Các phương tiện ghi tương quan hai hàm

Một phần của tài liệu Phân tích các phương tiện khác nhau trong việc ghi dấu tương quan hai hàm trong phục hình tháo lắp toàn bộ (Trang 75 - 77)

CHƯƠNG IV BÀN LUẬN

4.2.2. Các phương tiện ghi tương quan hai hàm

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ghi tương quan hai hàm trong phục hình tháo lắp toàn bộ trong đó phổ biến nhất vẫn là nền tạm, gối sáp truyền thống. Tuy nhiên khi ghi dấu khớp cắn, hai gối sáp thường trượt lên nhau gây sai lệch và ảnh hưởng chất lượng vị trí tương quan tâm sau này. Chưa kể nếu mẫu hàm không được lên càng nhai, bắt buộc phải cố định hai gối cắn lại với nhau khiến việc đánh giá chất lượng dấu thu được trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế phương pháp đưa một vật liệu cứng vào ăn khớp với một vật liệu mềm như dùng vành cắn Brill được không ít bác sĩ khuyên dùng. Đơn giản chỉ là vành cắn mỏng 1-2 mm bằng nhựa tự cứng nhưng độ chính xác lại tăng lên rất nhiều. Dấu thu được không bị trượt và khớp để lại rất rõ ràng chưa kể việc tách hai gối cắn để kiểm tra chất lượng và việc gắn lại cũng rất đơn giản và dễ dàng.

Mô hình điểm tựa giữa cũng rất lý thú. Tuy nhiên để trang bị một mô hình tương tự là một chuyện không đơn giản đặc biệt là ở một nước còn nhiều điều kiện hạn chế như ở nước ta. Hơn nữa mô hình này bị chống chỉ định ghi tương quan trong trường hợp niêm mạc phập phều, lỏng lẻo, hai sống hàm không song song, lưỡi lớn, khoảng liên hàm nhỏ, bệnh lý khớp thái dương hàm nên sử dụng những phương tiện truyền thống đơn giản hơn. Ngoài việc ghi tương quan, mô hình này còn giúp chẩn đoán bệnh lý khớp thái dương hàm. Dựa trên đường vẽ cung Gothic ghi được, có thể biết khá chính xác khả năng phối hợp cơ của bệnh nhân từ đó có kế hoạch điều trị cũng như lên răng thích hợp. Các răng có núm nhóm giải phẫu được ưu tiên cho các trường hợp chức năng cơ khớp tốt, ngược lại nếu đường vẽ khó đọc, chọn các răng có góc

76

núm phẳng bảo đảm an toàn hơn. Ngoài ra, mô hình điểm tựa giữa được nhiều tác giả đề cập trong việc tập luyện phục hồi chức năng cơ khớp.

Những khó khăn thường gặp khi điều trị bệnh nhân mất răng lâu ngày như sống hàm nhất là hàm dưới tiêu xương nhiều không đủ diện tích tựa làm hàm giả khó bám dính hoặc lưỡi lớn gây mất vững ổn. Nhiệm vụ là phải tìm được phương án xác định khoảng phục hình mà không cản trở hoạt động cơ xung quanh cũng như mở rộng tối đa ranh giới bờ hàm. Kỹ thuật Piezography ra đời vì mục đích đó. Bằng cách sử dụng những vật liệu dẻo như nhựa tự cứng, nhựa chậm đông hay silicone và dựa trên chức năng phát âm là chức năng ít bị ảnh hưởng bởi mất răng nhất mà vẫn có sự tham gia của hệ thống cơ nhai và cơ mặt, hành lang phục hình được giới hạn rất rõ rảng bảo đảm tôn trọng hoạt động các cơ xung quanh. Kỹ thuật này được ứng dụng để lấy dấu lần ba trong những trường hợp khó, có thể dùng để xác định mặt phẳng cắn, kích thước dọc khớp cắn, ghi tương quan hai hàm, lên răng. Tuy nhiên kỹ thuật này yêu cầu thời gian, tiền bạc và sự hợp tác lớn của bệnh nhân và quan điểm giữ nguyên tình trạng và vị trí ít nhiều rối lọan của hệ thống cơ khớp, lưỡi và sự giảm kích thước trong ngoài quá nhiều của các răng sau vẫn còn gây tranh cãi rất nhiều.

Một phương tiện dù hiện đại đến cách mấy thì vai trò của người thực hiện vẫn là quan trọng nhất. Thao tác tìm, đưa, hướng dẫn bệnh nhân về vị trí tương quan tâm và khả năng đánh giá cas lâm sàng và chất lượng dấu đòi hỏi kinh nghiệm, kiến thức, sự cẩn thận của bác sĩ còn phương tiện chỉ là hỗ trợ mà thôi.

77

Một phần của tài liệu Phân tích các phương tiện khác nhau trong việc ghi dấu tương quan hai hàm trong phục hình tháo lắp toàn bộ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w