Vận dụng marketing hiện đại trong công tác hỗ trọ’ ngưòi nộp thuế và tuyên truyền pháp luật về thuế TNDN

Một phần của tài liệu Tăng cưòng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 58)

tuyên truyền pháp luật về thuế TNDN

Quản lý thuế là một dạng quản lý đặc biệt có liên quan mật thiết đến khả năng, sự tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Hỗ trợ người nộp thuế là tất yếu và là nội dung quan trọng trong tố chức công tác quản lý thuế nói chung, quản lý thuế TNDN nói riêng bởi các lý do sau:

- Đặc điếm của pháp luật Việt Nam (chưa hoàn thiện) đòi hỏi tất yếu phải có có sự hỗ trợ tù’ phía cơ quan thuế đổi với người nộp thuế . Do đó, vận dụng marketing hiện đại trong công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế và tuyên truyền pháp luật về thuế TNDN là điều tất yếu.

+ Vận dụng marketing hiện đại trong công tác hồ trợ người nộp thuế.

Đe đảm bảo duy trì và phát triển nguồn thu thuế TNDN thì cơ quan thuế cần quan tâm cung cấp "các dịch vụ công" cho người nộp thuế trong quá trình quản lý thuế của mình.

Tư duy marketing bắt đầu từ những nhu cầu và mong muốn thực tế của con người. Vận dụng các khái niệm cơ bản về marketing sẽ giúp cơ quan thuế xác định những vấn đề có tính nguyên tắc trong quá trình phục vụ đối tượng nộp thuế là:

- Coi người nộp thuế là khách hàng đế phục vụ.

- Nghiên cứu làm rõ nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của người nộp thuế.

Cho đến nay, quy trình quản lý thuế về cơ bản vẫn dựa trên quan niệm cũ coi người nộp thuế là đối tượng bị quản lý. Do đó, quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế cũng vì thế không thế coi là "thân thiện" vì lợi ích của hai phía là trái ngược nhau. Quan niệm "người nộp thuế là khách hàng thân thiết của cơ quan thuế" sẽ là sự đổi mới phù hợp với môi trường quản lý thuế đã có nhiều thay đối. Thỏa mãn nhu cầu của nhau chính là yêu cầu cốt yếu để tạo nên mối quan hệ gắn bó, thân thiện giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

+ Những đòi hỏi của người nộp thuế đối với cơ quan thuế:

Người nộp thuế thuế cần sự hỗ trợ của cơ quan thuế trong việc nhận thức các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện trong quá trình chấp hành pháp luật thuế. Người nộp thuế khác nhau cần sự hỗ trợ khác nhau tù' cơ quan thuế. Sự đối xử công bằng của cơ quan thuế, không phân biệt thành phần kinh tế cũng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho người nộp thuế trong nền kinh tế quốc dân. Trong công tác quản lý thuế, cơ quan thuế phải tôn vinh người nộp thuế chấp hành tốt luật thuế trên phương châm: "tiền thuế là của nhân dân, do nhân dân làm ra và vì nhân dân".

+ Những đòi hỏi của cơ quan thuế đối với người nộp thuế:

Đòi hỏi lớn nhất chính là sự tự giác chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế. Cơ quan thuế các cấp phải đảm bảo yêu cầu "thu đúng, thu đủ, thu kịp thời" trước Nhà nước. Do đó, cơ quan thuế tất yếu đòi hỏi người nộp thuế phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc "thu đúng, thu đủ" trên cơ sở thực thi các quyền hạn mà pháp luật quy định dành cho cơ quan thuế. Bên cạnh đó, sự tự giác của người nộp thuế trong việc nộp kịp thời các khoản phải nộp trên cơ sở "tự tính, tự khai" là những điều kiện thuận lợi đế cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Các biện pháp xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế và người nộp thuế:

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

thiết thực.

Vận dụng marketing trong công tác hỗ trợ người nộp thuế không nên quan niệm rằng chỉ là việc của phòng Tuyên truyền và hồ trợ người nộp thuế và cá nhân nộp thuế. Công tác hỗ trợ người nộp thuế phải được hiếu theo nghĩa rộng, đó là sự hỗ trợ trong tư vấn, hỗ trợ trong mọi giao dịch, tiếp xúc người nộp thuế với co quan thuế. Với quan niệm như vậy, phải xác định rằng mọi bộ phận trong co quan thuế đều có trách nhiệm hỗ trợ, phục vụ người nộp thuế. Nói cách khác là mọi bộ phận trong cơ quan đều phải tham gia "marketing thuế".

Vận dụng marketing trong hỗ trợ người nộp thuế cần phải coi hỗ trợ người nộp thuế là cung cấp cho người nộp thuế một "sản phẩm dịch vụ". Đặc điểm cơ bản của sản phấm dịch vụ là tính vô hình, tính không tách rời được và tính không ốn định. Ví dụ: "tư vấn thuế" là một sản phẩm vô hình, chất lượng tư vấn của các cán bộ thuế khác nhau là khác nhau (tức là không ốn định), "người cung ứng" và "khách hàng" tác động qua lại với nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn thuế công...

Các vấn đề cần quan tâm là:

- "Hữu hình hóa" sự hồ trợ người nộp thuế: Nhiệm vụ của cơ quan thuế là "vận dụng những bằng chứng" đế "làm cho cái vô hình trở thành hữu hình". Đe có thế tin tưởng vào sự hồ trợ của cơ quan thuế, người mua - người nộp thuế sẽ tìm kiếm các dấu hiệu hay bằng chứng về chất lượng dịch vụ "hỗ trợ" của cơ quan thuế. "Người mua" sẽ suy diễn về chất lượng dịch vụ tù’ địa điểm, con người, trang thiết bị, tài liệu thông tin... Do đó, cơ quan thuế cần quan tâm đến các vấn đề này

- Đảm bảo tính "ổn định" của chất lượng dịch vụ hỗ trợngười nộp thuế bằng cách luân chuyến cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ cao tham gia công tác tư vấn thuế...

- về tính "không tách rời được": kỹ năng làm việc với người nộp thuế như là các "khách hàng" của mọi nhân viên thuế nói chung, cán bộ tư vấn thuế nói riêng cần được đào tạo, rèn luyện một cách "bài bản" nhằm tăng tính chuyên nghiệp, sự tin tưởng từ người nộp thuế và hiệu quả của tư vấn thuế cao nhất.

Có thế chỉ ra một sổ biện pháp thực hiện như sau:

- Nghiên cứu khảo sát nhu cầu hỗ trợ, tư vấn thuế trên cơ sở phân loại đối tượng nộp thuế.

- Đa dạng hóa các hình thức tư vấn thuế.

- Từng bước hình thành phong cách ứng xử văn hóa "phục vụ người nộp thuế" tại công sở cơ quan thuế.

- Chuẩn hóa các thủ tục hành chính tại mỗi bộ phận giao dịch với người nộp thuế (cấp mã số, bán hóa đơn, nhận tờ khai, xử lý khiếu nạị..) và có nhiều bảng chỉ dẫn công khai, rõ ràng.

+ Tuyên truyền pháp luật về thuế.

Công tác tuyên truyền về pháp luật nhất là pháp luật về thuế cần phải hết sức coi trọng không kém phần xây dựng, ban hành luật. Vì vậy cần quan tâm hơn đến các vấn đề sau nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật về thuế. Bản thân cơ quan thuế, các công chức thuế phải nghiêm túc, làm tốt quy trình của ngành. Từ đó, các xử lý về thuế trong mọi trường hợp phải nhất quán không phân biệt đối tượng. Khi đó, người nộp thuế sẽ tin tưởng hơn vào sự nghiêm minh của pháp luật thuế. Ví dụ như: khâu đôn đốc, cưỡng chế thu nộp ngân sách phải đảm bảo thu kịp thời mọi khoản nghĩa vụ thuế không phân biệt lớn hay nhỏ. Neu đế tình trạng DNNN thì có thế được nợ đọng thuế (bất kế lý do khách quan hay chủ quan) thì sẽ rất khó yêu cầu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải nghiêm túc nộp đúng thời hạn mà không có sự so sánh.

Một phần của tài liệu Tăng cưòng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 58)