Dạng công thức 1 [7]

Một phần của tài liệu Thiết kế công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh việt nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu (Trang 36)

Kích thước của các chi tiết được xác định từ kích thước tương ứng của cơ thể người và lượng gia giảm thiết kế đối với kích thước đó.

P = P' + ∆ (1) Trong đó:

P: kích thước của chi tiết mẫu cần phải tìm.

Nam Nữ Tình trạng

0,9 0,7 Không nguy hiểm, (sức khoẻ tốt)

0,9 – 0,95 0,7 – 0,8 Ít nguy hiểm 0,96 - 1 0,81 – 0,85 Trung bình

P’: số đo tương ứng trên cơ thể. ∆: lượng gia giảm thiết kế.

Hiệu giữa kích thước của chi tiết mẫu quần áo với số đo trên cơ thể chính là lượng cử động tự do - bao gồm cử động tối thiểu, cử động trang trí và độ dầy của nguyên liệu.

1.3.2. Dạng công thức 2 [7]

Kích thước của các chi tiết được xác định từ một kích thước của cơ thể người không tương ứng với kích thước của chi tiết.

P = aQ + b∆ + c (2) Trong đó:

P: kích thước của chi tiết cần phải tìm.

Q: số đo trên cơ thể người không tương ứng với kích thước P.

a, b: hệ số dự định liên kết giữa kích thước cần tìm của chi tiết với kích thước cơ thể không tương ứng.

c: số hạng điều chỉnh ∆: lượng gia giảm thiết kế.

Để xác định đúng kích thước của chi tiết cần tìm, theo công thức 2, ngoài sự phụ thuộc vào sự chính xác của việc xác định số đo trên cơ thể và tổng giá trị lượng cử động trên khu vực cần phải tìm, nó còn phụ thuộc vào các hệ số a, b, c.

1.3.3. Dạng công thức 3 [7]

Kích thước của các chi tiết cần tìm được xác định từ một kích thước của chi tiết đó hoặc từ kích thước của chi tiết khác đã biết trước.

P = aQ + b (3) Trong đó:

P: kích thước của chi tiết mẫu cần tìm.

Q: kích thước của chi tiết đó hoặc của chi tiết khác. a: hệ số

So sánh giữa 3 dạng công thức trên, thì mức độ chính xác của công thức 3 không đảm bảo bằng công thức 1 và 2. Kết quả của công thức 3 phụ thuộc vào kích thước cần phải tìm (chưa xác định được) của chi tiết và một mặt phụ thuộc vào kết quả các kích thước đã tìm trước đó. Nếu kết quả Q, trước đó xác định thiếu chính xác thì kết quả P ở công thức 3 cũng sẽ không chính xác.

Đối với công thức 1, kết quả của chi tiết được xác định dựa vào số đo trực tiếp tương ứng với vị trí trên cơ thể, vì vậy độ chính xác của chi tiết đạt được là cao nhất.

Đối với công thức 2, kết quả của chi tiết được xác định dựa vào số đo gián tiếp trên cơ thể, nên độ chính xác của chi tiết đạt được không cao bằng công thức 1 nhưng số đo sử dụng để thiết kế ít hơn.

Tóm lại, đối với 3 dạng công thức này, khi thiết kế các chi tiết thì độ chính xác cao nhất thuộc về dạng công thức 1, tiếp đến là dạng công thức 2 và cuối cùng là dạng công thức 3.

1.4. Kết luận chƣơng 1.

Do đặc điểm vóc dáng phần thân dưới cơ thể của phụ nữ rất đa dạng, vì vậy việc thiết kế mẫu cơ sở chân váy phải đảm bảo độ vừa vặn và phù hợp với vóc dáng của từng dạng cơ thể. Hiện nay, đang tồn tại một số phương pháp và công thức thiết kế khác nhau, như phương pháp thiết kế trên manocanh; công thức và phương pháp thiết kế của khối SEV; công thức thiết kế của Helen Astrong; công thức của các trường Đại học kinh tế kĩ thuật; công thức và phương pháp thiết kế của Andrich , Úc -Anh hay của Bun ka, Nhật Bản, tuy nhiên mỗi một dạng công thức này đều có những ưu nhược điểm riêng. Có phương pháp thì sử dụng rất nhiều số đo cơ thể, như công thức của khối SEV sử dụng 10 số đo, công thức của AMSTRONG sử dụng 9 số đo. Có phương pháp lại sử dụng rất ít số đo, như công thức của Trường đại học kinh tế kĩ thuật chỉ sử dụng 3 số đo cơ thể, ANDRICH và BUNKA sử dụng 4 số đo. Việc xác định các kích thước của chi tiết cũng không thống nhất. Ví dụ, để xác định kích thước hạ mông, khối SEV phải sử dụng 2 số đo cơ thể là cao eo và cao mông, trong khi các công thức khác sử dụng 1 số đo – đối với BUNKA và

thuật sử dụng số đo vòng mông còn đối với AMSTRONG lại sử dụng số đo chiều sâu mông thân trước…. Ngoài ra, các hệ số gia giảm thiết kế của mỗi loại công thức cũng khác nhau. Ví dụ, khi xác định kích thước rộng mông thân sau, khối SEV xác định hệ số gia giảm là 0.48 ÷ 0.5; lượng gia giảm của BUNKA là 1cm; lượng gia giảm của trường đại học kinh tế kĩ thuật và ANDRICH là 1,5cm; còn của AMSTRONG là 0,8cm. Các kích thước khác cũng có sự khác nhau tương tự. Thêm nữa, việc sử dụng các công thức thiết kế này lại được áp dụng cho tất cả các dạng cơ thể chứ không sử dụng riêng cho từng dạng cơ thể nào, do vậy việc đảm bảo tính thẩm mỹ về ngoại quan cũng như độ vừa vặn trong quá trình cử động của cơ thể đôi khi không được chính xác. Việc sử dụng công thức nào để thiết kế sản phẩm sao cho vừa vặn với từng vóc dáng nhưng cũng không quá phức tạp trong quá trình thực hiện là vấn đề mà luận văn đặt ra để giải quyết.

Với mục tiêu của đề tài là: “ Thiết lập công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh Việt Nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu”, luận văn sẽ thực hiện thiết lập công thức thiết kế dựa vào việc phân tích vóc dáng của sinh viên trường Đại học kinh tế kĩ thuật công nghiệp và quá trình phủ vải lên người mẫu, vì vậy luận văn cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu nhân trắc.

- Tiến hành đo nhân trắc theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp trên cơ thể sinh viên.

- Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phân tích thành phần chính, phân tích phân cụm, phân tích biệt số và ANOVA để phân tích và phân loại vóc dáng của cơ thể.

- Thiết kế chân váy nữ dáng thẳng bằng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu.

- Xây dựng hình trải 2D từ mô hình 3D của sản phẩm chân váy nữ dáng thẳng. - Dựa vào thông số hình trải 2D của sản phẩm, sử dụng tương quan hồi quy tuyến tính đơn để xây dựng công thức thiết kế cho sản phẩm chân váy nữ dáng thẳng.

- Thiết kế, may mẫu, kiểm tra lại độ vừa vặn và tính thẩm mĩ của sản phẩm khi sử dụng công thức vừa nghiên cứu.

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Nghiên cứu và phân loại vóc dáng phần thân dưới cơ thể. - Nội dung 2: Xây dựng công thức thiết kế chân váy nữ phù hợp với từng dạng cơ thể bằng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, theo giáo sư Nguyễn Quang Quyền [8] thì mẫu đo phải thuần nhất, mức độ thuần nhất tuỳ theo tình hình nghiên cứu. Tuy nhiên, để đảm bảo độ thuần nhất thì mẫu đo phải đạt được các điều kiện như cùng chủng, cùng điều kiện xã hội, hoàn cảnh địa lý, nghề nghiệp, cùng giới tính và cùng tuổi, bởi đối tượng đo càng thuần nhất thì sẽ cho ta số liệu chính xác hơn, kết quả càng có giá trị.

Dựa vào các yêu cầu trên đây, luận văn chọn đối tượng nghiên cứu để phục vụ cho việc phân dạng cơ thể là nữ sinh viên trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp cơ sở Nam Định, lứa tuổi từ 18 – 24. Những sinh viên này đang trong độ tuổi ổn định nhất về thể trạng, sức khoẻ, đều xuất thân từ vùng nam đồng bằng Bắc Bộ nên rất phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận văn.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:

2.2.2.1. Lựa chọn cỡ số

Để lựa chọn cỡ số phục vụ cho việc thiết kế chân váy dáng thẳng, em lựa chọn cỡ số theo bản “Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo TCVN 5782:2009”[13]

. Bảng hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo này sử dụng các số đo chiều cao, vòng ngực và vòng mông làm kích thước chủ đạo được quy định từ bảng 1 đến bảng 5. Đối với luận văn này, em sử dụng bảng 4 “ cỡ số tiêu chuẩn quần áo nữ tuổi trưởng thành”.

Ngoài ra với đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm hình dáng cơ thể người Việt Nam và ứng dụng để thiết kế quần áo” [9] của thạc sĩ Phạm Thị Thắm thực

hiện đã cho thấy rằng đây là nhóm cỡ số có tỉ lệ bao phủ và tần suất xuất hiện nhiều nhất, do sinh viên thuộc nhóm đối tượng này đã có sự phát triển ổn định về mặt thể chất, đồng thời chưa qua sinh nở nên cơ thể vẫn còn tương đối gọn gàng. Các số đo trung bình đối với nhóm đối tượng này là: chiều cao trung bình 152 cm, vòng ngực 84cm, vòng mông 86, và thể tạng cơ thể ở mức trung bình.

Giới hạn cỡ số:

Chiều cao: 152cm ( thấp nhất 150cm, cao nhất 155cm) Vòng ngực: 84cm ( thấp nhất 82cm, cao nhất 85cm) Vòng mông :86cm ( thấp nhất 84cm, cao nhất 87cm).

Tất cả những sinh viên nằm trong giới hạn số đo trên đều trở thành đối tượng nghiên cứu trong luận văn này.

Lí do nữa để lựa chọn đối tượng này là những em sinh viên có cùng vòng mông theo tiêu chuẩn trên nhưng vòng eo dao động mạnh. Có em vòng eo nhỏ, có em vòng eo lớn, do đó sẽ dẫn đến sự chênh lệch và đa dạng về vóc dáng cơ thể.

2.2.2.2. Xác định cỡ mẫu.

Việc xác định cỡ mẫu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của quá trình nghiên cứu. Bởi nếu số lượng đối tượng nghiên cứu không đủ thì kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu này sẽ không có độ chính xác cao, tuy nhiên nếu số lượng đối tượng nghiên cứu quá nhiều sẽ dẫn đến lãng phí về thời gian, tiền bạc và công sức.

Với mục đích là nghiên cứu đặc điểm hình dáng phần thân dưới của nữ sinh viên từ đó phân loại dạng cơ thể để phục vụ cho việc thiết kế mẫu cơ sở chân váy, nên em chọn ước tính cỡ mẫu trong nghiên cứu ước lượng số trung bình [10]

để ước tính số lượng cỡ mẫu. Công thức xác định như sau :

tσ t2σ2

m =  n = n m2

Trong đó:

n: tập hợp mẫu cần xác định

t: biến chuẩn hoá đặc trưng mức độ phát triển của đặc điểm trong một tập hợp hay còn gọi là đặc trưng xác suất.

σ: độ lệch chuẩn. m: sai số của tập hợp.

- Về mức độ xác suất tin cậy thì quy định các trường hợp như sau: Đối với đa số nghiên cứu sinh học thì sử dụng mức xác suất p1 = 0,95, ứng với t1 = 1,96. Đối với việc nghiên cứu để kiểm tra giả thiết hoặc liên quan đến các vấn đề kinh tế quốc dân thì dùng mức xác suất p2 = 0,99, ứng với t2 = 2,68. Đối với việc nghiên cứu đòi hỏi độ chính xác cao trong kết luận thì dùng mức xác suất p3 = 0,999, ứng với t3 = 3,30. Đối với luận văn này, do phải phân loại vóc dáng cơ thể một cách chính xác nên em chọn mức xác suất p3 = 0,999, ứng với t3 = 3,30.

- Để xác định được độ lệch chuẩn (σ) của nhóm đối tượng nghiên cứu, em đã tiến hành đo sơ bộ lúc ban đầu 3 số đo là chiều cao cơ thể, số đo vòng eo và vòng mông cho 200 sinh viên. Chọn chiều cao đứng để tính ước lượng độ lệch chuẩn, và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích, em đã xác định được độ lệch chuẩn của chiều cao đứng là 2.68.

Bảng 2.1. Bảng phân tích mô tả 3 số đo cơ thể.

Số lượng Nhỏ nhất (cm) Lớn nhất (cm) Trung bình (cm) Độ lệch chuẩn (cm) Chiều cao đứng 200 149 157 153,12 2,681 Vòng eo 200 59,0 73,0 65,310 2,1783 Vòng mông 200 79,0 79,0 84,806 1,5016

- Do những sinh viên này đã được giới hạn cỡ vóc theo bảng TCVN 5782:2009, vì vậy độ phân tán không cao, cho nên em chọn sai số 0,5% tương ứng với m = 0,5.

Thay vào công thức ta chọn được cỡ mẫu là :

- Như vậy cỡ mẫu chọn cho nghiên cứu này đạt độ chính xác 99% cần tối thiểu là 301 người, nghiên cứu này đo 306 người mẫu để dự phòng các số lạc có thể xuất hiện.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu và phân loại vóc dáng phần thân dưới cơ thể nữ. thể nữ.

2.3.1.1 Thu thập dữ liệu nhân trắc.

Thu thập dữ liệu nhân trắc theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang: đo trực tiếp 14 số đo nhân trắc của sinh viên theo bảng tiêu chuẩn Việt Nam và đo gián tiếp 2 độ lớn các góc của cơ thể bằng phương pháp chụp ảnh có sử dụng giấy lưới gắn trên tường ở vị trí phía sau người được đo.16 số đo này là các số đo cần thiết để phân loại vóc dáng cơ thể và xây dựng hệ công thức thiết kế chân váy nữ.

a. Các điều cần chú ý khi đo. * Ngƣời đo.

Người đo là một trong những mắt xích rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả đo. Người đo phải nắm được đặc điểm hình thái cơ thể người, nắm được các mốc xương tương ứng với từng vị trí đo trên cơ thể. Ngoài ra cũng còn cần phải có kỹ thuật đo, thái độ, tác phong, cẩn thận chính xác trong khi đo để số đo lấy được có độ chính xác cao nhất.

* Đối tƣợng đƣợc đo.

Đối tượng được đo là một mắt xích thứ hai rất quan trọng, thái độ, trạng thái và tư thế của người được đo có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo. Để xác định được mốc đo nhân trắc và lấy được kết quả đo một cách chính xác nhất, quy định trang phục cho đối tượng đo là bộ áo liền quần ôm sát cơ thể được may bằng loại vải mỏng có độ co dãn vừa đủ đảm bảo không ảnh hưởng gì đến kích thước của cơ thể người mặc.

Tư thế đứng chuẩn: khi đo các kích thước thẳng thì các đối tượng đo phải đứng ở tư thế nghiêm, hai gót chân chạm nhau, hai tay buông thẳng và bàn tay úp vào mặt ngoài của đùi, đầu để thẳng. Khi nhìn nghiêng thì ba điểm lưng, mông và

Hình 2.3: Thước kẹp

Hình 2.1: Thước đo chiều cao

Hình 2.2: Thước dây gót chân nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất, chân chạm đất. Trong quá trình đo, đối tượng đo không được ở trạng thái căng thẳng mà phải tự nhiên, hít thở bình thường để không làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

b. Dụng cụ đo.

Việc sử dụng đúng dụng cụ đo sẽ làm giảm sai số khi đo. Vì vậy, luận văn này sử dụng các loại thước đo sau :

+ Thƣớc đo chiều cao (hình 2.1).

- Là thước có một trụ tròn thẳng đứng có chia đơn vị nhỏ đến mm di chuyển lên xuống rất linh hoạt, một thước ngang vuông góc với thước thẳng.

- Công dụng: đo chiều cao tại các vị trí thước ngang có thể tiếp xúc được.

+ Thƣớc dây (hình 2.2).

- Là loại thước bằng nhựa mềm.

- Công dụng: đo chiều dài theo bề mặt, đo các kích thước vòng, kích thước rộng. Thước này thông thường dùng để cho các thợ cắt may.

+ Thƣớc kẹp ( hình 2.3).

- Thành phần: một thước thẳng trên thân có ghi đơn vị, thước có 2 mỏ kẹp, một mỏ cố định, một mỏ di động đến

vị trí cần đo.

- Chức năng: dùng để đo bề dầy các vị trí mà mỏ kẹp có thể tiếp xúc được.

c. Các mốc đo nhân trắc

Việc xác định mốc đo là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới độ chính xác của

Một phần của tài liệu Thiết kế công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh việt nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)