4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5. Xây dựng bề mặt trang phục 3D
1.5.1. Xây dựng bề mặt lưới cơ thể người 3D
Xây dựng bề mặt lưới cơ thể là quá trình tạo một lưới điều khiển trên bề mặt cơ thể 3D đã được tái tạo. Mục đích của quá trình xây dựng lưới bề mặt cơ thể 3D là
34
nhằm tạo ra một cấu trúc lưới các điểm điều khiển. Từ cấu trúc này sẽ phát triển thành bề mặt của trang phục và làm cơ sở cho quá trình trải phẳng.
Cơ chế tạo ra các điểm điều khiển được Wang và các cộng sự (2002)[34] trình bày trong nghiên cứu của mình. Theo đó, các điểm điều khiển được tạo ra tại các điểm giao nhau của các đường cong ngang và dọc đặc trưng của cơ thể (hình 1.19). Tại các điểm này có thể điều chỉnh được biên dạng của đường cong sao cho phù hợp với bề mặt trang phục cần thiết kế.
Hình 1.19: Cơ chế hình thành các điểm điều khiển
Sau khi tạo được lưới điều khiển, mô hình lưới 3D trang phục bó sát được tạo ra từ bề mặt lưới này. Cơ chế cho việc tạo ra cấu trúc lưới trang phục bó sát đã được phát triển bởi Park và Miyoshi (2003) [23]. Lưới Trang phục bó sát được tạo ra các đường cong polyline bằng cách kết nối các phần đặc trưng của cơ thể theo chiều dọc và theo chiều ngang.
Các đường ngang và dọc thiết lập thành khung bề mặt với các điểm kiểm soát tại các vị trí liên kết giữa các đường dọc và đường ngang (hình 1.19). Sau khi có được lưới trang phục bó sát, các lưới trang phục khác có thể được tạo ra nhờ thêm vào lượng dư cử động phù hợp.
Khi xác định được lượng cử động thêm vào tại các vị trí trên đường cong của lưới bó sát, có thể xác định được đường S-pline tại các mặt cắt ngang của trang phục. Các đường ngang này kết hợp với các đường dọc sẽ tạo ra bề mặt lưới 3D của trang phục. Lưới này là cơ sở để xây dựng bề mặt NURBS của trang phục.
35
1.5.2. Lượng dư cử động và phân phối lượng dư trong thiết kế trang phục 3D