Pháp luật về CTKLM của các quốc gia trên thế giới 1 Về khái niệm CTKLM

Một phần của tài liệu Vấn đề về quyền chống lại cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Trang 41 - 42)

Chương 2 Thực trạng áp dụng pháp luật, đánh giá và kiến nghị đề ra 2.1 Thực trạng

2.3 Pháp luật về CTKLM của các quốc gia trên thế giới 1 Về khái niệm CTKLM

2.3.1 Về khái niệm CTKLM

Đầu tiên, chúng ta cần phải đề cập đến một trong những định nghĩa pháp lý phổ biến nhất và lâu đời nhất của khái niệm CTKLM trên thế giới, là Điều 10 bis Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Điều khoản này được bổ sung vào Công ước năm 1900 và được sửa đổi lần cuối theo Văn bản Stockholm năm 1967, theo đó bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi CTKLM. Tại định nghĩa này, có thể thấy tiêu chí đánh giá quan trọng nhất về tính lành mạnh/không lành mạnh của một hành vi cạnh tranh là “các thông lệ trung thực và thiện chí” không rõ ràng và ổn định, ở mỗi quốc gia có thể có những khác biệt phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và lịch sử của quốc gia đó.

Trên thực tế, Điều 10 bis đã có ý bỏ ngỏ khái niệm này cho pháp luật quốc gia của các nước thành viên Công ước tự định đoạt. Tuy nhiên đến cấp độ pháp luật quốc gia, tình hình cũng không có gì tiến triển hơn. Sự không rõ ràng trong việc xác định phạm vi CTKLM tiếp tục được thể hiện trong pháp luật nhiều nước, tại Bỉ và Luxembourg các tiêu chí này được gọi là “thông lệ thương mại trung thực”, tại Tây Ban Nha và Thuỵ Sỹ là “nguyên tắc ngay tình”, tại Italia là “tính chuyên nghiệp đúng đắn”, tại Đức, Hy Lạp và

Ba Lan là “đạo đức kinh doanh”. Còn tại Hoa Kỳ, do thiếu định nghĩa trong các văn bản pháp luật, các toà án đã xác định từ nguồn án lệ định nghĩa cạnh tranh lành mạnh là “các nguyên tắc giải quyết trung thực và công bằng” hoặc “đạo đức thị trường”. Pháp luật đã không đưa ra được chuẩn mực để nhận diện các hành vi cạnh tranh lành mạnh, được chấp nhận trong kinh doanh. Tiêu chí “công bằng” hay “trung thực” phản ánh các quan niệm đa chiều về kinh tế, xã hội, văn hoá, đạo đức, triết học … tồn tại trong một xã hội, do đó sẽ khác nhau giữa các quốc gia hoặc thậm chí trong cùng một quốc gia. Theo thời gian, các tiêu chí này cũng có thể thay đổi. Hơn nữa, luôn có những hoạt động CTKLM mới, khi tính sáng tạo trong kinh doanh không có giới hạn. Mọi nỗ lực nhằm bao quát trong một định nghĩa tất cả các hoạt động cạnh tranh hiện tại và tương lai, có thể đồng thời xác định mọi hành vi bị ngăn cấm và linh hoạt đủ để thích nghi với những thông lệ thị trường mới, cho đến nay vẫn thất bại4.

Một phần của tài liệu Vấn đề về quyền chống lại cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w