánh xe 18.
Dòng khí nhả phanh tay bắt đầu từ bình khí qua van phanh tay 21, qua van xả nhanh 16, đi tới các bầu tích năng dạng lò co của cụm cầu sau 18 ép các lò xo thực hiện nhả phanh.
Van điều áp 12 đồng thời là van an toàn có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất làm việc trong hệ thống bằng cách dừng hoặc khởi động máy nén khí khi áp suất trong hệ thống vượt quá giới hạn hoặc quá thấp.
Van an toàn ba ngả giữ cho xe hoạt động bình thường khi xe mất đi một dòng hơi.