Các thí nghiệm được tiến hành bằng cách phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat ở các khoảng nồng độ thích hợp lên cây Cúc Vạn Thọ trồng trên chậu
thí nghiệm ở hai giai đoạn đã nêuở trên. Kết quả thu được như sau:
3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ phức xeri(IV) xitrat đến sự sinh trưởng củacây Cúc Vạn Thọ ở giai đoạn 1
Các nghiên cứu thử nghiệm phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat làm chất kích thích tăng trưởng cho cây Cúc Vạn Thọ non, được tiến hành bằng cách
phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat các nồng độ 0, 50, 100, 150, 200, 250, 300, 350, 400 ppm vào các lô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Mỗi lần phun, dùng bình phun có dung tích 500 ml pha với lượng phức
lần lượt là: 0, 25, 50, 75, 100, 125, 150, 175, 200.10-6mol. Tương ứng cho
Vạn Thọ với mục đích khảo sát khả năng phát triển chiều cao thân của cây
Cúc Vạn Thọ non.
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phứcxeri(IV) xitrat đến sự sinh trưởng của cây Cúc Vạn Thọ sau khi phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat ở giai đoạn 1 được trình bàyở bảng 3.5 và hình 3.8.
Bảng 3.5: Ảnh hưởng phức xeri(IV) xitrat đến chiều cao
thân cây Cúc Vạn Thọ Nồng độ (ppm) Chiều cao (cm) 0 (lô 1) 50 (lô 2) 100 (lô 3) 150 (lô 4) 200 (lô 5) 250 (lô 6) 300 (lô 7) 350 (lô 8) 400 (lô 9) Chậu 1 25,0 27,5 29,4 29,8 29,9 33,5 32,1 32,3 30,1 Chậu 2 26,4 27,6 29,3 29,7 31,2 32,7 32,2 32,4 31,2 Chậu 3 27,0 27,4 29,1 29,3 30,1 33,5 32,4 32,0 31,7 Chậu 4 26,6 27,7 28,7 30,0 31,5 34,2 32,5 32,1 31,3 Trung bình 26,3 27,6 29,1 29,7 30,7 33,5 32,3 32,2 31,1
26.3 27.6 29.1 29.7 30.7 33.5 32.3 32.2 31.1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Hình 3.8: Ảnh hưởng của nồng độ phứcxeri(IV) xitrat
đến chiều cao thâncủa cây Cúc Vạn Thọsau khi phun dung dịch phứcxeri(IV) xitrat cuối giai đoạn 1
Từ kết quả nghiên cứu ở hình 3.8, có thể thấy rằng, sau khi phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat làm chất kích thích tăng trưởng cho cây Cúc Vạn
Thọ ở giai đoạn 1: khi tăng nồng độ dung dịch phức xeri(IV) xitrat từ 50 ppm cho đến 250 ppm khả năng sinh trưởng của cây Cúc Vạn Thọ tăng lên đáng
kể, nhưng khi tăng nồng độ dung dịch phức xeri(IV) xitrat lên thêm nữa thì khả năng phát triển của câyCúc Vạn Thọ không tăng nữa, mà bị ức chế.
Nồng độ
dung dịch phức
xeri(IV) xitrat (ppm)
Chiều cao thân
Được phun dung dịch phức
xeri(IV) xitrat nồng độ 250ppm
Không phun dung dịch phức
xeri(IV) xitrat (đối chứng)
Hình 3.9: Cây Cúc VạnThọcuối giai đoạn 1
Như vậy độ tăng trưởng của cây Cúc Vạn Thọ mạnh nhất là khi phun dung dịch phứcxeri(IV) xitratở nồng độ bằng 250 ppm.
Vì vậy, chúng tôi chọn khoảng nồng độ dung dịch phứcxeri(IV) xitrat từ
200 ppm đến 300 ppm để nghiên cứu phun vi lượng cho cây Cúc Vạn Thọ trưởng thành (thí nghiệm tiếp ở giai đoạn 2).
3.3.2.Ảnh hưởng của phức xeri(IV) xitratđến đường kínhcủa hoa Cúc Vạn Thọ ở giai đoạn 2
Từ kết quả thử nghiệm phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat trên cây Cúc Vạn Thọ nonở giai đoạn 1, cho thấy phức chất nàyđã có ảnh hưởng tốt nhất đến sự phát triển của cây Cúc Vạn Thọ ở 3 lô (12 chậu) có nồng độ dung dịch phức xeri(IV) xitrat là 200, 250, 300 ppm, đó là các lô số5, 6, 7. Ba lô 5, 6, 7
này tiếp tục được phun như trên ở giai đoạn 2.Sau khi kết thúc giai đoạn 2, đường
kính hoa Cúc Vạn Thọtính cho 3 lô 5, 6, 7được ghi ở bảng 3.6.
Bảng 3.6:Đường kính hoaCúc Vạn Thọ khi đã thử nghiệm
dung dịch phứcxeri(IV) xitrat
Đường kính hoa (cm)
Đối chứng (Lô 1)
Phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat ở nồng độ, (ppm) 200 (Lô 5) 250 (Lô 6) 300 (Lô 7) Chậu 1 7,5 7,6 7,8 7,6 Chậu 2 6,8 7,5 8,2 8,1 Chậu 3 7,0 7,7 7,9 7,6 Chậu 4 7,3 7,6 8,3 8,1 Trung bình 7,15 7,6 8,05 7,85 Tăng đường kính hoa (%) - 6,29 12,59 9,79
Từ kết quảnghiên cứu ở bảng 3.6, cho thấy kết quả thử nghiệm khiphun dung dịch phức xeri(IV) xitrat thì Cúc Vạn Thọ phát triển tốt và đường kính
hoa hoatăng lên 12,59% khi phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat ở nồng độ vi lượng 250 ppm.
Đối với 3 lô (lô10, 11, 12)(bao gồm 12 chậu) chưa tham gia thử nghiệm giai đoạn 1, chỉ dùng để thử nghiệm ở giai đoạn 2, đó là các lô được gieo trồng đồng thời với các lô thử nghiệm giai đoạn 1 nhưng chưa phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat và đã được để riêng (tương đương như các cây đối chứng ở giai đoạn 1).
Các chậu ở 3 lô (lô 10, 11, 12) này chỉ được phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat có nồng độ lần lượt là 200, 250, 300 ppm. Sau khi kết thúc giai
đoạn 2, đường kính hoa Cúc Vạn Thọtính cho 3 lô 10, 11, 12 đượcghi ở bảng
3.7.
Bảng 3.7:Đường kính hoaCúc Vạn Thọ khi đã thử nghiệm
dung dịch phức xeri(IV) xitrat
Đường kính hoa (cm)
Đối chứng (lô 1)
Phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat ở nồng độ, (ppm) 200 (lô 10) 250 (lô 11) 300 (lô 12) Chậu 1 7,5 7,6 7,7 7,5 Chậu 2 6,8 7,4 8,1 7,9 Chậu 3 7,0 7,6 8,1 7,8 Chậu 4 7,3 7,7 8,2 8,1 Trung bình 7,15 7,58 8,03 7,83 Tăng đường kính hoa (%) (%) – 6,01 12,31 9,51
Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7, cho thấy kết quả thử nghiệm khiphun dung dịch phức xeri(IV) xitrat thì Cúc Vạn Thọ phát triển tốt và đường kính
hoa tăng lên 12,31% khi phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat ở nồng độ vi lượng 250 ppm.
Thông qua số liệu của hai bảng 3.6 và 3.7 cho thấy kết quả thử nghiệm
khi phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat thì Cúc Vạn Thọ đều cho hoa đẹp và
đều có đường kính hoa tăng lên trên 12% khi phun dung dịch phức xeri(IV)
xitrat ở nồng độ vi lượng 250 ppm. Do đó nếu chỉ cần cho hoa to và đẹp, chỉ cần phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat có nồng độ 250 ppm ở giai đoạn 2 là đủ.
Hìnhảnh hoa Cúc Vạn Thọ đãđược thử nghiệm dung dịch phứcxeri(IV) xitrat, trình bày trên hình 3.10dưới đây.
Hình 3.10: Cúc Vạn Thọ đãđược thử nghiệm
dung dịch phức xeri(IV) xitrat ở giai đoạn 2
a)Được phun dung dịch
phức xeri(IV) xitrat nồng độ 250 ppm
b) Không phun dung dịch
phức xeri(IV) xitrat
Hình 3.10.6: Hoa Cúc Vạn Thọ được phun dung dịch
phứcxeri(IV) xitrat nồng độ 250 ppm (ở lô 11)
Hình 3.10.7: Hoa Cúc Vạn Thọ khôngđượcphun dung dịch
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu điều chế phức chất xeri(IV) với axit xitric và
ứng dụng xeri xitrat làm chất kích thích tăng trưởng cho cây Cúc Vạn Thọ,
chúng tôi đã thuđược một số kết quả sau đây:
1. Bằng thực nghiệm đã tìm được các điều kiện thích hợp về thời gian, nhiệt độ, pH, tỉ lệ các chất tham gia phản ứng để tổng hợp phức chất của axit xitric
và xeri(IV) oxit:
Thời gian : 5 giờ
Nhiệt độ : 60oC
pH : 7
Tỉ lệ axit xitric : Ce4+(mol/mol) : 1:1
2. Bằng phổ hồng ngoại và phân tích nhiệt, đã chứng minh được phức chất
xeri xitrat đã tạo thành.
3. Đã thử nghiệm dung dịch phức xeri(IV) xitrat làm chất kích thích tăng trưởngcho cây Cúc Vạn Thọ, kết quả cho thấy dung dịch phứcxeri(IV) xitrat có nồng độ 250 ppm đã cóảnh hưởng rõ rệt đến:
- Quá trìnhsinh trưởng củacây Cúc Vạn Thọcụ thể là làm cho chiều cao
của thân cao hơn(Chiều cao trung bình trong số các cây được phun dung dịch
phức xeri(IV) xitrat so với chiều cao trung bình các câyở lô đối chứng tăng
7,2 cm (27,38%) khảo sát ở cuối giai đoạn 1).
- Đường kính hoa Cúc Vạn Thọ tăng: ở các cây được phun dung dịch
phức xeri(IV) xitratnồng độ 250 ppmđường kính hoa tăng lên đến12,59 %. - Nếu chỉ cần Cúc Vạn Thọ cho hoa to và đẹp, chỉ cần phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat có nồng độ 250 ppm ở giai đoạn 2 là đủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Bộ (2007), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.470.
3. Võ Phương Chi, Dương Đức Tiến (1998), “Phân loại thực vật”, NXB Đại
học và trung học chuyên nghiệp, tr.424 –436.
4. Lưu Minh Đại, Đặng Vũ Minh (1999), Một số kết quả ứng dụng vi lượng đất hiếm trong nông nghiệp. Báo cáo tổng kết đề tài Trung tâm Khoa học
Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia, Hà Nội.
5. Lưu Minh Đại, Đặng Vũ Minh (1999), Nghiên cứu thử nghiệm vi lượng đất hiếm cho cây lúa. Báo cáo tổng kết đề tài thuộc chương trình vật liệu
mới KC 05, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
6. Dương Văn Đàn (1994), Nguyên tố vi lượng và phân vi lượng, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Đỉnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp
nghiên cứu cấu trúc phân tử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Phạm Thị Duệ, Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh, NXB Hà Nội –
2005.
9. Nguyễn Thanh Hùng (1999), Một số loại phân bón và cách sử dụng, NXB
Tp. Hồ Chí Minh.
10. Lê Thị Thu Hương (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp
(Tagetespatula L.) và LộcKhảo (Phloxdrummoldi Hook.) trồng trong chậu
phục vụ trang trí tại Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp Hà Nội.
11. Hồ Viết Quý (1999), Phức chất trong hóa học, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
12. Võ Văn Tân, Võ Quang Mai... (2008), Nghiên cứu tổng hợp và khảo nghiệm phân bón vi lượng và đất hiếm làm tăng năng suất, chất lượng một
số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở Thừa Thiên Huế.Báo cáo tổng kết đề
tài khoa học công nghệ cấp Bộ, mã số B 2006-DHH 03-06, trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế.
13. Võ Văn Tân (2008), Nghiên cứu tổng hợp glutamat kẽm vàứng dụng làm
phân bón vi lượng cho cây ăn quả ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Hóa học,
T46 (2A), trang 271-276.
14. Võ Văn Tân, Trần Thị Khánh Vân (2008), Nghiên cứu tổng hợp glutamat
lantan vàứng dụng làm phân bón vi lượng cho cây Thanh Tràở thành phố
Huế.Tạp chí Hóa học vàỨng dụng. Số 5 (77), trang 35-38.
15. Võ Văn Tân, Nguyễn Thị Phương Trang (2011), Nghiên cứu tổng hợp glutamat neodym làm phân bón vi lượng. Tạp chí Hóa học và Ứng dụng.
Số 1 (5)/2011, trang 39-44.
16. Nguyễn Quang Thạch, Đặng Văn Đông, Cây hoa cúc và kỹ thuật trồng,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.
17. Đào Đình Thức (2007), Một số phương pháp phổ ứng dụng trong hóa
học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Nguyễn Bá Tiến, Nguyễn Yên Ninh, Nguyễn Minh Phượng, Mai Chí
Thuần, Nguyễn Quang Anh, Đinh Thị Liên (2003). Sản xuất phân bón vi lượng đất hiếm và kết quả ứng dụng trên cây chè. Tuyển tập báo cáo Hội
nghị Hóa học toàn quốc lần thứ IV, symposium hóa học phục vụ nông lâm
thuỷ sản, tr. 9-13.
19. Nguyễn Đình Triệu (2005), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý
(tập 1,2).NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
20. Nguyễn Trọng Uyển, Đào Văn Chung, Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Văn Tý
(1998). Tổng hợp phức chất rắn của một số NTĐH với axit L-Glutamic và
bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của chúng. Tuyển tập báo cáo Hội
nghị Hóa học toàn quốc lần thứ 3, tập 2,trang 612-615.
21. Nguyễn Trọng Uyển, Nguyễn Quốc Thắng (1998), “Nghiên cứu sự tạo
phức của một số NTĐH với axit Glutamic và bước đầu thăm dò hoạt tính
sinh học của chúng”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Hóa học toàn quốc lần
thứ 3, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Uyển (1999), Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng, NXB Tp. Hồ Chí Minh.
B. Tiếng Anh
23.Guo Bosueng et al (1998), Rare earth elements in Agriculture, China Agri.
Sci-Tech, Press, Beijing.
24. Guo Bosheng (1987). A new application field for Rare earth –
Agriculture; Inorganica Chimica Acta, 140.
25. T.H. David Singh, C.H. Sumitra, N. Rajmuhon Singh and M. Indira Devi
(2004), “Spectral study of the complexation of Nd (III) with glutathione
reduced (GSH) in the presence and absence of Zn (II) in aquated organic solvents”,Indian Academy of Sciences. J. Chem. Sci, pp. 303- 309.
26. Tang Xike (1989), “Rare earth elements and Plant”, China Agri, Sci Tech, Press, Beijing.
27. Wu Yang, Jinzhang Gao, Jingwan Kang and Weidong Yang (1997), “Acid
Complexation and Electronic Spectra of Neodymium(III) – Amino - 1, 10- Phenanthroline Systems in Aqueous Solution”, Plenum Publishing