GHI TƯƠNG QUAN HAI HÀM
3.2.4. Vành cắn Brill
- Vành cắn mỏng bằng nhựa tự cứng được làm trên bản nền tạm hàm dưới
+ Phía trước: mặt ngoài lõm theo hướng lên trên và ra trước để không gây cản trở cơ vòng môi. Nếu tương quan xương loại III thì sẽ lõm lên trên nhưng ra sau.
+ Phía sau: vành cắn nằm chếch 1 mm về phía ngoài so với trục giữa sống hàm nhưng vẫn phải tôn trọng vùng Pound (khoảng trong ngoài từ mặt gần răng nanh đến tam giác sau hàm).
+ Rộng: 1-2 mm.
- Mục đích: cho một cấu trúc cứng đi vào ăn khớp với một cấu trúc mềm. [16]
- Ưu diểm so với gối sáp:
+ Bản nền tạm hàm dưới cứng cáp hơn là bản nền gối sáp.
+ Không bị trượt giữa hai vật liệu lúc ghi dấu (thường thấy khi ghi gối sáp trên cả hai hàm).
Lắp hai gối cắn lại với nhau dễ dàng vì ghi dấu bên trong.
* Kỹ thuật: gối cắn hàm trên gọt bỏ bớt 2 mm, hơ nóng lá sáp ALUWAX được gấp làm 3 (3mm), áp lên gối cắn hàm trên.
Bôi vaseline lên vành cắn Brill.
64
Hình 50 -a: Vành cắn Brill hàm dưới [26].
Hình 50–b: Gối cắn bằng Stent’s phủ sáp nhôm ở hàm trên [26].
* Ghi tương quan không hướng dẫn dựa trên chức năng “nuốt” - Bệnh nhân mang hai bản nền trong miệng với mà không biết trước mục đích ghi dấu.
- Bệnh nhân sẽ nuốt trong khi nói chuyện và tương quan hai hàm sẽ được ghi.
* Nhược điểm:
- Nhiều tác giả nhận thấy hàm dưới sẽ ra trước 2 mm so với vị trí tương quan tâm.
- Có thể phản xạ nuốt đã bị sai lệch do quá trình mang hàm giả trước đó.
- Vị trí hàm dưới ghi được phụ thuôc nhiều yếu tố như vị trí đầu, lực, vận tốc của vận động há ngậm.