TOÀN BỘ Ở XƯỞNG
Phục hình nói chung là kết quả công việc của hai nhân tố bổ sung không thể tách rời, đó là bác sĩ nha khoa và kỹ thuật viên (KTV) răng giả, đặc biệt là trong phục hình hàm giả tháo lắp toàn bộ. Mất răng là một thương tổn thể chất, tinh thần, chức năng và thẩm mỹ. Mục tiêu cuối cùng của mối quan hệ hợp tác giữa bác sĩ và KTV là phục hồi các chức năng đã mất bằng một hàm giả toàn bộ mà sự thành công của nó chỉ có thể đạt được khi hợp tác trong tôn trọng khả năng và có kiến thức tốt vể công việc của nhau. Đừng để bệnh nhân là nạn nhân của sự thiếu sót, lơ là, không chuyên nghiệp của ê kíp điều trị.
Các giai đoạn lâm sàng và labo xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau:
Lâm sàng Labo
Tiếp xúc, khám, lấy dấu sơ khởi →Xử lý dấu sơ khởi, làm thìa cá nhân. Lấy dấu vành khít, bề mặt →Xử lý dấu lần hai, làm nền tạm gối sáp. Ghi tương quan tâm →Lên răng.
Thử hàm răng sáp →Nấu nhựa, chỉnh khớp, làm nguội, đánh bóng.
Lắp hàm, sửa đau./.
Bác sĩ có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ chính xác cho KTV, ngược lại KTV nên yêu cầu ngược lại bác sĩ khi chưa rõ ràng hoặc cần thêm thông tin hỗ trợ công việc.
1.1. Thực hành lâm sàng
Sau buổi tiếp xúc đầu tiên bác sĩ phải nắm được tính cách, thái độ củ bệnh nhân, các bất thuờng về chức năng, tác động của mất răng lên thẩm mỹ khuôn mặt, tình trạng bề mặt tựa, các vùng cần giảm nén, ranh giới với các cấu trúc xung quanh, ... Kết thúc buổi đầu bằng việc lấy dấu sơ khởi niêm
78
mạc tĩnh bằng Alginate, nếu cần có thể lấy dấu sơ khởi đệm để tăng độ chính xác. Sau đó bác sĩ gửi dấu hoặc mẫu cho labo để làm thìa cá nhân. Sau buổi này có thể phải điều tri tiền phục hình cho bệnh nhân nếu có các điều kiện không thuận lợi.
Buổi thứ hai dùng để lấy dấu giải phẫu chức năng bao gồm ba giai đoạn là thử thìa cá nhân, làm vành khít với hợp chất nhiệt dẻo từng vùng nhỏ ranh giới bờ hàm và lấy dấu bề mặt bằng oxyde kẽm eugénol hoặc silicone. Khi gửi xưởng, bác sĩ cho biết chiều cao của vành cắn trên và dưới.
Qúa trình ghi tương quan ở buổi thứ ba quyết định thẩm mỹ, khớp cắn, khả năng thực hiện chức năng sau này của bệnh nhân. Việc chọn răng phải dựa trên hình dáng khuôn mặt, tính cách, giới tính, tuổi của bệnh nhân.
Thử hàm răng sáp trên càng nhai và trong miệng phải đảm bảo đúng kích thước dọc, khoảng Donders, hướng mặt phẳng cắn, các đường cong bù trừ, khớp cắn thăng bằng hai bên trong mọi vận động ra trước và sang bên cùng các thử nghiệm chức năng.
Ở buổi thứ năm, công việc lắp hàm cũng diễn ra giống buổi hôm trước nhưng có thể kết quả không giống nhau vì vật liệu và sự co của vật liệu. Đảm bảo sự bám dính, vững ổn của hàm giả trong mọi tư thế vận động chức năng, khớp cắn phân bố đều. Chỉnh khớp nếu cần thiết, kiểm tra bề mặt, bờ hàm, ranh giới với các cấu trúc xung quanh nếu bệnh nhân cảm thấy đau, cũng có thể là do gai xương bị xót. Dặn dò bệnh nhân cách vệ sinh và mang hàm giả.
1.2. Kỹ thuật labo
Thìa cá nhân hay nền tạm và gối sáp đều phải tuân thủ các kích thước trung bình của một hàm giả bình thường và có bờ theo đúng ranh giới ghi được trên dấu. Việc thiếu hay thừa vật liệu nền hoặc gối sáp đều làm mất thời gian điều chỉnh của bác sĩ sau đó.
79
Việc lên răng dù theo trường phái nào cũng phải tôn trọng các nguyên tắc đảm bảo khớp cắn thăng bằng hai bên, ít nhất có ba vị trí tiếp xúc trong mọi chuyển động ngoại tâm và đặc biệt tôn trọng đặc điểm tính cách, khuôn mặt, kích thước dọc chức năng của bệnh nhân.
Giai đoạn trùng hợp nhựa yêu cầu phải tuân thủ nhiệt độ thấp tăng từ từ, thời gian nấu lâu và trùng hợp hoàn toàn để hạn chế lượng monomer thừa.
Chỉnh khớp trên càng nhai ở vị trí tương quan tâm và trong mọi vận động ra trước và sang bên. Phát hiện và loại bỏ các điểm chạm sớm và cản trở sang bên. Cuối cùng đánh bóng để hàm giả được trơn láng không gây sang chấn cho niêm mạc người mang hàm.