Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu Nhật vật nữ trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 59 - 68)

Một tác phẩm văn học hoàn thiện không chỉ nhờ ở kết cấu và cốt truyện, bên cạnh đó nó còn phải có các chi tiết để từ đó ngời ta có thể hình dung ra những đặc điểm cụ thể lẫn khái quát về nhân vật. Miêu tả ngoại hình là một biện pháp không thể thiếu trong việc miêu tả nhân vật, vì mỗi nhân vật đều có một ngoại hình riêng không ai giống ai, ngoại hình nh là một biện pháp cá thể hóa nhân vật. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật. Khi miêu tả ngoại hình, mỗi nhà văn đều có ẩn ý thi pháp riêng bởi miêu tả ngoại hình là để thể hiện con ngời. Chẳng hạn cũng là ngời phụ nữ Nam Bộ nhng chị út Tịch và chị Sứ hoàn toàn khác nhau. Chịu vất vả từ bé nên chị út có màu da, mái tóc khác hẳn chị Sứ.

Ngoại hình của nhân vật đợc thể hiện sinh động sẽ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt có tác dụng khá rõ trong việc cá thể hoá nhân vật.

Trong văn học hiện thực các nhà văn rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình và một số nhân vật đã đợc vẽ nên thành một bức chân dung khá hoàn chỉnh: Thị Nở của Nam Cao, chị Dậu của Ngô Tất Tố qua những nét bề ngoài ngời ta có thể đoán định đợc thế giới bên trong và tính cách nhân vật.

Khi tiếp xúc với truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, thì hầu hết truyện ngắn của ông đều miêu tả về ngoại hình nhân vật rất đẹp, không phân biệt nam hay nữ, cái đẹp đó hội tụ trong mỗi ngời mỗi vẻ khác nhau. Nguyễn Minh Châu đã chọn lấy một “điểm sáng” về ngoại hình hoặc cử chỉ phù hợp để rồi trong suốt câu chuyện đặc điểm đó trở đi trở lại nhằm thể hiện sâu sắc hơn tâm trạng, tính cách nhân vật. Nếu nh ngời phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ngoại hình chỉ đợc ông miêu tả bằng những nét phác thảo, sơ lợc hoặc thoáng qua thì nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu hiện lên rất đẹp đẽ ở một khía cạnh nào đó.

Trớc 1975 chịu ảnh hởng của lối t duy sử thi, Nguyễn Minh Châu xây dựng nhân vật với kiểu miêu tả ngoại hình đồng nhất một chiều: nội tâm tốt thì ngoại hình đẹp. Đó là vẻ đẹp của Nguyệt hiện lên trong Mảnh trăng cuối rừng qua cái nhìn của Lãm. Nguyệt hiện lên với vẻ đẹp trẻ trung đằm thắm về

tâm hồn, vẻ đẹp lạ lùng về tâm linh hoà vào vẻ đẹp của chân dung tạo nên một cảm giác êm dịu và lãng mạn. Qua ngòi bút của tác giả, Nguyệt là cô gái đẹp từ “đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ nh sơng núi toả ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ” [6, 24], tới khuôn mặt cô ngời lên trong ánh trăng “từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm mát, dày và trẻ trung làm sao! Trăng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tơi mát ngời lên một vẻ đẹp lạ thờng” [6, 29]. Nhận ra vẻ đẹp đó, trong giây phút Lãm “choáng ngợp nh vừa trông vào ảo ảnh”. Nguyệt lúc này là một cô gái hay “nàng tiên”? Có lẽ cả hai. Hình tợng nhân vật Nguyệt và cách thể hiện của Nguyễn Minh Châu chẳng những tạo đợc sự hấp dẫn cho thiên truyện mà còn cho thấy vẻ đẹp của con ngời Việt Nam. Qua vẻ đẹp của Nguyệt dờng nh Nguyễn Minh Châu muốn chúng ta

quên đi cái dữ dội của chiến tranh để có dịp bình tâm đôi chút để hởng thụ chút bình yên của cuộc đời.

Hay Hạnh trong Bên đờng chiến tranh xuất hiện với dáng ngời “cao cao và mềm mại”, đôi mắt ngời đàn bà đã ngót 50 qua cái nhìn của ngời tình cũ thì nó vẫn còn “rất đẹp, nh vẫn còn ẩn náu cái ánh xanh của tuổi 20”. Đây là kiểu miêu tả quen thuộc phù hợp với cảm quan thẩm mĩ một thời. Những phác hoạ ngoại hình nhân vật lúc đó chỉ là những nét chấm phá sử thi.

Con ngời trong văn học sau 1975 chứa đựng nhiều đau thơng trải nghiệm vì thế trong cách xây dựng nhân vật của mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã chú ý hơn trong cách thể hiện những chi tiết ngoại hình đặc biệt là đối với nhân vật nữ. Có thể nói các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ít khi đợc xuất hiện trong những chân dung ngoại hình đầy đặn, hoàn chỉnh mà ôngchọn lấy một điểm sáng về ngoại hình để nhằm thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của nhân vật.

Những nét phác hoạ ngoại hình nhân vật thờng là những chi tiết đặc sắc và có ấn tợng mạnh mẽ đối với ngời đọc chứ không theo kiểu đồng nhất một chiều trớc đây. Trong Mùa trái cóc ở miền Nam, thái độ cam chịu, nhẫn nhục, đau đớn của ngời mẹ già đợc tác giả thể hiện chủ yếu ở đôi mắt. Khi thì với “một cách nhìn đầy cầu khẩn” hoặc với “những dòng nớc mắt đầy hạnh phúc lẫn đắng cay”. Khi thì “dòng nớc mắt mà bà mẹ lỡ để chảy ra đã khô hết đặc quánh lại, đọng dọc theo các nếp nhăn không biết từ bao giờ đã hiện lên nh những nét tạt ngang dọc chằng chịt trên khuôn mặt” [6, 431]. Với “cái nhìn vỗ về, nh an ủi cái nhìn biểu lộ một vẻ cam chịu đầy thấu hiểu nh muốn cầu xin lại nh muốn than thở, bộc bạch trên khuôn mặt già nua đẫm nớc mắt” [6, 432]. Cùng mang ý thức về thiên chức đàn bà nh nhiều nhân vật nữ khác, bà cho rằng mọi tội lỗi trên mặt đất này chung quy lại cũng đều tại đàn bà: “Đàn bà đã sinh ra cả thiên thần và ác quỷ nữa. Cái thế giới này là do cả một đám đàn bà mắn đẻ nh tôi sinh ra và chúng tôi không có cách gì có thể sinh ra những đứa con đồng loạt giống nhau, vả lại cả số phận cuộc đời của chúng tôi nữa, số

phận của những bà mẹ không ai giống ai. Đấy là tội lỗi muôn đời mà những ngời đàn bà đã gây ra và phải trả giá trên cái mặt đất đầy những thù hằn này” [6, 432]. Tự nhận về mình tất cả mọi trách nhiệm cho nên để trả giá cho việc đã sinh ra đứa con tội lỗi, đứa con có máu lạnh ngay cả với mẹ đẻ của mình, ngời mẹ đã tự nguyện làm kẻ hành khất, ngửa tay ăn mày tình thơng của thiên hạ.

Dấu ấn của thời gian, sự từng trải vất vả, nghề nghiệp thờng đợc Nguyễn Minh Châu quan sát và thể hiện ngay trong ngoại hình nhân vật. Ngời đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa thì có “một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đờng nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lới, tái ngắt và dờng nh đang buồn ngủ” [6, 119]. Hay “Ngời đàn bà vẫn mặc chiếc áo màu bạc phếch, một miếng vá bằng vải xanh bằng bàn tay trên vai, những nốt rỗ trên mặt có vẻ tha ra” [6, 127]. Tất cả đều thể hiện một ngời phụ nữ phải chịu nhiều vất vả vì cuộc sống đầy khó khăn và gian truân.

Có thể nói khi xây dựng nhân vật của mình, Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện một t tởng hớng tới Chân -Thiện - Mĩ. Vì thế hầu hết ngời phụ nữ trong truyện ngắn của ông đều có ngoại hình rất đẹp. Quỳ trong Ngời đàn bà

trên chuyến tàu tốc hành là một ngời đàn bà đẹp, thông minh đợc tác giả khắc

hoạ với dáng ngời và bớc đi thoăn thoắt “đầy vẻ uyển chuyển và duyên dáng. Giọng nói nghe đầm ấm và rất trong và cũng nh thân hình chị giọng nói cũng uyển chuyển. Khuôn mặt hơi gầy, không đẹp lắm nhng rất thông minh” [6, 138]. Chính cái vẻ đẹp ấy của chị khiến cả gian phòng giờng bệnh nh thoắt sống lại. Chứng kiến một phút cái uy quyền của một ngời đàn bà. Tuy nhiên vì chị đang mắc bệnh mộng du nên khuôn mặt chị “luôn luôn thay đổi sắc thái”, có khi “nét mặt đầy thông minh trở nên đợm buồn” hoặc “khuôn mặt mỗi lúc trở nên buồn bã cái nét buồn trên khuôn mặt Quỳ lúc bấy giờ nó có cái gì giống nh khuôn mặt của một kẻ biết mình phạm tội, vừa thật thà chân thành đến tội nghiệp lại vừa ngấm ngầm kiêu hãnh đến khó hiểu” [6,148]. Khi thì

“khuôn mặt đầm đìa nớc mắt một nỗi buồn sâu xa lan dần trên khuôn mặt đầy sinh động”, cũng có lúc “trên làn má mịn màng của chị ửng lên một chút màu hồng nh phấn mùa xuân vừa thoa lên, nhng dới mắt lại hiện ra lờ mờ một chút quầng thâm”.

Trong Phiên chợ Giát nếu ta bắt gặp ở lão Khúng một vẻ đẹp dị thờng về hình thức phải chăng vì sức “nhai ngời” rồi lại “nghiền nát con ngời ra rồi vắt lại của thiên nhiên miền Trung” đó là một lão già “vừa đen vừa già lại vừa xấu” thì ta bắt gặp Huệ - vợ lão là một cô gái thành phố rất đẹp: “Vợ lão đẹp thực” hoặc “Chỉ vì một con vợ đẹp mà suốt đời lão nổi tiếng”. Hoặc đó là vẻ đẹp của ngời đàn bà - vợ anh giải phóng quân năm xa trong truyện ngắn Bức

tranh .Vẻ đẹp của chị toát lên ở sự hiền lành, lam lũ của ngời phụ nữ luôn

quan tâm lo lắng cho gia đình của mình.

Khi thể hiện ngoại hình của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn chú ý thể hiện nét riêng của mình đó là ý thức khi đặt tên cho nhân vật của mình. Với những ngời phụ nữ nhu mì, đoan trang, kín đáo gọi là Nết (nết na), Hạnh (đoan trang, tiết hạnh), Thuỳ (thùy mị) hay cô gái đẹp đi nhờ xe trong đêm trăng có tên là Nguyệt hoặc những nhân vật có cuộc đời nhiều giông bão thì gọi là mẹ Êm, chị Khơi.

Nhìn chung phần lớn những chi tiết miêu tả ngoại hình trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đều mang ý nghĩa tợng trng. Ngoại hình không còn là nét vẻ bên ngoài mà đã trở thành chân dung tâm lý hoặc tính cách. Việc dùng ngoại hình để khắc hoạ nội tâm nhân vật không phải là một thủ pháp nghệ thuật mới mẻ mà cái mới ở đây là Nguyễn Minh Châu đã biến những chi tiết ngoại hình thành bức hoạ đặc biệt, nhất là đối với nhân vật hớng nội khiến cho nhân vật của ông trở nên độc đáo, tiêu biểu là nhân vật nữ.

Trên con đờng đi đến thế giới nghệ thuật riêng của mình, Nguyễn Minh Châu đã coi con ngời là đối tợng, là chất liệu để nhận thức và sáng tạo nghệ thuật, là chuẩn mực để soi chiếu và đánh giá hiện thực. Vì thế nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là một trong những tiêu chí quan trọng thể

hiện năng lực cảm thụ hiện thực, t tởng và khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Quá trình tái hiện “con ngời trong con ngời” đó là quá trình đổi mới t duy nghệ thuật. Càng về sau, trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu càng cho xuất hiện nhiều hơn loại nhân vật tính cách số phận.

3.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách

Dấu ấn quan trọng để nhận diện loại nhân vật này chủ yếu là ở mặt cá tính, ở số phận riêng t chứ không phải qua lời phát ngôn trực tiếp hoặc bàn luận các vấn đề mà tác giả quan tâm. Thông qua tính cách nhân vật, tác giả đã thể hiện đợc t tởng và các vấn đề đặt ra trong xã hội.

Văn học trớc 1975 do điều kiện chiến tranh, hầu hết các nhà văn đều xây dựng những con ngời đợc đặt trong không gian xã hội đó là những con ngời có lý tởng, có phẩm chất cao đẹp, họ đợc nhìn nhận theo khuynh hớng sử thi, vì thế, tính cách nhân vật đợc thể hiện dới sự tác động của hoàn cảnh bên ngoài, tính cách nhân vật chủ yếu là “thuận chiều”. Hà Minh Đức đã chỉ rõ “thiên hớng khai thác của Nguyễn Minh Châu là thuận chiều và một chiều”. Sau năm 1975, do yêu cầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc sống, sự đa dạng của tính cách con ngời, thị hiếu của công chúng nên nhu cầu mới…

của con ngời và cuộc sống khiến cho các thể loại văn học đặc biệt là văn xuôi có sự vận động, phát triển và thay đổi. Do đó trong thời kỳ này các nhà văn cũng có sự thay đổi quan niệm nghệ thuật của mình để phù hợp với lịch sử và nhu cầu của công chúng yêu văn học, đòi hỏi con ngời đợc thể hiện nh nó vốn có.

Nguyễn Minh Châu đã cố đi tìm “con ngời trong mỗi con ngời” với sự vận động phức tạp của nó nên khi xã hội bắt đầu có những tiền đề đổi mới,qua sự xuất hiện của nhân vật Quỳ trong truyện Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc

hành đợc xem là một sự tìm tòi nỗ lực của ông. Nghệ thuật xây dựng tính cách

nhân vật Quỳ khác với việc xây dựng những nhân vật nữ cũng vào thời điểm ấy của các tác giả: Dơng Thu Hơng, Lê Lựu. Và khác với các nhân vật chính trong một số truyện trớc đó của ông. Chẳng hạn nh Hạnh trong Bên đờng

chiến tranh hoặc ở Những ngời đi từ trong rừng ra. Quỳ là một ngời đàn bà có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cá tính mạnh, có ý thức rõ rệt về giá trị của mình, có khả năng tự sắp xếp cuộc đời theo ý muốn riêng, cũng nh có khả năng gây ảnh hởng lớn đến môi trờng xung quanh. Trớc Nguyễn Minh Châu, trong văn xuôi hiện đại dờng nh cha có một nhân vật phụ nữ nào có cá tính mạnh và rõ rệt đến thế “có khả năng làm chủ vận mệnh của mình”. Khi yêu, chị đã chủ động đi tìm ngời mình yêu, thậm chí để có đợc tình yêu chị “vừa van lạy nh một con nô lệ vừa rút súng K54 ra doạ”. Đây là một chi tiết rất đắt chứng tỏ sự quyết liệt của một ngời phụ nữ có cá tính mạnh. Tuy nhiên, lúc ở cận kề ngời mình yêu Quỳ lại sinh chán bởi thấy anh cũng là một ngời bình thờng nh bao ngời khác “cũng mừng rỡ, hí hửng khi đợc thăng cấp , cũng đánh một quần “xà lỏn” đi phát rẫy,…

cũng yêu ngời này, nói xấu sau lng ngời kia. Và Quỳ không sao chịu nổi khi thấy ngời yêu của mình có mồ hôi tay”. Trong bối cảnh chiến trờng chị vẫn đi tìm những giá trị tuyệt đối, những con ngời tuyệt đối hoàn mĩ với một cơn khát cháy lòng. Nhng càng cố tìm kiếm chị lại càng thất vọng. Hai bàn tay lúc nào cũng dấp dính mồ hôi của trung đoàn trởng Hòa đã nh một nỗi ám ảnh khiến chị chỉ muốn “đứng đằng xa để ngỡng mộ anh ấy, nh một con chiên ngẩng mặt ứa lệ chiêm ngỡng một bức tợng thánh”. Chị đòi hỏi anh phải là một thánh nhân mà sau khi anh hy sinh, chị mới nhận ra rằng điều ấy không thể nào có đợc và chính lúc ấy quan điểm của chị cũng đã thay đổi, “trong lúc mọi ngời bàn tán thơng tiếc kể ra bao nhiêu công đức, thành tích và nết tốt của anh ấy thì tôi, tôi chỉ nghĩ về những tật xấu, thì anh ấy mới hiện ra và đi về phía tôi, xích lại gần với tôi, nh là một con ngời thật bằng xơng bằng thịt” [6, 168]. Tuy nhiên chị cũng hiểu ra rằng ở đời phải có những hành động mang tính chất thánh nhân thì con ngời mới ngày một tốt đẹp hơn, cuộc sống mới hoàn thiện hơn. Trớc đây khi đi tìm thánh nhân trong cuộc đời, chị đã vô tình mà trở thành vô tâm trớc bao tấm lòng, bao tình cảm của đồng đội. Đến khi phẩm chất đàn bà trong con ngời chị đợc ý thức, chị đã hành động nh một thánh nhân với quyết tâm chinh phục và gắn bó cuộc đời mình với một ngời

mà chị không biết, không yêu nhằm mục đích cứu sống một con ngời có khả năng thực hiện hoài bão của ngời chị yêu đã hy sinh. Với suy nghĩ cuộc đời là

Một phần của tài liệu Nhật vật nữ trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 59 - 68)