6. Cấu trúc của khoá luận
2.2.1. Số từ chính xác
Qua khảo sát và thống kê cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” về tục ngữ - ca dao NXB Giáo Dục – 1999, chúng tôi thấy trong tổng số 9471 cặp ca dao có 2744 lần số từ xuất hiện.
Trong tổng số 2744 lần số từ xuất hiện thì có đến 1031 lần số từ chính xác xuất hiện, chiếm 37,58%. So với các tiểu loại khác và nhìn tổng thể thì số lợng của tiểu loại này là lớn.
Số từ chính xác xuất hiện trong ca dao Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Ta bắt gặp trong ca dao Việt Nam hàng loạt các số từ chính xác : một, hai, ba, bốn, năm, sáu,...
- Buổi chiều một trận gió rung, Buồn riêng vì bạn, buồn chung vì tình. (trg 192)
- Bên này sông có trồng bụi sả, Bên kia sông, ông xã trồng một bụi tre. (trg 236)
- Hai tay ôm lấy điếu bình Có say ta hút với mình thêm say. (trg 239)
- Ta về ta mách mẹ ta Têm trầu đi dạm lấy ba cô này.
- Ra về gửi bốn câu thơ
Câu thơng, câu nhớ, câu chờ, câu mong.
(trg 633)
- áo xanh năm nút viền bâu Bậu về xứ bậu biết đâu mà tìm
(trg245)
Trong tiểu loại số từ chính xác ở ca dao, có thể nói con số hai đợc sử dụng nhiều nhất:
- Chèo mau cho thiếp gặp chàng Hai ta hiệp lại đàng hoàng một đôi. (trg 257)
- Chồng chèo thì vợ cùng chèo Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau. (trg267)
- Cúc mai trồng lộn một bồn Hai đứa mình chồng vợ, ai đồn mặc ai.
- Hai tay bng điếu lắc l
Chàng đà say thuốc tựa nh say tình
(trg237)
Loại số từ này mang nghĩa hoàn toàn tơng ứng với vỏ vật chất của chúng. Ngay ở tên gọi đã toát lên nghĩa của loại số từ này, khi nói: “hai tay”, “hai đứa”,... thì nó mang nghĩa chỉ số xác định là “hai” chứ không phải là “ba”, là “bốn”... hay mang nghĩa đánh giá, biểu trng là nhiều hay ít.
Về khả năng kết hợp, số từ chính xác có thể đứng trớc các danh từ trong các câu ca dao :
- Cúc mai trồng lộn một bồn
Hai đứa mình chồng vợ, ai đồn mặc ai.
ở đây, “một” là số từ đứng trớc danh từ “bồn” làm thành tố phụ cho danh từ, hay nói cách khác là dùng để biểu thị số lợng sự vật nêu ở danh từ.
Số từ chính xác cũng có thể đi kèm với động từ để biểu thị số lợng sự vật, sự việc mà hành động đó thực hiện, hay nói cách khác là biểu thị số lợng sự vật động từ nêu ra trong cau ca dao .
- Hai tay cầm bốn tao nôi Mẹ ru con ngủ , mẹ ngồi than thân. (trg 459)
Trong ca dao Việt Nam số từ chính xác có thể làm thành phần chính của câu. Cụ thể là nó có thể làm vị ngữ và trớc số từ phải có quan hệ từ “là”:
Câu thơ ba chữ rành rành Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là / ba (trg 636)
Số từ chính xác trong ca dao Việt Nam khi phân bố trong một câu ca dao nó thờng đứng đầu hay giữa câu, số từ chính xác không phân bố ở cả ba vị trí cùng một lúc trong một câu ca dao.
Số từ chính xác đứng ở đầu câu:
- Hai đứa mình nh cá cặp ở đìa
Ngày ngao ru giỡn sóng, tối lại lìa, than ôi!
- Bốn mùa bông cúc nở xây, Để coi trời khiến duyên này về ai (trg 224)
Số từ chính xác đứng ở giữa câu ca dao:
- Hỡi cô gánh nớc quang mây Cho anh một gáo tới cây ngô đồng - Lên rừng hoá hổ, về đồng nội hoá long Trời xui đất khiến hai đứa con dòng gặp nhau (trg 499)
So với số từ chính xác đứng ở vị trí đầu câu và giữa câu thì số từ chính xác đứng ở cuối câu ca dao có số lợng ít hơn.
Câu thơ ba chữ rành rành Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
(trg 636)
Nhìn chung số từ chính xác trong ca dao Việt Nam đợc các tác giả dân gian sử dụng để tính toán chỉ số lợng. Có thể nói số từ chính xác là tiểu loại biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất, ý nghĩa phạm trù, ý nghĩa thực của số từ .