Kích thước dọc (KTD)

Một phần của tài liệu Phân tích các phương tiện khác nhau trong việc ghi dấu tương quan hai hàm trong phục hình tháo lắp toàn bộ (Trang 73 - 75)

CHƯƠNG IV BÀN LUẬN

4.2.1. Kích thước dọc (KTD)

Kích thước dọc là chiều cao tầng dưới mặt, được đo giữa hai điểm bất kỳ ở tầng giữa mặt và tầng dưới mặt. Kích thước dọc khớp cắn là chiều cao tầng dưới mặt khi hai hàm ăn khớp với nhau. Xác định kích thước dọc là một giai đoạn quan trọng khi ghi khớp cắn. Nó tương ứng với vị trí của hàm dưới so với hàm trên trong mặt phẳng đứng ngang, cùng với tương quan tâm, là hai thành phần tạo nên tương quan hai hàm. KTD khớp cắn là một vị trí sinh lý mà tại đó phục hình không cản trở hoạt động của các cơ quan cận phục hình cũng như đảm bảo thực hiện các chức năng sinh lý thiết yếu. Mất kích thước dọc còn gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cả khuôn mặt khiến bệnh nhân gặp trở ngại trong các mối quan hệ xã hội. Chưa kể việc xác định kích thước dọc

74

thường gặp nhiều khó khăn vì các phương pháp hiện nay tuy phong phú nhưng chưa chứng minh được tính hợp lý và đều dựa trên các chức năng sinh lý như nuốt, phát âm, ... trong khi việc mất răng lâu ngày đã ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thần kinh cơ khớp gây rối loạn những chức năng đó. Hiểu được tầm quan trọng về việc tái thiết lập cũng như sự khó khăn phức tạp trong việc xác định kích thước dọc, bác sĩ cần phải thực hiện nhiều thử nghiệm và quyết định phải được thông qua bởi bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Kích thước dọc thấp sẽ kèm theo việc lộ rõ các rãnh và nếp nhăn trên mặt, rõ nhất là biểu hiện mặt lõm, môi móm với tầng mặt dưới và nhất là môi thụt vào trong, cằm chìa ra ngoài. Chưa kể khi nuốt do thiếu chỗ lưỡi đẩy ra trước chen giữa hai hàm gây ra nuốt lệch. Người bệnh hay than phiền mỏi cổ vì các cơ trên móng bị căng quá mức. Khoảng tự do phát âm tăng lên khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi phát âm “b,p” hay “s,z”. Ngược lại, kích thước dọc nếu xác định quá cao sẽ làm căng thậm chí biến mất các nếp, rãnh tự nhiên trên mặt bệnh nhân. Khuôn mặt trở nên cứng đơ, môi hở và đặc biệt do thiếu khoảng tự do, khi nói chuyện các răng đối diện sẽ chạm nhau và ăn nhai cũng bị rối loạn. Các mô nâng đỡ phải chịu áp lực liên tục gây ra tiêu xương, niêm mạc sưng, đỏ, nóng rát, hậu quả là sau khi lành thương niêm mạc bị phập phều.

Thông thường hiện tượng mất kích thước dọc thường xảy ra ở bệnh nhân mất răng toàn bộ đặc biệt là những người không mang hoặc mang hàm giả nhưng lâu ngày không được điều chỉnh sửa chữa. Loại bỏ các nguyên nhân gây sang chấn, làm hàm chuyển tiếp hoặc sửa chữa ngay trên hàm cũ của bệnh nhân kết hợp luyện tập phục hồi chức năng cơ khớp bằng bản nền gối hay mô hình điểm tựa giữa, kích thước dọc mới có thể từ từ phục hồi lại được.

Xác định kích thước dọc chính xác phù hợp với thẩm mỹ và chức năng của bệnh nhân là một giai đoạn quan trọng trong bước đầu điều trị mất răng toàn hàm. Nên hạn chế những phương pháp phức tạp và thiếu chính xác, ưu tiên các thử nghiệm “nói”, “nuốt”, tôn trọng khoảng Donders và các điều kiện cần thiết

75

để xác định kích thước dọc cũng như nắm rõ nhu cầu và cảm thông tâm lý người bệnh là những yếu tố quyết định thành công bảo đảm chức năng và thẩm mỹ, có giá trị to lớn đối với chất lượng cuộc sống của người mang hàm.

Một phần của tài liệu Phân tích các phương tiện khác nhau trong việc ghi dấu tương quan hai hàm trong phục hình tháo lắp toàn bộ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w