4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.6. Xây dựng hình trải 2D từ mô hình 3D cho sản phẩm và may thực nghiệm sản
Để trải phẳng bề mặt từ mô hình 3D, luận văn sử dụng phần mềm PTC Creo 3.0 (Pro engineer).
Bước 1: Chia bề mặt 3D của chân váy thành các vùng khác nhau.
Cụ thể, sử dụng Rapidform XOR3 để chia ½ chân váy làm 4 phần: phần 1 từ đường giữa thân trước đến đường chiết thân trước, phần 2 từ đường chiết thân trước đến đường sườn, phần 3 từ đường sườn đến đường chiết thân sau, phần 4 từ đường chiết thân sau đến đường giữa thân sau như hình 2.12.
Hình 2.12: phân chia các phần của chân váy để trải phẳng Bước 2: Trích xuất dữ liệu sang phần mềm Creo 3.0
Bề mặt 3D chân váy nữ được xây dựng bằng phần mềm Rapidform sau khi đã chia thành các phần nhỏ được trích xuất sang đuôi .igs. Dữ liệu được nhập vào phần mền Pro-engineer để tiến hành trải phẳng.
Bước 3: Sử dụng phần mềm Creo 3.0 để trải phẳng bề mặt 3D
* May thực nghiệm sản phẩm
- Dữ liệu thu được sau quá trình trải phẳng được trích xuất sang file có định dạng CAD với đuôi .dxf. Sử dụng phần mềm Lectra để hoàn thiện mẫu trải phẳng.
- Chất liệu được chọn để tiến hành may thực nghiệm sản phẩn là chất liệu không co giãn.
58
- Đánh giá sản phẩm theo chủ quan người mặc và theo chuyên gia dựa trên thang đánh giá Likert. Mẫu phiếu đánh giá và danh sách chuyên gia được trình bày trong phần phụ lục
2.3.7. Xây dựng công thức các đường cong ngang lý thuyết
Để xây dựng được công thức các đường cong ngang lý thuyết dựa trên kết quả thực nghiệm, ta cần làm theo quy trình 5 bước như sau:
Bước 1. Xác định các nút điều khiển trên đường cong thực nghiệm.
Hình 2.13: Xác định các nút điều khiển bằng vector biểu thị độ cong trong Rapidform XOR3
Các điểm nút điều khiển được tại các vị trí có sự thay đổi về độ cong [11]. Sử dụng Rapidform XOR3 để xác định vị trí các điểm nút điều khiển của các đường S- line tại eo, bụng trên, bụng và mông (hình 2.13).
Bước 2: Xác định mối tương quan giữa các nút nhân trắc và nút phụ thuộc.
Để xác định công thức tương quan, các nút được chia thành 2 loại:
- Các điểm nhân trắc chính: là điểm giữa thân sau, điểm giữa thân trước, điểm đỉnh mông và điểm sườn. Vị trí tương quan của các điểm này có thể được xác định dựa vào dữ liệu đám mây điểm hoặc dựa trên thông số cơ thể đo được (Hình 2.14). Theo đó, đối với đường cong cơ thể tại mông-bụng, điểm đỉnh mông được coi là điểm gốc, điểm giữa thân sau được tính bằng ½ khoảng cách 2 đỉnh mông. Điểm giữa thân
59
trước cách điểm giữa thân sau bằng số đo dày cơ thể tại mông, điểm sườn cách điểm giữa thân bằng số đo ½ rộng ngang mông. Đối với các đường cong cơ thể tại eo và mông, điểm giữa thân sau là điểm gốc. Các điểm giữa thân trước và sườn được xác định theo phương pháp tương tự như đường mông-bụng.
- Các điểm lân cận: là các điểm có vị trí lân cận các điểm nhân trắc chính và gọi là các điểm phụ thuộc. Tọa độ các điểm phụ thuộc được xác định bằng các phương trình hồi quy tuyến tính. Các điểm phụ thuộc nằm trong 2 vùng:
- Vùng 1: Nằm tại vị trí thân trước từ điểm giữa thân sau đến điểm sườn. - Vùng 2: Nằm tại thân sau từ điểm sườn đến điểm đỉnh mông.
Hình 2.14: tương quan giữa các điểm nhân trắc a: rộng đỉnh mông; b: dày mông; c: rộng ngang mông
Các điểm nhân trắc chính Các điểm phụ thuộc
Bước 3: Xây dựng công thức tương quan giữa điểm nhân trắc và điểm phụ thuộc.
Sử dụng phép tương quan tuyến tính y=ax+b [42], trong đó: y: tọa độ điểm nút phụ thuộc cần phải tính;
60
x là tọa độ của điểm nút nhân trắc đo được; a b: là các hệ số tương quan;
Bước 4: Đánh giá độ chính xác tọa độ nút thực nghiệm và tọa độ nút lý thuyết.
Xacs định độ chính xác tọa độ nút bằng phương pháp kiểm định trị trung bình của hai mẫu phụ thuộc “pair sample t-test”[42]. Đây là loại kiểm định dùng cho 2 nhóm tổng thể có liên hệ với nhau. Quá trình kiểm định sẽ bắt đầu bằng phép trừ, sau đó kiểm nghiệm sự chênh lệch trung bình của tổng thể, nếu giá trị Sig. ≤0,05 thì có sự khác biệt, nếu 0,05 < Sig. ≤ 1 là không có sự khác biệt. Phương pháp kiểm định này rất thích hợp với dạng thử nghiệm trước và sau.
Bước 5: Xây dựng công thức s-pline của các đường cong ngang chân váy và kiểm tra biên dạng đường s-pline bằng phần mềm Matlab.
Sau khi xác định các nút điều khiển trên đường cong s-pline tại eo, bụng và mông, xây dựng các vector điều khiển cho phương trình đường cong mặt cắt cơ thể. Biễu diễn đường cong thực nghiệm và đường cong lý thuyết bằng phần mềm Matlab theo nguyên lý kết nối các điểm nút, biên dạng của đường cong được tạo ra bằng phương pháp nội suy từ các điều kiện biên của đường cong S-pline.
Phương trình tổng quát đường S-pline của có dạng:
Với 2 vector nút x(x1,x2…..xn) và y(y1, y2….yn) Trong đó: Pk : Là điểm nút với k=1;
L: các điểm kiểm soát;
Rk(t): Là các hàm trộn, bậc 3, liên tục trong mỗi đoạn con [ti, ti+1] và liên tục trên mỗi nút;
61
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN