Giới thiệu về cây Cúc Vạn Thọ (Thái Lan)

Một phần của tài liệu Điều chế xeri(IV) xitrat và ứng dụng kích thích tăng trưởng cho cây cúc vạn thọ luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 31 - 34)

Hình 1.2: Hoa Cúc Vạn Thọ

Tuy cây Cúc có nguồn gốc từ lâu đời nhưng đến năm 1688 Jacob Layn người Hà Lan mới trồng phát triển mang tính thương mại trên đất nước của

hoa quan trọng nhất đối với Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Hà Lan, Cúc là cây hoa quan trọng thứ hai sau Hồng.

1.4.1. Đặc điểm thực vật học

Cây hoa cúc loài Vạn Thọthuộc lớp hai lá mầm (Dicotylaenae), phân lớp

cúc (Asteroideae), chi Chrysanthemum, loài Marigold, giống Tagetes [2],[3], có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, du nhập sang Đài Loan và nhập

nội về Việt Nam.

1.4.1.1. Rễ

Cúc Vạn Thọ có bộ rễ chùm, phân nhánh nhiều, phần lớn phát triển theo

chiều ngang, phân bố ở tầng đất mặt từ 5-20cm. Kích thước các rễ trong bộ rễ

chênh lệch nhau không nhiều, số lượng rễ rất lớn do vậy khả năng hút nước và dinh dưỡng rất mạnh [8].

1.4.1.2. Thân

Cây thuộc thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy càng lớn càng cứng,

cây dạng đứng. Chiều cao thân cây khoảng 40-45cm, phân cành mạnh thích

hợp cho trồng chậu và trồng thảm[8].

1.4.1.3. Lá

Lá Cúc Vạn Thọ thường là lá đơn không có lá kèm, mọc so lenhau, bản

lá xẻ thùy lông chim. Lá có mùi hăng hắc khi vò nát, nay có giống lá không hôi và có mùi thơm nữa. Mặt dưới phiến lá bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng[8].

1.4.1.4. Hoa, Quả và hạt

Hoa Cúc Vạn Thọ là hoa đơn hoặc hoa kép. Mỗi hoa gồm rất nhiều hoa

nhỏ gộp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tựa đầu trạng mà mỗi đầu

trạng là một bông hoa. Trong thực tế tuỳ theo mục đích sử dụng mà người ta để một bông trên một cành hay nhiều bông trên một cành, trình tự nở hoa

từngoài vào trong. Màu sắc của hoaCúc Vạn Thọ thường màumàu vàng tươi,

vàng chanh hay màu cam. Đường kính của bông hoa phụ thuộc vào giống,

giống hoa to có đường kính 10-12cm, loại trung bình 5-7cm và loại nhỏ 1- 2cm [8], [10] [16].

Quả Vạn Thọ là loạiquảbế, đóng, chứahạt,quả có chùm lông do đài tồn

tại để phát tán hạt, có phôi thẳng mà không có nội nhũ. Trọng lượng 1000 hạt

khoảng 1g[8].

1.4.2.Ý nghĩa kinh tế

Hoa Vạn Thọ trồng để phủ đầy bồn cảnh, làm hoa viền quanh bồn,

quanh liếp, trồng chậu kiểng, trồng giỏ treo hay làm hoa cắt cành cắm chung

với các hoa khác. Những loại Vạn Thọ nở nhiều tháng và lâu tàn đáng cho chúng ta trang điểm các bồn hoa công viên, biệt thự, dọc các xa lộ, đường

phố, dưới các hàng cổ thụ đặc thù cho công chúng chiêm ngưỡng.

Cúc Vạn Thọ rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và trưng bày trong

dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại, dùng lá để chữa bệnh nấc cụt. Ở Thái Lan, Ấn Độ hoa vạn thọ còn dùng trong công nghệ chế biến thức ăn gia súc, làm tăng hàm lượng Caroten trong

thức ăn cho gà đẻ trứng để có lòng đỏ nhiều. Hoa vạn thọ còn dùng để chiết

xuất Caroten làm thực phẩm.

Cách đây vài năm Vạn Thọ được trồng ở Đông Phi Châu để lấy sắc tố

CHƯƠNG 2

KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Điều chế xeri(IV) xitrat và ứng dụng kích thích tăng trưởng cho cây cúc vạn thọ luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)