Nội dung 2: Xây dựng công thức thiết kế chân váy nữ phù hợp với từng

Một phần của tài liệu Thiết kế công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh việt nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu (Trang 54 - 67)

từng dạng cơ thể bằng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu.

2.3.2.1. Thiết kế chân váy bằng phƣơng pháp phủ vải:

Để xây dựng công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy, em chọn phương pháp thiết kế chân váy bằng cách phủ vải trực tiếp lên người mẫu thật để đánh giá cảm nhận của người mặc về mức độ vừa vặn của váy, đảm bảo lượng dư cử động tối thiểu trước khi xây dựng công thức thiết kế. Sở dĩ em chọn phương pháp này là vì 2 lý do chính sau:

- Ma nơ canh không có vóc dáng giống như kết quả phân tích phân loại vóc dáng đối tượng trong nghiên cứu của em.

- Ma nơ canh không có cảm nhận chủ quan người mặc, do vậy không thể xác định được lượng dư cử động tối thiểu đảm bảo trang phục êm phẳng về ngoại quan, thoải mái khi vận động các động tác cơ bản nhất.

a. Chọn ngƣời mẫu

Mỗi một dạng cơ thể em chọn 3 người mẫu để thực hiện phủ vải.

b. Chọn vải thực nghiệm

Để thực hiện phủ vải, em chọn vải mộc để thực hiện, bởi vải mộc là loại vải chưa qua xử lý nên vẫn giữ được các tính chất cơ bản của vải, đồng thời là loại vải không có độ co dãn nên rất phù hợp để thực nghiệm.

c. Chuẩn bị mốc đo và đƣờng nhân trắc

- Xác định đúng vị trí của từng đường nhân trắc trên cơ thể để phục vụ cho việc thiết kế mẫu cơ sở chân váy. Cụ thể đó là các đường sau:

+ Đường giữa thân trước + Đường giữa thân sau + Đường sườn

+ Đường chiết ly thân trước: + Đường chiết ly thân sau + Đường ngang eo

+ Đường ngang mông.

- Dùng giấy màu trắng có dính ở mặt sau, cắt nhỏ bản to 3mm, dán vào vị trí của từng đường nhân trắc đã xác định.

c. Chuẩn bị vải và dụng cụ thiết kế

* Chuẩn bị vải: Chuẩn bị vải thân sau và thân trước có kích thước tương ứng với chiều dài váy và chiều rộng của váy như sau:

Hình 2.7: Chuẩn bị vải

Hình 2.8: Các dụng cụ thiết kế + Xác định chiều dài của thân sau và thân trước: đo bằng chiều dài váy cộng thêm 15cm.

+ Xác định chiều rộng thân sau và thân trước: đo theo chiều ngang tại vị trí nở nhất của mông từ đường giữa thân sau và thân trước sang vị trí phía sườn của cơ thể cộng thêm 8 cm.

+ Xác định đường giữa thân trước và thân sau váy: Theo chiều dài của vải, kẻ một đường cách mép vải 2cm. Đây là đường giữa của thân sau và thân trước váy.

+ Xác định đường ngang eo của thân sau và thân trước: từ mép vải trên cùng theo chiều dài của vải, đo lùi xuống cách mép vải 3 cm. Từ vị trí này, kẻ một đường vuông góc với đường giữa váy, đây là đường ngang eo.

+ Xác định đường ngang mông thân sau và thân trước: ốp vải lên người mẫu sao cho đường ngang eo của vải trùng với đường ngang eo trên cơ thể người mẫu, đường giữa thân sau và thân trước của vải trùng với đường giữa thân sau và thân trước trên cơ thể người mẫu. Đánh dấu vị trí đường ngang mông trên cơ thể người mẫu lên vải.

* Dụng cụ thiết kế

Các dụng cụ cần thiết sử dụng để thiết kế váy trên người mẫu bao gồm:

- Thước thẳng. - Thước vuông góc. - Bánh xe sang dấu. - Bút chì. - Bút dạ. - Thước dây - Dây buộc.

- Dây dóng để xác định các đường nhân trắc.

d. Quy trình thiết kế phủ vải.

* Phủ thân trƣớc lên cơ thể ngƣời mẫu (hình 2.9).

+ Phủ thân trước lên cơ thể người mẫu sao cho đường giữa thân trước của vải trùng với đường giữa của cơ thể người mẫu, đường ngang mông của vải trùng với đường ngang mông trên cơ thể người mẫu. Tiến hành ghim các đường này vào đúng vị trí (hình 2.9a).

+ Vuốt êm đường sườn váy (nhưng vẫn đảm bảo lượng dư cử động tối thiểu), ghim hờ để giữ đường sườn này vào với đường sườn của người mẫu từ eo đến gấu váy (hình 2.9a).

+ Xếp 1 ly ở giữa đường ngang eo thân trước. Vuốt phần vải thừa từ đường giữa thân trước và đường sườn vào chiết ly. Phần vải thừa được gập lại tại vị trí ly, vuốt và giảm dần lượng ly cho đến khi êm phẳng xuống phía dưới (hình 2.9b).

* Ghim thân sau lên cơ thể ngƣời mẫu (hình 2.10).

+ Phủ thân sau lên cơ thể người mẫu sao cho đường giữa thân sau của vải trùng với đường giữa của cơ thể người mẫu, đường ngang mông của vải trùng với đường ngang mông trên cơ thể người mẫu và trùng với đường ngang mông của thân trước. Tiến hành ghim các đường này vào đúng vị trí (hình 2.10a).

+ Vuốt êm đường sườn váy (nhưng vẫn đảm bảo lượng dư cử động tối thiểu), ghim đường sườn này vào với đường sườn của thân trước từ eo đến gấu váy (hình 2.10a).

Hình 2.9: Phủ vải lên thân trước cơ thể người mẫu. b

+ Xếp 1 ly ở giữa đường ngang eo thân sau. Vuốt phần vải thừa từ đường giữa thân sau và đường sườn vào chiết ly. Phần vải thừa được gập lại tại vị trí ly, vuốt và giảm dần lượng ly cho đến khi êm phẳng xuống phía dưới (hình 2.10b).

* Đánh dấu tất cả các vị trí chính trên thân .

- Đánh dấu đường ngang eo thân trước và thân sau. - Đánh dấu đường ly chính thân trước và thân sau. - Đánh dấu đường sườn thân trước và thân sau. - Đánh dấu đường gấu thân trước và thân sau.

* Trải phẳng thân sau và thân trƣớc lên vải. ( hình 2.11)

Gỡ thân trước và thân sau xuống rồi để phẳng lên bàn. Sau đó hoàn thành tiếp các bước sau đây:

+ Vẽ đường giữa và đường ngang mông của thân trước và thân sau lên 2 tờ giấy sao cho ăn khớp với đường giữa và đường ngang mông trên vải.

+ Đặt vải lên giấy sao cho khớp với đường giữa và đường ngang mông. Dùng bánh xe sang dấu sao lại toàn bộ đường ngang eo, đường sườn, gấu, chiết ly lên giấy (hình 2.11a).

+ Vẽ ly thân trước và thân sau (hình 2.11b).

+ Dùng thước cong vẽ lại sườn váy từ ngang eo đến ngang mông. Hình 2.10: Phủ vải lên thân sau cơ thể người mẫu

+ Gấp nếp và ghim các ly này lại. Tại vị trí giữa eo thân trước và giữa eo thân sau, vẽ một đoạn 1,5cm vuông góc với đường giữa thân trước và thân sau. Sau đó vẽ lại đường ngang eo (hình 2.11c).

+ Kiểm tra lại đường ngang eo: ghim đường sườn thân trước và thân sau lại với nhau, ghim các ly lại. Kiểm tra lại hình dáng của đường ngang eo, đường này phải là một đường trơn đều (hình 2.11d).

+ Kiểm tra lại đường sườn: ghim đường sườn của thân sau và thân trước lại với nhau, sau đó kiểm tra xem chiều dài của 2 đường này có bằng nhau hay không (hình 2.11e)

+ Vẽ và kiểm tra lại đường gấu váy: đo và đánh dấu từ đường giữa eo thân sau và thân trước chiều dài váy theo mẫu.

2.3.2.2. Đánh giá mẫu thiết kế.

Việc đánh giá sản phẩm sẽ sử dụng thang đo Likert để đánh giá.

* Giới thiệu về thang đo Likert [1]

Thang đo Likert là một dạng thang đánh giá được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu về kinh tế xã hội, dùng để đánh giá đo lường các khái niệm trừu tượng, do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Theo thang đo này, những người trả lời phải biểu thị một mức độ có sự đối lập từ thấp nhất đến cao nhất với các tiêu chí

Hình 2.11: Trải phẳng các chi tiết

d e

c b

a

được trình bày trong bảng câu hỏi. Likert đã đưa ra loại thang đo 5 mức độ phổ biến. Ngoài ra, loại thang đo 5 mức độ cũng có thể trở thành 3 mức độ hay 7 mức độ, cũng có thể chỉ có 2 mức độ đồng ý hay không đồng ý, có thiện ý hay phản đối, chấp nhận hay không chấp nhận…., nhưng quy tắc là như nhau.

* Các bước xây dựng thang đo Likert.

Phương pháp của Likert là lập một danh sách các yếu tố có thể đo lường cho một sản phẩm và tìm ra được các câu hỏi để đo lường tốt các khía cạnh khác nhau của sản phẩm đó. Dưới đây là các bước xây dựng và kiểm tra một thang đo Likert:

+ Nhận diện và đặt tên biến muốn đo lường. Đối với váy, các yếu tố để đo lường chất lượng sản phẩm là hình thức của mặt trước, mặt sau và mặt nghiêng của váy; là hiệu quả sử dụng như chất lượng của váy ở các trạng thái hoạt động hay đứng yên…

+ Lập danh sách các câu hỏi có tính biểu thị cao, có thể biểu đạt được đầy đủ và chính xác các yếu tố đánh giá. Khi viết các câu hỏi đánh giá, nên lựa chọn những câu hỏi ngắn, đơn giản, dễ hiểu. Không dùng những câu phủ định 2 lần hoặc những câu hỏi có 2 ý gây khó khăn cho người trả lời và làm giảm chất lượng của bảng câu hỏi.

+ Xác định số lượng và kiểu trả lời. Có các kiểu trả lời khác nhau, như đồng ý - không đồng ý; phù hợp - không phù hợp… Hầu hết các thang đo của Likert có số lượng lẻ các câu trả lời như 3, 5 hoặc 7, hay gọi tắt là Likert 3, Likert 5, hay Likert 7. Mục đích là để đưa ra cho người trả lời một loạt các lựa chọn trả lời có điểm giữa, là điểm thường mang tính trung lập, không đồng ý cũng không phản đối. Do đó người trả lời sẽ thể hiện được quan điểm rõ ràng hơn đối với sản phẩm.

+ Kiểm tra lại toàn bộ các câu hỏi đã được trả lời. Mục đích của việc kiểm tra lại các câu trả lời này là để xem các câu trả lời có hợp lệ hay không, có câu hỏi nào không được trả lời hay không,….

Việc ứng dụng thang đo Likert trong đánh giá sản phẩm may mặc được dùng nhiều khi đánh giá sản phẩm theo phương pháp chuyên gia (Các chuyên gia

quan, như đánh giá độ vừa vặn, độ êm phẳng, độ cân bằng… của sản phẩm) hoặc đánh giá của người mặc cảm nhận trực tiếp (Người mặc đánh giá sản phẩm sẽ đánh giá theo các trạng thái hoạt động khác nhau của cơ thể, như khi đứng, ngồi, bước lên xuống cầu thang.)

* Xây dựng phiếu đánh giá sản phẩm.

+ Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá dành cho đánh giá chủ quan ngƣời mặc.

Các tiêu chí trong phiếu đánh giá chủ quan dành cho người mặc được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá mức độ vừa vặn và dễ chịu của cơ thể khi người mẫu ở các tư thế hoạt động khác nhau hoặc các trạng thái cơ thể khác nhau.

Việc đánh giá chủ quan của người mặc dựa vào cảm nhận trực tiếp của người mặc về độ vừa vặn của váy ở các tư thế và trạng thái cơ thể khác nhau. Phiếu đánh giá gồm thang đo 5 mức độ, sử dụng kết quả từ 1 điểm cho mức thấp nhất - rất không hài lòng, 2 điểm- không hài lòng, 3 điểm – tương đối hài lòng, 4 điểm – hài lòng, đến 5 điểm cho mức cao nhất – hoàn toàn hài lòng. Kết quả tổng hợp từng tiêu chí của mỗi dạng cơ thể được xác định bằng cách tính trung bình cộng của các phiếu đánh giá của người mặc dành cho các mẫu váy. Nếu mỗi tiêu chí đánh giá đạt từ 3,4 điểm trở lên thì mẫu đạt yêu cầu.

Bảng 2.5: Phiếu đánh giá chủ quan ngƣời mặc PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN NGƢỜI MẶC

Họ và tên: Lớp: Tuổi: Số điện thoại:

Sau khi mặc thử sản phẩm, bạn hãy vui lòng cho biết nhận xét của mình về sản phẩm theo các tiêu chí dưới đây:

STT Trạng thái đánh giá

Tiêu chí đánh giá Thang đo

Rất không hài lòng Không hài lòng Tương đối hài lòng Hài lòng Hoàn toàn hài lòng 1 2 3 4 5 1 Trạng thái đứng yên Vòng eo vừa vặn, hít thở bình thường 2 Vòng bụng vừa vặn, hít thở bình thường 3 Vòng mông vừa vặn, hít thở bình thường 4 Trạng thái bước tới

Vòng gấu vừa đủ, bước đi thoải mái

5 Khi bước tới, vòng eo thoải mái, không bị rộng hay chật

6 Khi bước tới, vòng bụng thoải mái, không bị rộng hay chật

7 Khi bước tới, vòng mông thoải mái, không bị chật hay rộng

8 Trạng thái bước lên

Vòng gấu vừa đủ, bước lên xuống bậc thang thoải mái

9 xuống cầu thang

Khi bước lên bậc thang, vòng eo thoải mái, không bị rộng hay chật 10 Khi bước lên, xuống bậc thang,

vòng bụng thoải mái, không bị rộng hay chật

11 Khi bước lên, xuống bậc thang, vòng bụng thoải mái, không bị rộng hay chật

12 Trạng thái ngồi

Vòng eo thoải mái, thở bình thường khi ngồi, vòng eo không bị rộng hay chật

13 Vòng bụng thoải mái, thở bình thường khi ngồi, vòng bụng không bị rộng hay chật

14 Vòng mông thoải mái, thở bình thường khi ngồi, vòng mông không

+ Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá dành cho chuyên gia

Đánh giá ngoại quan mẫu thiết kế sẽ được thực hiện khi váy đã mặc lên cơ thể. Các tiêu chí trong phiếu đánh giá dành cho chuyên gia được xây dựng nhằm mục đích đánh giá mức độ êm phẳng, cân bằng tại các vị trí của sản phẩm và được đánh giá ở cả 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt nghiêng của sản phẩm. Việc đánh giá này được thực hiện bởi 10 giảng viên có trình độ thạc sĩ thuộc khoa Dệt may – da giầy, trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp, cơ sở Nam định.

Phiếu đánh giá cũng gồm thang đo 5 mức độ, sử dụng kết quả từ 1 điểm cho mức thấp nhất - rất không hài lòng, 2 điểm- không hài lòng, 3 điểm – tương đối hài lòng, 4 điểm – hài lòng, đến 5 điểm cho mức cao nhất – hoàn toàn hài lòng. Số lượng người đánh giá cho một mẫu váy là 10 người. Tổng điểm tối đa cho một tiêu chí đánh giá là 50 điểm. Kết quả tổng hợp từng tiêu chí của mỗi mẫu váy được xác định bằng cách tính trung bình cộng của 10 phiếu đánh giá. Nếu mỗi tiêu chí đánh giá đạt trung bình từ 3,5 điểm trở lên thì mẫu đạt yêu cầu.

Bảng 2.6: Phiếu đánh giá ngoại quan dành cho chuyên gia PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGOẠI QUAN DÀNH CHO CHUYÊN GIA

Họ và tên:

Đơn vị công tác:

Sau khi quan sát sản phẩm, bạn hãy vui lòng cho biết nhận xét của mình về sản phẩm theo các tiêu chí dưới đây:

TT Vị trí đánh giá

Tiêu chí đánh giá Thang đo Rất không hài lòng Không hài lòng Tương đối hài lòng Hài lòng Hoàn toàn hài lòng 1 2 3 4 5 1 Mặt trước

Phần eo bụng mông phía trước êm phẳng.

2 Đường chiết trước dài vừa đẹp, đều và cân bằng

3 Khoảng cách giữa 2 chiết trước cân bằng

4 Váy không có nếp nhăn ở ngang eo 5 Váy không có nếp nhăn ở ngang

bụng

6 Váy không có nếp nhăn ở ngang mông

7 Gấu váy thăng bằng 8 Mặt

sau

Phần eo bụng mông phía sau êm phẳng.

9 Đường chiết sau dài vừa đẹp, đều và cân bằng

10 Khoảng cách giữa 2 chiết sau cân bằng

11 Váy không có nếp nhăn ở ngang eo 12 Váy không có nếp nhăn ở ngang

bụng

13 Váy không có nếp nhăn ở ngang mông

14 Gấu váy thăng bằng

15 Mặt Phần eo bụng mông khi nhìn nghiêng êm phẳng.

16 nghiêng Đường dọc váy cân bằng không bị vặn về trước hoặc sau

17 Váy không có nếp nhăn ở ngang eo 18 Váy không có nếp nhăn ở ngang

bụng

19 Váy không có nếp nhăn ở ngang mông

20 Gấu váy thăng bằng

2.3.2.3. Xây dựng công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy dáng thẳng. a. Xây dựng hình trải 2D từ mô hình 3D cho sản phẩm chân váy nữ.

Mẫu thiết kế sau khi đã được kiểm tra và chỉnh sửa đảm bảo đạt được các tiêu chí đánh giá qua cảm nhận của người mặc và các tiêu chí đánh giá của chuyên gia sẽ được trải phẳng. Trên chi tiết mẫu xác định các đường và điểm, đo lại tất cả

Một phần của tài liệu Thiết kế công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh việt nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)