BÀN VỀ CÁC THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 6MWT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng gắng sức bằng test đi bộ 6 phútở những bệnh nhân tim bẩm sinh có hội chứng eisenmenger (Trang 79 - 80)

4.3.1. Giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi đánh giá giá trị quãng đường trung bình đi được giữa 2 giới nam và nữ. Xem xét trên các yếu tố về độ tuổi, BMI cơ thể, áp lực động mạch phổi tâm thu, sức cản ĐMP, tỷ lệ Rp/Rs như nhau(không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu p>0,05), chúng tôi thu được giá trị quãng đường đi được trung bình của giới nam là 420 ± 42,5m và giới nữ là 360 ± 65,71m. Sự khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Tác giả Miyamoto và cộng sự (2000) [67] cũng đã chỉ ra rằng giới tính và độ tuổi có ảnh hưởng đến kết quả giá trị quãng đường đi được khi thực hiện 6MWT trên đối tượng bệnh nhân TAĐMP tiên phát. Điều này có thể giải thích là do, trong test đi bộ 6 phút đối tượng bệnh nhân nam có sức khỏe, thể chất khả năng thích nghi và bù trừ tốt hơn nữ mặc dù cùng mắc hội chứng Eisenmenger, nên quãng đường đi được của bệnh nhân nam xa hơn nữ.Vì vậy giới tính là nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả của 6MWT.

4.3.2. Đặc điểm dị tật

Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt về quãng đường đi được giữa các loại dị tật bẩm sinh, giá trị quãng đường ở những đối tượng bệnh nhân:

-Còn ÔĐM: 417 ± 62,01m

-Thông liên thất: 381,19 ± 70,8m -Thông liên nhĩ: 368 ± 54,75m -Dị tật phối hợp: 320 ± 28,28m

Xem xét trên sinh lý bệnh ở những bệnh nhân Eisenmenger, khi thực hiện trắc nghiệm đi bộ 6 phút – là một động gắng sức – làm tăng áp lực ĐMP trong quá trình đi bộ, càng làm tăng luồng thông phải – trái, tăng tím tái, làm

hạn chế hiệu suất tim phổi, hạn chế quãng đường đi được. Tuy nhiên sự phát triển của bệnh mạch máu phổi và sự thích nghi lưu lượng tim khác nhau rõ rệt giữa các bệnh nhân tim bẩm sinh thông liên nhĩ với thông liên thất và ống động mạch. Ở những bệnh nhân TLN có hội chứng Eisenmenger, tuy cơ thể đã thích nghi dần với nhu cầu Oxy giảm, nhưng khi thực hiện tập luyện gắng sức, việc tăng áp ĐMP đột ngột, tăng lưu lượng phải – trái, thất trái chưa thích nghi được với quá tải thể tích đột ngột, vì vậy làm giảm hiệu suất tim phổi, giảm giá trị quãng đường đi được. Trái lại, ở những bệnh nhân TLT và ÔĐM có hội chứng Eisenmenger, thất trái đã thích nghi với quá tải cả về lưu lượng và áp lực trong quá trình tiến triển của bệnh, vì vậy bệnh nhân tăng thích nghi với vận động gắng sức nhiều hơn. Do đó, giá trị quãng đường đi được của những đối tượng TLT và ÔĐM có Eisenmenger tốt hơn [68],[69],[70].

Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, do số lượng mẫu nghiên cứu còn ít, nên tuy có sự khác biệt về quãng đường đi được giữa các đối tượng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng gắng sức bằng test đi bộ 6 phútở những bệnh nhân tim bẩm sinh có hội chứng eisenmenger (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)