Công thức thiết kế chân váy trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Một phần của tài liệu Xây dựng công thức các đường cong ngang lưới cơ sở chân váy nữ sinh (Trang 28 - 34)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.1.3. Công thức thiết kế chân váy trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

STT Kích thước thiết kế Ký hiệu Công thức tính Ghi chú

Thiết kế thân trước

1. Dài váy AC Dv 2. Hạ mông AB 0,25Vm – 4cm 3. Rộng TT ngang bụng AA1 0,25 (Vb + a1) + ly a1 = 2cm 4. Rộng TT ngang mông BB1 0,25(Vm + a2) a2= 3 cm 5. Vị trí chiết eo TT AA3 0,5 AA1 6. Dài chiết TT A3B2 AB 7. Hạ đầu cạp TT AA2 2cm

Thiết kế thân sau

8. Rộng TS ngang bụng A’A’1 0,25 (Vb + a1) + ly

9. Rộng TS ngang mông B’B’1 0,25(Vm + a2)

10. Vị trí chiết eo TS A’A’3 0,5 A’A’1

11. Dài chiết TS A’3A’6 0,5 A’B’

12. Hạ đầu cạp TT A’A’2 1cm

Hình 1.10: Bản vẽ thiết kế dựng hình chân váy cơ bản theo giáo trình trường ĐH Công nghiện HN

20

*Nhận xét chung về công thức thiết kế chân váy:

Các công thức thiết kế trên có nhiều điểm tương đồng nhau:

- Dáng váy ôm sát cơ thể từ vị trí eo đến mông, từ mông đến gấu để xuông thẳng tính từ vị trí mông.

- Lượng cử động thêm vào cho vòng eo là từ 1cm đến 2 cm, cho vòng mông là từ 2cm đến 3cm.

1.2.2. Thiết kế trang phục 3D

1.2.2.1. Thiết kế trên man-nơ-canh

Phương pháp thiết kế trên Ma-nơ-canh là phương pháp thiết kế bằng cách phủ vật liệu trực tiếp lên ma-nơ-canh hoặc người mẫu, sau đó tiến hành sắp xếp vật liệu trên đó để tạo nên kiểu dáng theo ý đồ thiết kế. Về mặt kỹ thuật, phương pháp thiết kế trên ma-nơ-canh giúp người thiết kế có thể hình dung nhanh và bao quát dễ dàng sản phẩn thiết kế, các ý tưởng thiết kế có thể được kiểm nghiệm ngay trong quá trình thực hiện, hiệu chỉnh các chi tiết nhanh và chính xác.

Một trong những đặc điểm nổi bật của phương pháp thiết kế mẫu trên ma-nơ- canh là người thiết kế có thể kiểm nghiệm được các đặc tính của vật liệu cũng như các hành vi của vật liệu trên cơ thể theo các phương pháp tạo dáng khác nhau. Nhà thiết kế có thể đánh giá, điều chỉnh độ vừa vặn của trang phục bằng cách tạo các chiết tại các vị trí hợp lý và độ lớn phù hợp.

1.2.2.2. Thiết kế theo công nghệ 3D

Thiết kế theo công nghệ 3D là việc thu thập, sử dụng các dữ liệu dưới dạng 3D để thiết kế sản phẩm bằng những phần mềm 3D chuyên dụng, như một số phần mềm đã trình bày ở phần 1.1.2.

Trong những năm gần đây, thiết kế trang phục sử dụng công nghệ 3D đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Có thể kể ra một vài công trình tiêu biểu sau đây :

21

Bảng 1.3: Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ứng dụng công nghệ 3D

TT Tác giả Năm Tên công trình

nghiên cứu

1. Park, S. J., and M.

Miyoshi 2003

Development of theory and auto CAD program for designing the individual bodice pattern from 3D scanning data of human body

2. Wang, Zhaohui 2008 A study of ease distribution in relation to jacket pattern alteration.

3. Xu, Jihong, and

Wenbin Zhang 2009

The vacant distance ease relation between body and garment

4. Kim, Soyong et al. 2010 3D pattern development of tight-fitting dress for an asymmetrical female manikin 5. Park, Soon-Jee, Kim

Hye-Jin 2011

Development of Pattern Drafting Method for Hip-hugger Tight Skirt and Round Belt 6. Trần Thị Minh Kiều,

Park SJ 2011

Development “Aodai” pattern for

Vietnamese women using 3D scan data. 7. Kim và Park 2011 Torso pattern design for Korean middle- aged woman using 3D human scan data

8. Phan Thanh Thảo 2011

Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo và chế tạo ma-na-canh chuẩn kích thước cơ thể trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học địa bàn thành phố Hà Nội sử dụng trong thiết kế công nghiệp may

9. Trần Thị Minh Kiều,

Đặng A.N, Park SJ 2011

3d dressed-model generation for Vietnamese women using human scan data

10. Trần Thị Minh Kiều 2012

Somatotype analysis anh torso pattern development for Vietnamese women in 30s using 3D body scan data

11. Pingying Gu et al. 2012

Study on Pattern Design Method of Women Tight Skirts Based on 3D Point- cloud Data

Ở công trình nghiên cứu của Park, S. J., and M. Miyoshi năm 2003[23], các tác giả đã sử dụng dữ liệu quét 3D, đã đưa ra lý thuyết và nguyên lý làm trơn bề mặt cơ thể bằng cách di chuyển các điểm lõm của da đến vị trí ngang bằng với điểm lồi lân

22

cận gần nhất. Các tác giả đã phát triển nguyên lý này để xây dựng bề mặt trang phục áo bó sát, áo bó sát xây dựng đi từ điểm lồi này sang điểm lồi tiếp theo. Như tại mặt cắt ngang đi qua đỉnh ngực áo bó sát sẽ đi từ đỉnh ngực trái sang đỉnh ngực phải. Tương tự, ở mặt lưng phần lõm dọc theo cột sống cũng được làm lồi từ điểm lồi bên này của cột sống qua đến điểm lồi bên kia cột sống. Sau khi làm lồi các điểm lõm của cơ thể để tạo hình áo bó sát, nhóm tác giả này chứng minh tại mỗi mặt cắt ngang của cơ thể (trong đó vòng eo, vòng bụng, vòng ngực) đều là kết hợp của một hình chữ nhật ở giữa và 2 nửa đường tròn hai bên.

Wang Zhaohui, năm 2007[37], đã nghiên cứu độ vừ vặn của áo vét nữ dạng X- line sử dụng công nghệ 3D. Qua công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra được khoảng cách giữa bề mặt cơ thể đến mặt trong của vải, khái niệm REA từng phần cũng được khẳng định, công thức tính toán REA đã được xây dựng dựa theo kết qủa đo từ thực nghiệm. Để nghiên cứu được khoảng cách REA này, tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của Miyoshi[23] như vừa trình bày ở trên, xem mặt cắt ngang của cơ thể tại vòng eo, mông, ngực là sự kết hợp của 1 hình chữ nhật và 2 nửa đường tròn 2 bên. Wang tính được khoảng cách REA qua thực nghiệm theo quy trình: 1) thiết kế hoàn thiện áo vét bằng phương pháp phủ vải phủ vải lên ma-nơ-canh, thực hiện đánh giá sản phẩm đảm bảo sản phẩm đạt độ vừa vặn tốt nhất; 2) thực hiện quét man-nơ- canh không mặc áo; 3) thực hiện quét ma-nơ-canh có mặc áo được thiết kế; 4) chồng 2 hình quét lên nhau và đo khoảng cách REA; 5) Xây dựng phương trình toán học của REA. Như vậy, để thực hiện được nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng máy quét 3D 2 lần và phải trải qua giai đoạn may mẫu thực trên ma-nơ-canh.

Xu Jihong và Wenbin Zhang năm 2009[39] kế thừa nghiên cứu trên và áp dụng để tính lượng dư cử động từng phần cho ma-nơ-canh khi mặc nhiều sản phẩm được thiết kế bằng nhiều chất liệu khác nhau. Tác giả cũng cần phải trải qua 2 lần quét ma- nơ-canh và may mẫu thực cho mỗi chất liệu.

Vì kết quả hình cơ thể thu được từ máy quét 3D là điểm ảnh không thể sử dụng trực tiếp vào các nghiên cứu thiết kế 3D, do đó từ năm 2010 nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu phương pháp tái tạo bề mặt cơ thể quét 3D từ điểm ảnh thành bề mặt cong

23

NURBS. Các công trình nghiên cứu của Kim Soyong et al. năm 2010[17], của Park SJ, Kim HJ[24], của Trần Thị Minh Kiều năm 2011[32],[33],[16] , của Phan Thanh Thảo năm 2011 v.v. đều đề cập đến giai đoạn tái bề mặt cơ thể ở giai đoạn đầu và ứng dụng chúng vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Tiếp theo sau việc tái tạo bề mặt là một loại các nghiên cứu về phương pháp trải phẳng bề mặt cơ thể bằng nhiều phần mềm khác nhau. Các phần mềm ứng dụng trải phẳng như Solid Work[17], UniGraphic UNGX [24] [ 32] [16] đều cho kết quả sai số trải phẳng rất nhỏ, khoảng 0,2% và đáng tin cậy.

Trong nghiên cứu của Kim Soyong[17], tác giả đã chia bề mặt ma-nơ-canh không đối xứng thành 22 mảnh nhỏ, thực hiện trải phẳng bề mặt của ma-nơ-canh, may sản phẩm áo váy bó sát gồm 22 mảnh nhỏ ghép lại đã chứng minh độ vừa vặn trang phục của phương pháp thiết kế trực tiếp lên ma-nơ-canh là rất cao. Với phương pháp tương tự, Trần Thị Minh Kiều đã nghiên cứu thiết kế áo dài cho phụ nữ Việt Nam[33], sử dụng dữ liệu quét 3D. Từ dữ liệu 3D, tác giả tái tạo bề mặt cơ thể, xây dựng bề mặt áo bó sát từ ngực đến mông, vẽ các đường thiết kế theo các đường đặc trưng của áo dài (đường tay raglan), trải phẳng và thu được các chi tiết của áo dài trực tiếp từ mô hình 3D mà không cần dùng đến công thức thiết kế áo dài.

Cùng một phương pháp thiết kế 3D, tác giả Park và Kim[24] đã thiết kế thắt lưng phục vụ y tế hỗ trợ các chứng đau cột sống. Sau khi trải phẳng bề mặt cơ thể, tác giả đã giảm trừ % chiều dài tương ứng với % co giãn của chất liệu của thắt lưng. Cùng cách nghiên cứu trên, nhóm tác giả này ứng dụng cho chất liệu khác là vải mộc không co giãn, xây dựng công thức thiết kế mẫu cơ sở áo nhẹ phụ nữ trung niên Hàn Quốc. Nghiên cứu này thực hiện theo quy trình: tái tạo bề mặt bề mặt cơ thể quét 3D; xây dựng áo bó sát; trải phẳng thành mẫu thiết kế áo bó sát; cộng lượng dư cử động vào các chi tiết thiết kế; may mẫu và đánh giá thử mẫu. Ở nghiên cứu này, tác giả đã không cộng lượng dư cử động vào mô hình 3D mà phải thực hiện cộng dư cử động bằng tay.

Năm 2011, tác giả Minh Kiều và các cộng sự đã xây dựng bề mặt trang phục 3D cho phụ nữ Việt Nam. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng dữ liệu 3D

24

thu được từ quá trình quét cơ thể để xây dựng bề mặt trang phục bó sát. Từ bề mặt này, các tác giả đã đưa ra 2 phương pháp xác định khoảng cách từ bề mặt cơ thể đến bề mặt phía trong của trang phục (REA), gồm phương pháp cộng từng phần và phương pháp cộng đều lượng dư cử động. Trong đó phương pháp cộng đều lượng dư đã được được chứng minh là có độ tin cậy cao và phương pháp thực hiện đơn giản.

Năm 2012, tác giả Minh Kiều đã xây dựng công thức thiết kế cho phụ nữ Việt Nam tuổi 30-39 sử dụng dữ liệu quét 3D[16]. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện các quy trình: tái tạo bề mặt bề mặt cơ thể quét 3D; xây dựng áo bó sát; cộng lượng dư cử động từng phần trực tiếp vào mô hình 3D trước khi trải phẳng. Như vậy, kết quả trải phẳng là mẫu cơ sở của áo nữ đã có lượng dư cử động cần thiết. Nghiên cứu này cải tiến hơn nghiên cứu khác ở chỗ chỉ cần 1 lần quét 3D đầu vào, nghiên cứu thiết kế mẫu hoàn toàn trên mô hình 3D, trải phẳng và kết quả mẫu sau cùng được thử mẫu và đánh giá độ vừa vặn trang phục trên mô hình 3D.

Cùng năm 2012, tác giả Pingying Gu và cộng sự đã đưa ra một hướng nghiên cứu khác, sử dụng hình quét 3D điểm ảnh[26] để xây dựng công thức thiết kế 2D trực tiếp cho sản phẩm chân váy bó sát. Trong nghiên cứu này tác giả đã không thực hiện quy trình phức tạp như các nghiên cứu được trình bày ở trên, không cần tái tạo bề mặt cơ thể, không cần xây dựng bề mặt chân váy bó sát, không cần trải phẳng. Tác giả đã sử dụng tọa độ điểm nhân trắc đo trực tiếp từ điểm ảnh 3D, xây dựng công thức tương quan tuyến tính với một bề mặt đi qua điểm lồi nhất của mặt sau cơ thể là đỉnh mông để xây dựng công thức thiết kế cho thân sau váy, bề mặt đi qua điểm lồi nhất của mặt trước là đỉnh bụng để xây dựng công thức thiết kế cho thân trước chân váy. Nghiên cứu này đóng góp lớn vào việc tự động hóa mẫu 2D từ hình quét 3D.

* Nhận xét chung về thiết kế theo công nghệ 3D

- Tất cả các nghiên cứu trên đây đều cần nguồn đầu vào là dữ liệu quét 3D. Từ dữ liệu quét 3D các tác giả có thể nghiên cứu ra nhiều kết quả đa dạng phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghệ may.

25

- Nếu không có máy quét 3D thì khả năng áp dụng công nghệ kỹ thuật thiết kế trang phục 3D cho người Việt Nam sẽ bị hạn chế. Vì vậy, đề tài này sẽ tìm ra hướng nghiên cứu nhằm xác định được tọa độ của các điểm nhân trắc cơ thể bằng phương pháp đo tay mà không cần dùng đến quét 3D.

Một phần của tài liệu Xây dựng công thức các đường cong ngang lưới cơ sở chân váy nữ sinh (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)