4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.5. Kết quả xây dựng bề mặt NURBS chân váy nữ
Theo phương pháp của Miyoshi, mặt cắt cơ thể người được chia làm 3 phần gồm 1 hình chữ nhật ở giữa và 2 nửa đường tròn hai bên như mô tả trong hình 3.10. Phần MN và PQ được coi là 2 cạnh của hình chữ nhật, hai phần còn lại được coi là 2 nửa đường tròn tâm O’ có bán kính R.
Hình 3.10: Cách xác định REA của Miyoshi
O O’ O’ a a = R a N’ M’ Q’ P’ N M Q P R’ R REA
70
Khi đó, chu vi của trang phục tại vị trí cắt ngang sẽ bằng chu vi cơ thể cộng với lượng cự động thêm vào: Gg = Gb + c (1)
Trong đó: Gg là chu vi trang phục; Gb là chu vi cơ thể; c là lượng cử động thêm vào. Nếu đặt MN = PQ = α, khi đó: Chu vi cơ thể: Gb = 2α + 2πR (2) Chu vi trang phục: Gg = 2α + 2πR’ (3) Từ công thức (1) (2) (3) ta có: 2α + 2πR + c = 2α + 2πR’ => c = 2π(R’ – R) => R’ – R = c/2π <=> REA = c/2π (4) theo công thức (4) tính được:
REA eo = 1,5/2π = 0.238 (cm) REA bụng = 1,5/2π = 0.238 (cm) REA mông = 3/2π = 0.477 (cm)
Như vậy, trên mặt phẳng đi ngang eo và ngang bụng, khoảng cách giữa bề mặt cơ thể và bề mặt phía trong của trang phục là 0,238cm; trên mặt phẳng đi ngang qua mông khoảng cách giữa bề mặt cơ thể và bề mặt phía trong của trang phục là 0,447cm. Kết quả xây dựng các đường S-pline cho eo, bụng và mông được trình bày trong hình 3.11.
71
Đường S-pline chân váy tại eo
Đường S-pline chân váy tại bụng
Đường S-pline chân váy tại mông-bụng
Hình 3.11: Hình ảnh các đường S-pline nằm ngang của lưới cơ sở
Từ lưới trang phục trên, bề mặt NURBS của chân váy được tạo nên, kết quả được mô tả trong hình 3.12.
72
Hình 3.12: Bề mặt NURBS chân váy nữ