thể nữ.
2.3.1.1 Thu thập dữ liệu nhân trắc.
Thu thập dữ liệu nhân trắc theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang: đo trực tiếp 14 số đo nhân trắc của sinh viên theo bảng tiêu chuẩn Việt Nam và đo gián tiếp 2 độ lớn các góc của cơ thể bằng phương pháp chụp ảnh có sử dụng giấy lưới gắn trên tường ở vị trí phía sau người được đo.16 số đo này là các số đo cần thiết để phân loại vóc dáng cơ thể và xây dựng hệ công thức thiết kế chân váy nữ.
a. Các điều cần chú ý khi đo. * Ngƣời đo.
Người đo là một trong những mắt xích rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả đo. Người đo phải nắm được đặc điểm hình thái cơ thể người, nắm được các mốc xương tương ứng với từng vị trí đo trên cơ thể. Ngoài ra cũng còn cần phải có kỹ thuật đo, thái độ, tác phong, cẩn thận chính xác trong khi đo để số đo lấy được có độ chính xác cao nhất.
* Đối tƣợng đƣợc đo.
Đối tượng được đo là một mắt xích thứ hai rất quan trọng, thái độ, trạng thái và tư thế của người được đo có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo. Để xác định được mốc đo nhân trắc và lấy được kết quả đo một cách chính xác nhất, quy định trang phục cho đối tượng đo là bộ áo liền quần ôm sát cơ thể được may bằng loại vải mỏng có độ co dãn vừa đủ đảm bảo không ảnh hưởng gì đến kích thước của cơ thể người mặc.
Tư thế đứng chuẩn: khi đo các kích thước thẳng thì các đối tượng đo phải đứng ở tư thế nghiêm, hai gót chân chạm nhau, hai tay buông thẳng và bàn tay úp vào mặt ngoài của đùi, đầu để thẳng. Khi nhìn nghiêng thì ba điểm lưng, mông và
Hình 2.3: Thước kẹp
Hình 2.1: Thước đo chiều cao
Hình 2.2: Thước dây gót chân nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất, chân chạm đất. Trong quá trình đo, đối tượng đo không được ở trạng thái căng thẳng mà phải tự nhiên, hít thở bình thường để không làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
b. Dụng cụ đo.
Việc sử dụng đúng dụng cụ đo sẽ làm giảm sai số khi đo. Vì vậy, luận văn này sử dụng các loại thước đo sau :
+ Thƣớc đo chiều cao (hình 2.1).
- Là thước có một trụ tròn thẳng đứng có chia đơn vị nhỏ đến mm di chuyển lên xuống rất linh hoạt, một thước ngang vuông góc với thước thẳng.
- Công dụng: đo chiều cao tại các vị trí thước ngang có thể tiếp xúc được.
+ Thƣớc dây (hình 2.2).
- Là loại thước bằng nhựa mềm.
- Công dụng: đo chiều dài theo bề mặt, đo các kích thước vòng, kích thước rộng. Thước này thông thường dùng để cho các thợ cắt may.
+ Thƣớc kẹp ( hình 2.3).
- Thành phần: một thước thẳng trên thân có ghi đơn vị, thước có 2 mỏ kẹp, một mỏ cố định, một mỏ di động đến
vị trí cần đo.
- Chức năng: dùng để đo bề dầy các vị trí mà mỏ kẹp có thể tiếp xúc được.
c. Các mốc đo nhân trắc
Việc xác định mốc đo là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới độ chính xác của các kích thước. Để kích thước đo được chính xác cần phải dựa vào những mỏm, mấu xương sờ thấy ngay dưới da và các mốc chắc chắn mà mọi người đều nhìn và sờ thấy được. Cụ thể như sau :
Bảng 2.2: Mốc đo các kích thƣớc trên cơ thể ngƣời và cách xác định. Stt Mốc đo Cách xác định
1 Đỉnh đầu Điểm cao nhất của đỉnh đầu khi đầu ở tư thế chuẩn.
2 Đường ngang eo
Đường thẳng song song với mặt đất, thông thường nằm trên rốn 2cm và đi qua nơi hẹp nhất của phần thân.
3 Điểm giữa eo phía trước Giao điểm của đường giữa phía trước cơ thể với đường ngang eo cơ thể.
4 Điểm giữa eo phía sau Giao điểm của đường giữa phía sau cơ thể với đường ngang eo cơ thể.
5 Điểm eo phía sườn
Giao điểm của đường ngang eo với đường viền biên hông sườn cơ thể (khi nhìn thẳng từ mặt chính diện phía trước).
6
Điểm đầu xương chậu Điểm mốc xương trồi lên dưới lớp da của cơ thể tại vị trí phía sườn.
7
Đỉnh mông. Điểm lồi nhất của mông khi cơ thể ở vị trí đứng thẳng tự nhiên.
8
Vị trí lồi bụng. Điểm lồi nhất của bụng khi cơ thể ở vị trí đứng thẳng tự nhiên.
9 Đầu gối.
Khớp xương đầu gối phía trước cơ thể khi cơ thể ở vị trí đứng thẳng tự nhiên
10
d. Chuẩn bị phiếu đo.
Phiếu đo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
Ghi rõ đầy đủ thông tin cá nhân của đối tượng đo như tên, tuổi, lớp, số điện thoại để phục vụ cho việc tra cứu được dễ dàng hơn.
Thể hiện đầy đủ các thông số kích thước cần đo.
Các thông số kích thước này phải được thể hiện theo trình tự hợp lý, được sắp xếp thành từng nhóm kích thước để thuận tiện cho việc đo đạc và theo dõi sau này.
Việc lựa chọn các thông số kích thước cần đo để thiết kế chân váy rất quan trọng, ngoài việc sử dụng để thiết kế sản phẩm thì nó còn phục vụ cho việc phân loại hình dạng cơ thể người.
. . 1 2 4 3 5 6 7 8 9 10 Hình 2.4: Các mốc đo cơ thể . . . . . . . .
Bảng 2.3: Phiếu đo
Phiếu đo
Họ và tên: Lớp:
Tuổi: Số điện thoại:
STT Thông số kích thước Kí hiệu Kết quả đo (cm)
1 Chiều cao đứng. Cđ
2 Cao eo. Ce
3 Dài gối Dg
4 Dài eo – mông. De-m
5 Dày eo. De 6 Dày hông. Dh 7 Rộng eo. Re 8 Rộng hông. Rh 9 Vòng eo. Ve 10 Vòng hông. Vh 11 Vòng mông. Vm 12 Vòng mông bụng. Vmb 13 Góc lồi bụng. Glb 14 Góc lồi mông. Glm
15 Khoảng cách từ eo đến lồi bụng. E-lb
16 Chênh lệch eo -mông Cle-m
e. Phƣơng pháp đo
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà người ta sử dụng một hoặc hai phương pháp đo, đó là phương pháp đo trực tiếp và phương pháp đo gián tiếp. Đo trực tiếp là dùng các dụng cụ đo tiếp xúc trực tiếp vào vị trí, kích thước và vùng cần đo để đo và cho ra các kết quả trực tiếp. Đo gián tiếp bằng cách chụp ảnh người mẫu và đo qua ảnh để xác định được số đo cần thiết.
Căn cứ vào bảng “hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo” theo TCVN 5782 -2009, tiêu chuẩn này sử dụng 38 số đo để đo cơ thể, luận văn đã lựa chọn ra 16 kích thước đo phục vụ cho quá trình phân tích vóc dáng của sinh viên thuộc đối tượng nghiên cứu và phục vụ cho quá trình thiết kế mẫu cơ sở chân váy.
Bảng 2.4: Phƣơng pháp đo cơ thể
TT Tên kích thƣớc Cách xác định Dụng cụ đo
1 Cao đứng Đo từ gót chân đến đỉnh đầu (điểm cao nhất) ở trạng thái tự nhiên của cơ thể.
Thước đo chiều cao 2 Cao eo Đo từ ngang eo đến gót chân Thước đo
chiều cao 3 Vòng eo Đo chu vi ngang eo tại vị trí nhỏ nhất, thước
nằm trên mặt phẳng ngang.
Thước dây
4 Vòng hông Đo chu vi ngang hông tại vị trí hông của cơ thể , thước nằm trên mặt phẳng ngang.
Thước dây
5 Vòng mông Đo chu vi ngang mông tại vị trí lớn nhất, thước nằm trong mặt phẳng ngang.
Thước dây
6 Vòng mông bụng Đặt tấm bìa đi qua điểm nhô nhất của bụng, đo chu vi ngang mông tại vị trí lớn nhất, thước vòng qua ngoài tấm bìa và nằm trên mặt phẳng ngang.
Thước dây
7 Dày eo Đo tại vị trí eo nhỏ nhất theo hướng nghiêng.
Thước kẹp
8 Dày hông Đo tại vị trí hông của cơ thể theo hướng nghiêng.
Thước kẹp
9 Rộng eo
Đo tại vị trí eo nhỏ nhất theo hướng mặt phẳng nằm ngang.
Thước kẹp
10 Rộng hông Đo tại vị trí hông của cơ thể theo hướng mặt phẳng nằm ngang.
Thước kẹp
11 Góc lồi mông Đo qua ảnh chụp theo hướng nằm nghiêng để xác định mức độ lồi của mông
Thước đo độ
12 Góc lồi bụng Đo qua ảnh chụp theo hướng nằm nghiêng để xác định mức độ lồi của bụng
Thước đo độ
13 Dài gối Đo từ eo đến đầu gối Thước dây
14 Dài eo đến mông Đo từ đường ngang eo đến vị trí mông nở nhất của cơ thể
Thước dây
15 Từ eo đến lồi bụng Đo từ eo đến vị trí lồi của bụng Thước vuông góc 16 Chênh lệch eo - mông Tính mức độ chênh lệch giữa vòng eo và vòng mông Dùng phương pháp tính toán
2.3.1.2 Phƣơng pháp phân tích vóc dáng:
a. Phân tích thành phần chính: mục đích của việc phân tích thành phần chính là để nhận ra một tập hợp gồm một số các thành phần có mối tương quan hồi quy chặt chẽ với nhau, giúp thu nhỏ và tóm tắt 16 số đo thành một số ít nhóm nhỏ có đặc trưng chung nhất[1] . Hình 2.5. Các số đo cơ thể 5 6 7 8 13 14 15 4 9 10 11 12 1 2 3
* Khái niệm
Phân tích thành phần chính là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản.
Trong phân tích phương sai, hồi quy bội và phân tích biệt số, một biến được coi là phụ thuộc và các biến khác được coi là biến độc lập hay biến dự đoán. Nhưng trong phân tích thành phần chính không có sự phân biệt 2 loại như vậy. Mà thay vào đó, phân tích thành phần chính là một kĩ thuật phụ thuộc lẫn nhau trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu.
Phân tích thành phần chính được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Nhận diện các khía cạnh thành phần chính giải thích được các liên hệ tương quan trong một tập hợp biến.
- Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có liên quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo ( ví dụ như hồi quy hay phân tích biệt số).
- Nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp.
Phân tích thành phần chính có vô số ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và kỹ thuật. Trong kỹ thuật, phân tích thành phần chính dùng để phân tích số đo, nhận ra các biến quan trọng nhằm mục đích để phân nhóm các dạng cơ thể.
* Mô hình phân tích thành phần chính.
Về mặt tính toán, phân tích thành phần chính hơi giống với phân tích hồi quy bội ở chỗ mỗi biến được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số biến các thành phần phổ biến (common factor) cộng với một thành phần đặc
trưng (unique factor) cho mỗi biến. Những thành phần này bộc lộ không rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hoá thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:
Xi = Ai1 F1 + Ai2 F2 + Ai3 F3 +... + Aim Fm + Vi Ui Trong đó:
Xi : biến thứ i chuẩn hoá.
Ai j : hệ số hồi quy bội chuẩn hoá của nhân tố j đối với biến i. F : các thành phần chung
Vi : hệ số hồi quy chuẩn hoá của thành phần đặc trưng i đối với biến i. Ui : nhân tố đặc trưng của biến i.
Các nhân tố đặc trưng có liên quan với nhau và với các thành phần phổ biến. Bản thân các thành phần phổ biến cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + ... + WikXk Trong đó:
Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i. Wi : trọng số nhân tố
k : số biến.
Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho thành phần chính thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó ta chọn một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho thành phần chính thứ hai giải thích được phần lớn biến thiên còn lại, và không có tương quan với thành phần chính thứ nhất.
Áp dụng nguyên tắc này để tiếp tục chọn các quyền số cho các thành phần chính tiếp theo. Do vậy các nhân tố được ước lượng sao cho các quyền số của chúng, không giống như các giá trị của các biến gốc, là không có tương quan với nhau. Hơn nữa, nhân tố thứ nhất giải thích được nhiều nhất biến thiên của dữ liệu, nhân tố thứ hai giải thích được nhiều thứ nhì…
b. Phân tích cụm ( cluster anlysis) [1]
* Khái niệm
Phân tích cụm là tên của một nhóm các kỹ thuật đa biến có mục tiêu chính là phân loại các đơn vị dựa vào một số các đặc tính của chúng. Các kỹ thuật này nhận
diện và phân loại các đối tượng hay các biến sao cho các đối tượng trong cùng một cụm tương tự nhau xét theo các đặc tính được chọn để nghiên cứu. Nội bộ trong các cụm sẽ đồng nhất cao trong khi giữa chúng có sự khác biệt lớn. Vì vậy nếu phân loại thành công thì các đối tượng trong cùng một cụm sẽ nằm gần với nhau và các đối tượng khác cụm sẽ nằm cách xa nhau khi được diễn tả trên đồ thị.
Phân tích cụm có nhiều tên gọi khác nhau như: phân tích Q, phân tích phân loại, phân loại bằng kỹ thuật định lượng. Có nhiều tên gọi khác nhau như vậy là vì phương pháp phân cụm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý, sinh học, địa lý, xã hội học, kỹ thuật, kinh tế và kinh doanh. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là phân loại theo các mối liên hệ tự nhiên. Đặc tính này phản ánh bản chất của tất cả các phép phân cụm.
Cả phân tích cụm và phân tích biệt số đều liên quan đến việc phân loại. Tuy nhiên phân tích biệt số đòi hỏi phải có những hiểu biết trước về các nhóm (có bao nhiêu nhóm) để xây dựng quy tắc phân loại. Ngược lại, trong phân tích cụm, thường không có những thông tin trước về các nhóm hay cụm (sẽ có bao nhiêu nhóm hay cụm). Có bao nhiêu nhóm hay cụm và các nhóm hay cụm này là gì chủ yếu là do dữ liệu thực tế quyết định, không phải hoàn toàn là do ý chí chủ quan.
* Các thuật ngữ và tham số thống kê trong phân tích cụm.
Agglomeration (sơ đồ tích tụ): cung cấp các thông tin về sự kết hợp các đối tượng hay quan sát ở từng giai đoạn tích tụ thành các cụm.
Cluster centroid (trung bình cụm): là các giá trị trung bình theo các biến của tất cả các quan sát hay các phần tử trong một cụm tổng thể.
Cluster centers (trung tâm cụm, hạt giống): là điểm khởi đầu để xây dựng cụm. Các cụm được xây dựng dần xung quanh trung tâm các hạt giống này.
Cluster membership (tư cách thành viên): cho biết một đối tượng thuộc cụm nào. Dendrogram (biểu đồ hình cây): là phương tiện đồ hoạ để trình bày kết quả phân cụm. Các đường dọc đại diện cho các cụm. Vị trí của các vạch trên thang đo cho biết khoảng cách các cụm được nối với nhau. Biểu đồ hình cây được nối từ trái
Distance between cluster center (khoảng cách giữa các hạt giống): các khoảng cách này cho biết khoảng cách giữa từng cặp cụm. Các cụm càng rời xa