Vai trò của LCT khi không tồn tại quyền về SHTT

Một phần của tài liệu Vấn đề về quyền chống lại cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Trang 26 - 27)

Khi quyền SHTT không tồn tại như một nhãn hiệu sử dụng mà không đăng ký, đương nhiên sẽ không thể áp dụng các quy định về hành vi vi phạm quyền SHTT khi đối tượng này bị xâm hại. Vậy, ta nên áp dụng quy định nào để bảo vệ các thành quả trí tuệ mà chủ thể đã đầu tư công sức, tài chính để xây dựng nên (như sự độc đáo của bao bì sản phẩm, sự thu hút khách hàng của biểu tượng kinh doanh, tính lợi thế so sánh của công nghệ…). Đây vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ đối với nhiều nhà làm luật.

Trong các trường hợp trên đây, LCT sẽ đóng vai trò bổ sung, nếu không muốn nói là thay thế để bảo vệ doanh nghiệp chống lại các hành vi CTKLM từ phía đối thủ. Chủ thể bị vi phạm sẽ phải chứng minh được có hành vi CTKLM với lỗi cố ý từ phía đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan trong việc sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn (như sử dụng nhái lại khẩu hiệu kinh doanh của người khác gây nhầm lẫn với khách hàng nhằm mục đích lôi kéo khách hàng của đối thủ …).

Chính vì vậy, trong các vụ việc mà các chủ thể kinh doanh không có căn cứ viện dẫn tới các quy định của pháp luật về SHTT để bảo vệ thành quả đầu tư, trí tuệ của mình, thì có thể tìm thấy các quy định trong LCT và quy định về CTKLM trong Luật SHTT là công cụ pháp lý tự vệ. Các vụ việc về hành vi CTKLM liên quan đến SHTT trên thế giới thông thường được đưa ra trước toà án. Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc về CTKLM là Cục Quản lý cạnh tranh-Bộ Thương mại theo quy định tại khoản 2 Điều 49 LCT và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHTT như cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thanh tra về SHCN (theo Nghị định số 71/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết LCT về xử lý vi phạm pháp luật trong LCT). Toà án cũng có thẩm quyền giải quyết và áp dụng chế tài dân sự đối với các hành vi CTKLM liên quan đến SHTT theo quy định tại Điều 198 khoản 3 Luật SHTT, theo đó : ‘Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi CTKLM có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.’

Một phần của tài liệu Vấn đề về quyền chống lại cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w