T( y, n) t(0, 99; 40) 2, 62 ttt 3,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪNHỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ (Trang 112 - 176)

V. Cá nhân tự đọc phần ghi nhớ.

t( y, n) t(0, 99; 40) 2, 62 ttt 3,

Kết luận: Giá trị các hệ số Studen theo tính toán lớn hơn giá trị trong bảng lý thuyết với độ tin cậy y = 99% điều này khẳng định giá trị trung bình

đã tính trong bảng trên là có ý nghĩa.

Bảng tổng hợp các thông số thống kê của các lần kiểm tra (Bảng 12)

Lần k.tra Số HS X Y S 2 S V% TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 80 80 6,8 5,76 2,33 3,38 1,53 1,83 22,5 23,9 2 80 80 6,6 5,45 1,33 1,57 1,15 1,25 17,42 22,9 3 40 40 6,77 5,57 2,28 2,9 1,5 1,7 22,1 30

Kết luận chương 3

Với mục đích kiểm tra tính khả thi của đề tài, người thực hiện đề tài cùng với các cộng sự qua đợt thực nghiệm sư phạm tại các trường đã chọn, căn cứ vào những kết quả đã thu được chúng tôi có một số kết luận sau:

1) Thực nghiệm sư phạm đã hoàn thành được nhiệm vụ và đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra.

2) Theo dõi sự tham gia của học sinh trong giờ học chúng tôi đánh giá: Ở lớp thực nghiệm, học sinh đã TNSP đã tích cực tham gia hoạt động nhận thức, hứng thú học tập, do đó chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh được nâng cao hơn, điều này thể hiện ở chỗ:

- Số lần học sinh mô tả, viết lại được đúng điều đã học ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đương nhau

- Số lần học sinh trả lời câu hỏi, đưa ra mô hình giả thuyết, hệ quả logic, phương án thí nghiệm, số học sinh biết cách thức giải quyết vấn đề của bài học ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

- Số lần học sinh phán đoán, giải thích được hiện tượng mới (hoặc giải bài tập) có tính sáng tạo, số học sinh đề xuất và giải quyết vấn đề học tập độc đáo ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng.

3) Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra chúng tôi thấy:

- Điểm trung bình cộng và điểm khá giỏi của các học sinh ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, điểm yếu kém của các học sinh ở nhóm thực nghiệm thấp hơn nhóm đối chứng.

- Các tham số thống kê như hệ số biến thiên, phương sai S 2 , độ lệch chuẩn S của các giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm luôn nhỏ hơn nhóm đối chứng.

- Các đường biểu diễn sự phân phối tần suất trong các lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm đều nằm ở bên phải và dịch chuyển theo chiều tăng điểm số X iso với nhóm đối chứng.

- Hệ số Studen tính toán được ( ttt ) luôn lớn hơn giá trị thu được trong

bảng lý thuyết t y , n . Chứng tỏ kết quả chiếm lĩnh tri thức của học sinh ở

nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Như vậy giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn.

4) Thực nghiệm sư phạm đã giúp cho người thực hiện đề tài, giáo viên cộng tác thực nghiệm hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và hiệu quả của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đối với việc nâng cao chất lượng dạy học.

KẾT LUẬN

Đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo, tăng cường sử dụng phương tiện dạy tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động nhận thức thông qua việc xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập là vấn đề đang được nhiều giáo viên áp dụng trong dạy học.

1) Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã thực tập trung nghiên cứu quan điểm hiện đại về dạy học, phương pháp dạy học và việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dạy học là hoạt động cơ bản của việc giáo dục - đào tạo trong các nhà trường. Trong dạy học, thày giữ vai trò quan trọng, thày không phải chỉ là người truyền đạt kiến thức mà phải là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn học sinh trở thành chủ thể hoạt động. Thầy tạo ra quan hệ "thầy - trò; trò - trò", tổ chức cho học sinh hợp tác và học hỏi lẫn nhau trên cơ sở phát huy tính tích cực, tự lực chủ động tham gia hoạt động của tập thể của học sinh. Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, chỉ thực sự đạt kết quả cao nếu học sinh là người có ý thức chủ động tích cực và sáng tạo. Trong dạy học, phương pháp dạy học được quy định bởi nội dung, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học, mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu và nhược điểm. Giáo viên cần lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học để đạt hiệu quả giờ học cao nhất.

2) Chúng tôi cũng đi sâu nghiên cứu về việc xây dựng tình huống học tập và việc hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí, như những đặc trưng cơ bản của xây dựng tình huống học , các pha tiến hành nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và giải quyết tình huống học

tập tập cũng như hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí. Trong quá trình học sinh tham gia xây dựng tình huống học tập và giải quyết tình huống học tập học sinh tiếp thu tri thức và phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

Việc xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập có thể thức hiện phỏng theo tiến trình nghiên cứu khoa học. Tiến trình dạy học này gồm gồm việc phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, đề xuất kết luận cần tìm (kiến thức mới), đồng thời triển khai xem xét khả năng chấp nhận của kết quả tìm được trên cơ sở vận dụng kiến thức mới vào những hoàn cảnh, điều kiện mới, xem xét phù hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm.

Chúng tôi đã phân tích đặc điểm chương " Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể" và vận dụng lí luận này vào việc thiết kế 3 bài học của chương " Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể" .

3) TNSP đã được thực hiện đúng kế hoach, giáo viên thực nghiệm về cơ bản đã tiến hành giờ học đúng như giáo án của người nghiên cứu. TNSP cho thấy: Có thể xây dựng quá trình dạy học các kiến thức vật lý cụ thể thông qua việc tổ chức các tình huống học tập và định hướng hoạt động giải quyết tình huống học tập, qua đó làm cho học sinh trở thành chủ thể thực sự của hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ, sáng tạo. Các giáo án thực nghiệm có tính khả thi và có hiệu quả nâng cao chất lượng học tập.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông.

4) Tuy nhiên trong điều kiện thời gian còn hạn chế, đề tài mới nghiên cứu áp dụng trên một phạm vi hẹp (ba trường thực nghiệm) nên chất lượng và hiệu quả nghiên cứu chắc chắn chưa thể đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của đề

tài. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.

5) Một số kiến nghị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học vật lý ở trường THPT. Đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy học mới và cả kiến thức chuyên để đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm, phương tiện dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪNHỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ (Trang 112 - 176)