6. Câu hỏi Đánh giá
2.1.1.2. Đặc trưng thứ ha
Đặc trưng thứ hai của việc xây dựng tình huống học tập và giải quyết tình huống học tập là chia quá trình thành những giai đoạn, những bước có tính mục đích chuyên biệt. Có nhiều ý kiến, quan điểm ủng hộ và thống nhất gồm bốn giai đoạn và mười bước.
*
G i ai đoạn 1: Giai đoạn định hướng (gồm 2 bước)
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề cần nghiên cứu, hoặc người học tự nêu vấn đề cần nghiên cứu. Qua đó, người học ý thức được mâu thuẫn nhận thức và có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó.
- Bước 2: Người học phát biểu vấn đề, ở bước này người học nêu lên những mâu thuẫn cần giải quyết mà bản thân họ ý thức được, qua đó họ định hướng được các hoạt động tìm kiếm, Nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.
*
G i ai đoạn 2 : Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (gồm 2 bước)
- Bước 3: Người học huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm mà bản thân đã tích luỹ được, từ đó họ lựa chọn, sử dụng những cái cần thiết có liên quan giải quyết vấn đề đặt ra.
- Bước 4: Người học tự nêu lên các giả thuyết. - Bước 5: Người học tự lập kế hoạch thực hiện.
*
G i ai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch (gồm 2 bước)
- Bước 6: Dưới sự tổ chức, theo dõi, uốn nắn của giáo viên người học tự lực thực hiện kế hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề.
- Bước 7: Người học tự lực đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nếu kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết thì chuyển sang giai đoạn kết luận, đánh giá kết quả. Nếu kết quả không phù hợp - Nghiên cứu lại giả thuyết.
*
G i ai đoạn 4: Kiểm tra, tổng kết (gồm 3 bước)
- Bước 8: Người học phát biểu ý kiến, kết luận, chuyển sang thử nghiệm.
- Bước 9: Người học kiểm tra thử nghiệm kết quả nghiên cứu.
- Bước 10: Người học tổng kết đánh giá kết quả. Khái quát những tri thức mới, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hành động trí tuệ mới.
Tuy nhiên việc phân ra các bước là hoàn toàn tương đối, ta có thể cắt bỏ hoặc làm tắt các bước trên cơ sở nội dung, vấn đề cụ thể, mức độ cụ thể.
Nhận xét: Qua sơ đồ trên ta thấy trong các giai đoạn, các bước của phương pháp giải quyết vấn đề. Người học phải tự tìm tòi các biện pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra và có thể tự đánh giá kết quả của mình, còn giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, gợi mở, định hướng cho học sinh giải quyết vấn đề.
Hình 1.2. Sơ đồ các bước của phương pháp giải quyết vấn đề