0
Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Pháp luật về CTKLM của một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN CHỐNG LẠI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 42 -48 )

Chương 2 Thực trạng áp dụng pháp luật, đánh giá và kiến nghị đề ra 2.1 Thực trạng

2.3.2 Pháp luật về CTKLM của một số quốc gia trên thế giớ

Pháp luật về CTKLM tại Châu Âu

Châu Âu là nơi khởi đầu của pháp luật về CTKLM, và cũng là nơi phát sinh cách tiếp cận khác biệt trong quá trình xây dựng pháp luật về CTKLM. Ba trung tâm kinh tế lớn của Châu Âu là Pháp, Đức và Anh có những cách điều chỉnh CTKLM riêng, trong đó đáng ngạc nhiên là hệ thống của Pháp lại có nhiều điểm gần với Anh hơn là Đức.

Pháp và Anh điều chỉnh hành vi CTKLM trên cơ sở các nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort law) và cụ thể hóa thông qua các án lệ. Một số nước khác cũng xây dựng pháp luật vể CTKLM theo hướng này là Hà Lna và Italia. Tại các quốc gia này, tòa án có vai trò rất lớn trong việc đánh giá hành vi CTKLM và quyết định biện pháp xử lý, với chế tài chủ yếu là bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa hai hệ thống Dân luật và Thông luật trong cách thức áp dụng pháp luật đối với lĩnh vực này. Trong hệ thống của Pháp, phạm vi áp dụng tort law đối với hành vi CTKLM tương đối rộng, Tòa án có thẩn quyền xem xét và phán quyết nhiều hành vi cạnh tranh khác nhau, từ đó hình thành các án lệ đa dạng về các hành vi gây cản trở hoạt động cạnh tranh (concurrence deloyal) và các hành vi lợi dụng thành quả của đối thủ cạnh tranh (concurrence parasitaire). Trong các vụ việc tại tòa án, bên nguyên đơn cần chứng minh sự tốn tại của hành vi CTKLM, thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại; và bên bị đơn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không cần xét đến yếu tố lỗi (cố ý) đối với hành vi vi phạm. Hà Lan 4 WIPPO (2001), Cẩm nang SHTT, trang 132- 133

cũng áp dụng mô hình này, tuy nhiên với nguyên tắc “doanh nghiệp được thực hiện mọi hoạt động cạnh tranh không bị cấm bởi quy định pháp luật” két hợp với nguyên tắc ưu tiên, việc sử dụng các điều khoản chung của pháp luật dân sự để xử lý vụ việc cạnh tranh bị hạn chế hơn.

Trong khi đó, hệ thống Thông luật của Anh chỉ thừa nhận việc áp dụng tort law về CTKLM đối với một số dạng hành vi cụ thể như gây nhầm lẫn, mạo nhận về nhãn hiệu (passing off) và xâm phạm bí mật kinh doanh. Do đó, để được tòa án giải quyết, các vụ việc về CTKLM phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định, vá các thẩm phán có thể từ chối thụ lý nếu vụ việc liên quan đến các hành vi thị trường nằm ngoài phạm vi các hành vi CTKLM nếu trên.

Bên cạnh đó, một số nước đã lựa chọn cách tiếp cận sử dụng luật chuyên ngành (lex specialis) để điều chỉnh hành vi CTKLM. Một số nước như Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Luxemburg đã có một đạo luật riêng về CTKLM, một số nước khác như Hungary, Bulgary hay Rumani xây dựng các quy định về CTKLM trong một đạo luật về thương mại hay cạnh tranh. Các quốc gia này đã luật hóa một số dạng hành vi CTKLM điển hình, dựa trên cơ sớ các khuyến nghị tại Điều 10bis Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp, và lấy đó làm cơ sở cho việc thực thi pháp luật về CTKLM. Tùy thuộc vào quan điểm điều tiết nền kinh tế thị trường có từng quốc gia tại từng thời ký nhất định, danh sách các hành vi cạnh tranh kh6ong lành mạnh bi cấm có thể nhiều hay ít. Cách tiếp cận này một mặt khiến cho các quy định về CTKLM rõ ràng và dễ áp dụng, nhưng mặt khác khiến cho quá trình thực thi trở nên cứng nhắc và gây khó khăn cho cơ quan thực thi trong việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh mới xuất hiện, hay có sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội. Ví dụ, nhiều nước tại châu Á trong một thời gian dài đã coi việc một doanh nghiệp tìm kiếm và thu hút khách hàng đã có quan hệ hợp đổng ổn định với doanh nghiệp cạnh tranh khác là một dạng hình thức CTKLM. Tuy nhiên rõ ràng trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do, quy định như vậy là không hợp lý, một mặt không đảm bảo quyền tự do lựa chọn cho khách hàng, mặt khác không tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp có động lực pháp triển. Việc sửa đổi, bổ sung danh sách các hành vi CTKLM đã được luật hóa đòi hỏi phải có những nổ lực lập pháp với thủ tục không dễ dàng, nhiều khi không đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng và linh hoạt của cơ chế thị trường.

Trong nhiều năm gần đây, đã có những nổ lực để thống nhất các quy định về CTKLM giữa các nước thành viên EU trong khuôn khổ chương trình hài hòa hóa pháp luật chung (legal harmonisation) của Cộng đồng Châu Âu. Dựa trên Công ước Paris về

Bảo hộ sở hữu Công nghiệp, các quốc gia Châu Âu đã phát triển các quy định chung theo nhiều hình thức, cấp độ, từ các nguyên tắc cơ bản về cạnh tranh tại Hiệp ước Rome 1957 dẫn đến những thỏa thuận nhóm như Luật Nhãn hiệu chung của khối Benelux 1971 và những hướng dẫn chung từ EC đến các nước thành viên như Chỉ thị số 2005/29/EC. Mặc dù vậy, tính đến sự khác biệt còn tồn tại giữa hệ thống pháp luật của các nước thành viên, EU vẫn phải bổ sung một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật, trong đó đặc biệt quan trọng là nguyên tắc nước xuất xứ tại Điều 28 của Hiệp ước Châu Âu, theo đó pháp luật của quốc gia nhập khẩu được ưu tiên áp dụng để đánh giá tính hợp pháp trong việc kinh doanh một loại hàng hóa nhất định. EC cũng đã ban hành Quy định số 2006/2004 ngày 27/10/2004 về việc hợp tác giữa các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia thành viên.

Pháp luật về CTKLM tại Hoa Kỳ

Mặc dù đã phát triển hệ thống các quy định về hạn chế cạnh tranh từ rất lâu (Luật Sherman-1890), các quy định về CTKLM của Hoa Kỳ lại tương đối phân tán. Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ kết hợp cả hai cách tiếp cận của Châu Âu trong việc điều chỉnh hành vi CTKLM, sử dụng các quy định chung về bồi thường thiệt hại dân sự cũng như một số quy định chuyên ngành, và thậm chí có sự khác biệt giữa pháp luật liên bang và pháp luật các tiểu bang. Các quy định cạnh tranh quan trọng nhất có thể kể đến là Luật về Ủy ban thương mại liên bang (1914) và Luật Nhãn hiệu liên bang, hay còn gọi là Luật Lanham (1946).

Luật về Ủy ban thương mại Liên bang đặt cơ sở cho việc thành lập Ủy Ban Thương mại Liên Bang Hoa Kỳ (US FTC), một trong hai cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật cạnh tranh ở Mỹ. Khác với cơ quan cạnh tranh còn lại là Cục Chống độc quyền, chức năng của Ủy ban thương mại Liên bang rộng hơn, bên cạnh chức năng điều tra và giám sát các vụ việc chống độc quyền, còn bao gồm việc xử lý “các cách thức

CTKLM ảnh hưởng đến thương mại, và các hành vi không lành mạnh hoặc gian dối ảnh hưởng đến thương mại” (Điều 5 Luật về Ủy ban Thương mại Liên Bang Hoa Kỳ). Khái

niệm “cách thức cạnh tranh không lành mạn” (unfair methods of competition) đã gây nhiều tranh luận giữa các nhà lập pháp ở cả hai Viện của Quốc hội Hoa Kỳ, và sau đó được thay thế bằng khái niệm “CTKLM” (với phạm vi bao gồm cả các hành vi hạn chế cạnh tranh). Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ (USFTC) đã có những giải thích rõ hơn về phạm vi các hành vi “không lành mạnh” và “gian dối” trong các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền của mình. Trong bản Tuyên bố chính sách về hành vi không lành

mạnh, cơ quan này nêu rõ: “Luật thanh văn chỉ định khung cho các điều khoản chung do Quốc hội nhận thấy rằng không thể soạn ra một danh sách các hành vi không lành mạnh mà không bị lạc hậu một cách nhanh chóng hoặc tạo ra những kẻ hở cho vi phạm. Nhiệm vụ xác định các hành vi CTKLM thuộc về Ủy ban, với hy vọng các tiêu chí đánh giá sẽ được xem xét và phát triển theo thời gian”.

Căn cứ trên các án lệ tại tòa án, đến năm 1964 Ủy ban đã hình thành 3 tiêu chí để đánh giá hành vi CTKLM, đó là: (i) gây thiệt hại cho người tiêu dùng, (ii) vi phạm các chính sách xã hội hiện hành; và (iii) vô đạo đức và không cẩn trọng. Cũng trên cách tiếp cận này, trong Tuyên bố chính sách về hành vi gian dối, Ủy ban xác định 3 yếu tố cần xem xét trong một vụ việc gian dối, đó là:

- Phải có một diễn giả, một thiếu sót hoặc một hành động có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng có nhận thức và ứng xử hợp lý trong hoàn cảnh tiếp nhận quảng cáo. - Cuối cùng, diễn giả, thiếu sót hoặc hành động phải có tác độn về mặt vật chất, có nghĩa là

có thể dẫn người tiêu dùng đến quyết định hoặc hành động mua hàng. Khi có tác động vật chất, mới dẫn đến khả năng gây thiệt hại cho người tiêu dùng, do người tiêu dùng có thể có lựa chọn khác nếu không có gian dối.5

Khi có vi phạm xảy ra, Luật về Ủy ban Thương mại liên bang cho phéo cơ quan này nhân danh lợi ích công tổ chức phiên điều trần với sự có mặt của bên vi phạm để làm rõ hành vi, và dựa trên kết quả phiên điều trần ra quyết định buộc đình chỉ và chấm dứt đối với hành vi bị xem là không lành mạnh. Trong trường hợp quyết định có hiệu lực (không có kháng cáo hoặc kháng cáo không được Tòa Phúc Thẩm hoặc Tòa Tối cao chấp thuận), nếu bên bị đơn tiếp tục vi phạm, Ủy ban có thể đưa vụ việc ra Tòa án và yêu cầu phạt dân sự mỗi hành vi vi phạm tới 10.000 USD, trong trường hợp vi phạm kéo dài thì mỗi ngày vi phạm bị tính là một hành vi riêng rẽ (khoản 1 Điều 5, Luật về Uỷ ban Thương mại liên bang). Riêng đối với quảng cáo gian dối Uỷ ban có thể khởi kiện trực tiếp ra tòa án địa phương có thẩm quyền, yêu cầu bồi thường thiệt hại và cải chính công khai. Trong trường hợp quảng cáo gian dối gây ra thiệt hại về sức khỏe, bên vi phạm sẽ bị phạt tiền tới 5.000 USD hoặc phạt tù tới 6 tháng hoặc chịu cả hai mức hình phạt, vi phạm tới lần thứ hai mức phạt là 10.000 USD và phạt tù tới 1 năm.

Nếu Luật về Uỷ ban Thương mại liên bang trao thẩm quyền cho US FTC chủ động thực hiện các biện pháp pháp lý chống quảng cáo nhằm CTKLM với tư cách đại diện cho 5 US Federal Trade Commission 1983, FTC Policy Statement on Deception Washington DC.

lợi ích công và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì Luật Lanham mở ra một kênh khác cho phép các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khiếu nại, và thủ tục này cũng được US FTC ủng hộ với quan điểm cho rằng thiệt hại của người tiêu dùng cũng đồng nghĩa với thiệt hại của đối thủ cạnh tranh. Mặc dù nội dung chủ yếu của đạo luật này quy định về nhãn hiệu hàng hóa, Điều 43 (a) quy định:”Bất kì ai liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng từ ngữ, khái niệm, tên, biểu tưởng, hình vẽ hoặc sự kết hợp của chúng, hay nguồn gốc xuất xứ giả mạo, mô tả gian dối hoặc gây nhầm lẫn:

- Có thể gây bối rối, sai sót hoặc đánh lừa về sự liên hệ, liên kết hoặc hợp tác giữa người này với một người khác, hoặc về nguồn gốc, khả năng tài trợ hoặc sự chấp nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động thương mại của người này từ người khác đó; hoặc

- Trong quảng cáo hay khuyến mãi thương mại mà diễn giả làm sai lệch bản chất, đặc điểm, số lượng, nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ hay hành động thương mại của người này hay người khác đó;

Sẽ chịu trách nhiệm từ khởi kiện dân sự của bất kì ai cho rằng lợi ích của họ bị thiệt hại hoặc có thể bị thiệt hại do hành vi nêu trên.

Để chứng minh thiệt hại, bên nguyên đơn phải đưa ra được trường hợp người tiêu dùng thực tế tin vào quảng cáo gian dối và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, trong khi Uỷ ban Thương mại liên bang khi tiến hành các vụ việc xử lý có quyền yêu cầu bên bị đơn chứng minh tính đúng đắn trong quảng cáo của mình, thì theo thủ tục này bên nguyên đơn phải chứng min về sự gian dối trong quảng cáo của bên bị đơn. Có thể thấy rõ do đặt trong một đạo luật về nhãn hiệu, thủ tục giải quyết tranh chấp về quảng cáo gian dối của Luật Lanham cũng mang nhiều màu sắc của thủ tực giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực SHTT.

Pháp luật về CTKLM tại Châu Á

Pháp luật cạnh tranh các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có những nét tương đồng và chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Điểm đặc biệt trong pháp luật về CTKLM của các quốc gia, vùng lãnh thổ này là sự tồn tại song song hai hệ thống quy định về CTKLM, một hệ thống gắn liền với pháp luật về SHTT, một hệ thống nằm trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh.

Tại Nhật Bản, bên cạnh Luật Chống CTKLM năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung lần cuối vào tháng 06/2005) quy định các hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, quảng cáo gian dối, gièm pha doanh nghiệp khác, xâm phạm tên miền,… căn cứ theo các quy định của Công ước Paris, TRIPS hay Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu (1994), Uỷ ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản từ năm 1982 cũng căn cứ vào các điều 19, 20 của Luật Chống độc quyền (1946) ban hành Quy định về các hành vi thương mại

không lành mạnh trong đó ngăn cấm một loại các hành vi mang tính chất hạn chế chạnh tranh ở mức độ thấp như phân biệt đối xử, từ chối giao dịch, bán hàng với giá cao bất hợp lý, lạm dụng vi thế giao dịch và can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp khác.

Hàn Quốc cũng có Luật Chống CTKLM và bảo vệ bí mật thương mại từ năm 1961 (được sửa đổi, bổ sung lần cuối vào tháng 02/2001), tuy nhiên trong Chương V của Luật Điều chỉnh độc quyền và thương mại lành mạnh 1980 (được sửa đổi, bổ sung lần cuối năm 2004) có quy định một loạt các hành vi thương mại không lành mạnh bao gồm từ chỗ giao dich, phân biệt đối xử, loại trừ đối thủ cạnh tranh, dụ dỗ khách hàng của doanh nghiệp khác, lạm dụng vị thế trong giao dịch, giao dịch với điều khoản hạn chế hoặc cản trở hoạt động kinh doanh của đối tác, giao dịch với điều khoản ưu đãi bất hợp lý và các hành vi khác đe dọa đến hoạt động thương mại lành mạnh.

Có thể thấy các nước nêu trên đã có sự tham khảo và kế thừa nhiều hệ thống pháp luật để xây dựng các quy định về CTKLM, phản ánh tại nhiều văn bản điều chỉnh khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Mặt khác, cũng cần thấy rằng các quốc gia này đã có sự vận dụng quy định nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình, và có ý thức sử dụng các quy định về CTKLM như là “điều khoản quét” để khắc phục hoặc hạn chế sự vận hành sai lệch của thể chế thị trường tại mỗi quốc gia. Có thể lấy ví dụ các hành vi mua với giá cao bất hợp lý và bán với giá cao bất hợp lý tại Điều 6 và Điều 7 Quy định về các hành vi thương mại không lành mạnh của Nhật Bản hay hành vi trợ giúp người khác với lợi ích đặc biệt, hoặc công ty khác bằng các khoản ứng trước, cho vay, bất động sản, cổ phiếu và trái phiếu, tài sản trí tuệ, hoặc giao dịch với những điều khoản ưu

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN CHỐNG LẠI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 42 -48 )

×