CHƯƠNG IV BÀN LUẬN
4.1.2. Lên răng trên càng nha
72
Lên răng là công việc của kỹ thuật viên (KTV) ở labo từ những thông tin do nha sĩ cung cấp. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì phục hình đã bắt đầu đi vào giai đoạn chế tạo chưa kể khớp cắn đóng vai trò quyết định thành bại của phục hình. Nha sĩ không bắt buộc phải biết kỹ thuật viên làm hàm giả và kỹ thuật viên cũng vậy. Tuy nhiên công việc sẽ có hiệu quả hơn khi nha sĩ và kỹ thuật viên liên lạc để trao đổi những thông tin liên quan trên lâm sàng cũng như ở xưởng.
Trước khi lên răng KTV phải phân tích trên mẫu hàm trục liên sống hàm và mặt phẳng nhai trên ba chiều không gian để xác định mức độ tiêu xương, tương quan xương, vùng lên răng, đường cong Spee và Wilson để không làm rối loạn vận động hàm dưới.
Lên răng được thực hiện trước tiên ở vùng răng trước với mục tiêu thẩm mỹ. Nha sĩ phải cung cấp các thông tin như màu răng, hình dạng dựa trên khuôn mặt, góc múi, yêu cầu đặc biệt... và phải đánh dấu trên gối sáp các điểm mốc như đường giữa, điểm giữa hai răng cửa giữa, chiều dài răng cửa, đỉnh răng nanh, đường cười,... Sau đó KTV dựa trên một số điểm mốc giải phẫu gai cửa, vân vòm khẩu để lên răng cửa giữa và răng nanh hàm trên trước. Răng nanh dưới sẽ được lên trước để đảm bào khớp cắn hạng I Angle và để khi đưa hàm sang bên đỉnh núm nanh dưới có thể trượt qua cạnh xa răng nanh trên. Chú ý độ cắn chùm, cắn chìa để đảm bảo các răng trước không tiếp xúc ở tư thế tương quan tâm và các rìa cắn trượt lên nhau khi đưa hàm ra trước. Nếu các răng trước nghiêng ngoài nhiều sẽ làm bật hàm giả phía sau. Ngược lại các răng dưới nếu nghiêng ngoài sẽ lỏng lẻo ở phía sẽ làm hàm lỏng lẻo ở phía trước.
Khớp cắn thăng bằng hai bên là lựa chọn tối ưu cho phục hình tháo lắp toàn bộ đảm bảo lực phải phân bố đều trên hai sống hàm. Đặc điểm của khớp cắn này là cắn hở phía trước và các răng sau tiếp xúc ăn khớp nhau với sự tham gia của tất cả hay một phần các núm chịu ở tư thế tương quan tâm, đảm
73
bảo trong mọi vận động của hàm dưới có sự tiếp xúc và trượt đồng thời của các sườn núm và rìa cắn.
Có nhiều trường phái lên răng khác nhau, có thể là Gysi, Sears, Ackerman, Hanau,... điểm khác biệt là thứ tự lên răng hàm lớn thứ nhất hàm trên hay hàm dưới trước và sự tham gia tiếp xúc của nhóm múi chịu. Điểm trũng nhất của đường cong Spee phải luôn là răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, răng hàm lớn thứ hai hàm dưới theo đường cong Spee có thể không tiếp xúc mặt phẳng cắn nhưng phải nghiêng từ sau ra trước để đóng vai trò là nút chặn hàm trên khi hàm dưới trượt ra trước. Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới sẽ lên sau cùng. Nếu thiếu chỗ, có thể thay thế bằng veneer nhựa hoặc thậm chí có thể không cần lên cũng được.