Thử nghiệm bón vi lượng xeri(IV) xitrat cho cây Cúc Vạn Thọ

Một phần của tài liệu Điều chế xeri(IV) xitrat và ứng dụng kích thích tăng trưởng cho cây cúc vạn thọ luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 36 - 40)

Các thí nghiệm nghiên cứu thử nghiệm phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat làm chất kích thích tăng trưởngcho cây Cúc Vạn Thọ trên các chậu cây

thí nghiệm ở phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với mục tiêu kích thích chiều cao thân và đường kính hoa, được tiến hành

như sau:

2.4.1. Chuẩn bịchậu đất:

-Đất gieo hạt phải tơi xốp, nhuyễn thoát nước nhanh để rễ phát triển tốt, đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con. Lấy đất ruộng (đất cát pha thịt)

về phơi ải, đập nhỏ, trộn đều với phân chuồng đả được ủ hoai.

- Đất trồng trong chậu thí nghiệm là hỗn hợp đất gồm 3 phần, tro trấu

phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất gò mối hay xơ dừa

và phân chuồng ủ hoai. Hỗn hợp trên trộn đều theo tỷ lệ 10:4:1 sau đó chia

đều vào 48 chậu và chỉ vô đất khoảng ½ chậu, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy. (mỗi chậu có đường kính 20 cm, cao 20 cm), khoảng cách giữa các chậu (tâm đến tâm) 40 cm.

2.4.2. Gieo hạt:

Sau khi chuẩn bị đất xong, gieo hạt và tưới nước cho ẩm, sau 3-5 ngày hạt sẽ nảy mầm hết, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. Sau 5 ngày thì

bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10h đậy lại. Sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt. Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.

15 ngày sau gieo, chọn 48 cây đều nhau cấy vào 48 chậu thí nghiệm đã

được chuẩn bị. Trong đó 36 chậu được thử nghiệm ở cả 2 giai đoạn 1 và 2; 12

chậu chỉ được thử nghiệm ở giai đoạn 2. Cấycây con ra chậu thí nghiệm, chú

ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu

chỉ tưới phun sương trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới

mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa hoặc thấy nhiều nước

cần phải xới xáo cho đất trong chậu thoáng và thoát nước nhanh.

Hình 2.1: Cây Cúc Vạn Thọ con sau khi được cấy ra chậu thí nghiệm

Khi cây non được khoảng 20 ngày thì mới phundung dịch phức xeri(IV)

xitrat để thử nghiệm ở giai đoạn 1. Giai đoạn 1 này được thử nghiệm trong

là cây Cúc Vạn Thọ đã trưởng thành). Tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 2 với

cây Cúc Vạn Thọ đã trưởng thành trong khoảng 20 ngày nữa.

2.4.3. Thử nghiệm ở giai đoạn 1: Thử nghiệm phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat làm chất kích thích tăng trưởng cho cây Cúc Vạn Thọ non.

Tổng số chậu cây cúc vạn thọ được dùng thử nghiệm là 48chậu.

Ở giai đoạn 1 dùng 36 chậuchia thành 9 lô, mỗi lô 4 chậu, trong đó có 8

lô (32 chậu) để phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat với các nồng độ 50, 100, 150, 200, 250, 300, 350, 400 ppm và 1 lô (4 chậu)để đối chứng. Thử nghiệm giai đoạn 1 này nhằm khảo sát khả năng phát triển của cây Cúc Vạn Thọ non khi phun các dung dịch phứcxeri(IV) xitratởcác nồng độnói trên. Dung dịch

phức xeri(IV) xitrat được phun lên lá cây Cúc Vạn Thọ 3 lần, cách nhau 7

ngày một lần (thử nghiệm ở giai đoạn 1, khoảng 20 ngày). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi thử nghiệm ở giai đoạn 1 xong, lúc đó cây Cúc Vạn Thọ đã phát triểnthân cây tốt nên có thể xem như câyđã trưởng thành, chọn khoảng nồng độ của dung dịch phứcxeri(IV) xitrat thích hợp cho sự phát triển của thân cây

Cúc Vạn Thọ của giai đoạn 1 để tiếp tục thử nghiệm cho sự phát triển hoa ở giai đoạn 2.

2.4.4. Thử nghiệm ở giai đoạn 2: Tiếp tục phun dung dịch phức xeri(IV) xitrat làm chất kích thích tăng trưởng cho cây Cúc Vạn Thọ khi đã trưởng thành.

Tiến hành phun lên lá dung dịch phức xeri(IV) xitrat ở các nồng độ thích

hợp (các nồng độ tối ưu đã chọn được trong quá trình khảo sátở cây Cúc Vạn

Thọ non ở giai đoạn 1) để làm chất kích thích tăng trưởng cho cây Cúc Vạn

Ở giai đoạn 2 chỉ cần dùng 28 chậu trong đó đã có 16 chậu cũ của giai đoạn 1 chỉ thêm 12 chậu chưa tham gia thử nghiệm ở giai đoạn 1.

Các nghiên cứu thử nghiệm cho câyCúc Vạn Thọ khi đãtrưởng thànhở giai đoạn 2 được tiến hành trên 7 lô trong đó có 1 lô đối chứng (tiếp tục dùng lô đối chứng của giai đoạn 1) và 6 lô phun thử nghiệm. Sáu lô phun thử nghiệm này bao gồm:

+ 3 lô không tham gia thử nghiệm giai đoạn 1, đó là các lô được gieo

trồng đồng thời với các lô thử nghiệmcủa giai đoạn 1 nhưng chưaphun dung dịch phức xeri(IV) xitrat và đã được để riêng (tương đương như các cây đối

chứng ở giai đoạn 1).

+ 3 lô đã cho kết quả tốt nhất ở giai đoạn 1, đó là các lô đã được phun

dung dịch phức ở các nồng độtối ưu200 ppm, 250 ppm và 300 ppm).

Các chế độ chăm bón khác cho cây Cúc Vạn Thọ vẫn thực hiện như cũ và không thay đổi gì cho các lô thử nghiệm và đối chứng. Ở giai đoạn 2, cả 6 lô thử nghiệm được phunlên lá dung dịch phức xeri(IV) xitrat ở các nồng độ

200 ppm, 250 ppm, 300 ppm. Dung dịch phức xeri(IV) xitrat cũng được phun

một lần trong một tuần, phun cho đến khi Cúc Vạn Thọ có nụ thì dừng phun.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Điều chế xeri(IV) xitrat và ứng dụng kích thích tăng trưởng cho cây cúc vạn thọ luận văn thạc sỹ hóa học (Trang 36 - 40)