Phạm vi nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Thiết kế công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh việt nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu (Trang 40 - 43)

2.2.2.1. Lựa chọn cỡ số

Để lựa chọn cỡ số phục vụ cho việc thiết kế chân váy dáng thẳng, em lựa chọn cỡ số theo bản “Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo TCVN 5782:2009”[13]

. Bảng hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo này sử dụng các số đo chiều cao, vòng ngực và vòng mông làm kích thước chủ đạo được quy định từ bảng 1 đến bảng 5. Đối với luận văn này, em sử dụng bảng 4 “ cỡ số tiêu chuẩn quần áo nữ tuổi trưởng thành”.

Ngoài ra với đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm hình dáng cơ thể người Việt Nam và ứng dụng để thiết kế quần áo” [9] của thạc sĩ Phạm Thị Thắm thực

hiện đã cho thấy rằng đây là nhóm cỡ số có tỉ lệ bao phủ và tần suất xuất hiện nhiều nhất, do sinh viên thuộc nhóm đối tượng này đã có sự phát triển ổn định về mặt thể chất, đồng thời chưa qua sinh nở nên cơ thể vẫn còn tương đối gọn gàng. Các số đo trung bình đối với nhóm đối tượng này là: chiều cao trung bình 152 cm, vòng ngực 84cm, vòng mông 86, và thể tạng cơ thể ở mức trung bình.

Giới hạn cỡ số:

Chiều cao: 152cm ( thấp nhất 150cm, cao nhất 155cm) Vòng ngực: 84cm ( thấp nhất 82cm, cao nhất 85cm) Vòng mông :86cm ( thấp nhất 84cm, cao nhất 87cm).

Tất cả những sinh viên nằm trong giới hạn số đo trên đều trở thành đối tượng nghiên cứu trong luận văn này.

Lí do nữa để lựa chọn đối tượng này là những em sinh viên có cùng vòng mông theo tiêu chuẩn trên nhưng vòng eo dao động mạnh. Có em vòng eo nhỏ, có em vòng eo lớn, do đó sẽ dẫn đến sự chênh lệch và đa dạng về vóc dáng cơ thể.

2.2.2.2. Xác định cỡ mẫu.

Việc xác định cỡ mẫu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của quá trình nghiên cứu. Bởi nếu số lượng đối tượng nghiên cứu không đủ thì kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu này sẽ không có độ chính xác cao, tuy nhiên nếu số lượng đối tượng nghiên cứu quá nhiều sẽ dẫn đến lãng phí về thời gian, tiền bạc và công sức.

Với mục đích là nghiên cứu đặc điểm hình dáng phần thân dưới của nữ sinh viên từ đó phân loại dạng cơ thể để phục vụ cho việc thiết kế mẫu cơ sở chân váy, nên em chọn ước tính cỡ mẫu trong nghiên cứu ước lượng số trung bình [10]

để ước tính số lượng cỡ mẫu. Công thức xác định như sau :

tσ t2σ2

m =  n = n m2

Trong đó:

n: tập hợp mẫu cần xác định

t: biến chuẩn hoá đặc trưng mức độ phát triển của đặc điểm trong một tập hợp hay còn gọi là đặc trưng xác suất.

σ: độ lệch chuẩn. m: sai số của tập hợp.

- Về mức độ xác suất tin cậy thì quy định các trường hợp như sau: Đối với đa số nghiên cứu sinh học thì sử dụng mức xác suất p1 = 0,95, ứng với t1 = 1,96. Đối với việc nghiên cứu để kiểm tra giả thiết hoặc liên quan đến các vấn đề kinh tế quốc dân thì dùng mức xác suất p2 = 0,99, ứng với t2 = 2,68. Đối với việc nghiên cứu đòi hỏi độ chính xác cao trong kết luận thì dùng mức xác suất p3 = 0,999, ứng với t3 = 3,30. Đối với luận văn này, do phải phân loại vóc dáng cơ thể một cách chính xác nên em chọn mức xác suất p3 = 0,999, ứng với t3 = 3,30.

- Để xác định được độ lệch chuẩn (σ) của nhóm đối tượng nghiên cứu, em đã tiến hành đo sơ bộ lúc ban đầu 3 số đo là chiều cao cơ thể, số đo vòng eo và vòng mông cho 200 sinh viên. Chọn chiều cao đứng để tính ước lượng độ lệch chuẩn, và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích, em đã xác định được độ lệch chuẩn của chiều cao đứng là 2.68.

Bảng 2.1. Bảng phân tích mô tả 3 số đo cơ thể.

Số lượng Nhỏ nhất (cm) Lớn nhất (cm) Trung bình (cm) Độ lệch chuẩn (cm) Chiều cao đứng 200 149 157 153,12 2,681 Vòng eo 200 59,0 73,0 65,310 2,1783 Vòng mông 200 79,0 79,0 84,806 1,5016

- Do những sinh viên này đã được giới hạn cỡ vóc theo bảng TCVN 5782:2009, vì vậy độ phân tán không cao, cho nên em chọn sai số 0,5% tương ứng với m = 0,5.

Thay vào công thức ta chọn được cỡ mẫu là :

- Như vậy cỡ mẫu chọn cho nghiên cứu này đạt độ chính xác 99% cần tối thiểu là 301 người, nghiên cứu này đo 306 người mẫu để dự phòng các số lạc có thể xuất hiện.

Một phần của tài liệu Thiết kế công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh việt nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)