6. Bố cục của đề tài
3.3. nghĩa Hiệp định Giơnevơ
Với nội dung trên, Hiệp định Giơnevơ về "chấm dứt chiến tranh, lập
lại hoà bình ở Đông Dương" được dư luận rộng rãi trên thế giới hoan
nghênh, làm cho dư luận thế giới thấy được quyết tâm giành độc lập, tự do của nhân dân ta, đồng thời cũng nhận rõ thiện chí hoà bình, lòng mong muốn giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình thông qua thương lượng của Đảng và Nhà nước ta.
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (7/1954) cho rằng: do tình hình mới ở trong nước và thế giới hiện nay, Hội nghị hoàn toàn đồng ý với đường lối của Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị trong thời gian vừa qua: dùng phương pháp thương lượng để lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Sau khi Hiệp định được ký kết, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định ý nghĩa to lớn của giải pháp đã đạt được ở Giơnevơ, đồng thời nêu lên những nhân tố đưa đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
Trong lời kêu gọi ngày 22/7/1954, Hồ Chủ tịch nêu rõ: "Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to...
Chúng ta giành được thắng lợi to lớn cũng là do nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới ủng hộ cuộc
đấu tranh chính nghĩa của ta" [64, tr.321].
Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta (9/1954) nhận định: Hội nghị Giơnevơ đã đi đến thoả thuận lập lại hoà bình ở Đông Dương, đã ký kết hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào và Campuchia... Thắng lợi to lớn đã kết thúc ách thống trị của thực dân Pháp ở miền Bắc, làm cho nhân dân miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho công cuộc hoà bình kiến thiết nước Việt Nam sau này...
Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: Việc lập lại hoà bình ở Đông Dương,
nhất nước Việt Nam là một thắng lợi của nhân dân ta, đồng thời là một thắng lợi của phe xã hội chủ nghĩa, hoà bình và dân chủ trên thế giới. Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương và trên thế giới lúc bấy giờ. Thắng lợi to lớn đó không những tạo ra khả năng để thực hiện hoà bình thống nhất nước ta trên cơ sở độc lập và dân chủ, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng ở miền Bắc tiến lên một giai đoạn mới.
- Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ III (14/1/1964) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: "Sau kháng chiến, đến Hội nghị Giơnevơ năm 1954, lúc đó thì ngoại giao của ta thành quốc tế rồi. Ta đã có Liên Xô, Trung Quốc và các anh em khác giúp đỡ. Lúc đó, trong nước ta thắng, nên ngoài nước cũng thắng, nó ảnh hưởng lẫn nhau... Hồi đó, nếu ta không nhận hoà bình thì tức là mắc mưu Mĩ. Tất nhiên thắng lợi thu được cũng là do mình có Điện Biên
Phủ, ngoài ra, lại còn có sự giúp đỡ của các nước anh em nữa" [45, tr.11].
Đánh giá một cách toàn diện và khách quan về Hiệp định Giơnevơ năm 1954, tháng 11/1988, Thường vụ Đảng uỷ quân sự Trung ương đã nêu một số kết luận như sau:
Với Hiệp định Giơnevơ 1954, tuy ta chưa hoàn thành mục tiêu giải phóng cả nước, nhưng đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng; đánh bại đế quốc Pháp, giải phóng miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh, chuẩn bị điều kiện để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ sau này. Đây là một thắng lợi vĩ đại của một nước nhỏ đánh thắng một đế quốc to, thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh nhân dân đầu tiên ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Thắng lợi đó góp phần phát triển cách mạng Lào và Campuchia, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới...
Ta ký Hiệp định Giơnevơ là đúng lúc, kết thúc kháng chiến chống Pháp là phù hợp, phản ánh đúng so sánh lực lượng ta, địch trên chiến trường và hoàn cảnh quốc tế lúc đó. Vì lúc này, về phía địch, thực dân Pháp tuy thất bại lớn, nhưng còn lực lượng và đứng sau là đế quốc Mĩ đang có mưu đồ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. Còn ta lúc đó tuy đang thắng to, nhưng cũng có những khó khăn mới, chưa đủ điều kiện tiếp tục chiến tranh để giải phóng cả nước. Trên trường quốc tế, các nước anh em, trong đó có Liên Xô và Trung Quốc, đều muốn có hoà bình để xây dựng đất nước và đều muốn cuộc chiến tranh ở Đông Dương đi tới một giải pháp.
Đặt Hiệp định Giơnevơ trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, phân tích vấn đề theo quan điểm toàn diện và phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắng nhận xét: "... có người thấy thắng luôn, muốn đánh bừa, đánh đến cùng, họ chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy Pháp rút mà không thấy âm mưu của chúng; chỉ thấy Pháp không thấy Mĩ, thiên về tác chiến, xem khinh ngoại
giao" [64, tr.318].
Như lịch sử đã chứng minh, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình đấu tranh của nhân dân ta cho tự do, độc lập, hoà bình.
Một là, Hiệp định đã ghi nhận thắng lợi to lớn có tính bước ngoặt của
cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta, vì độc lập, tự do của dân tộc. Nó xác nhận trên phạm vi quốc tế sự thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của đế quốc hùng mạnh, được ghi nhận trong lịch sử như một bước mở đầu có tính quyết định cho sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thực dân trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, nó có tác dụng trực tiếp ngăn chặn âm mưu can thiệp, tăng cường mở rộng chiến tranh, dùng chiến tranh và đe doạ
vũ lực để thúc ép, lôi kéo các nước độc lập dân tộc vào các liên minh quân sự, chính trị, đặt các nước này dưới các ô bảo vệ của Mĩ và phương Tây, gây đối đầu căng thẳng trong quan hệ quốc tế, phục vụ cho yêu cầu chiến lược của Mĩ và phương Tây.
Hai là, Hiệp định Giơnevơ là một giải pháp đồng bộ về chính trị và
quân sự. Nó vượt ra ngoài ý đồ ban đầu của các nước lớn định giới hạn Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương trong khuôn khổ một hiệp định ngừng bắn đơn thuần.
Ba là, ở Hội nghị Giơnevơ, ta gặp nhiều hạn chế về khuôn khổ đàm
phán và phương thức thương lượng. Có một số vấn đề chưa thống nhất được giữa các đoàn của các nước anh em; chưa có kinh nghiệm trong đàm phán đa phương nhất là với các nước lớn; chưa thấu hiểu hết ý định chiến lược của họ khi bước vào cuộc thương lượng nên có lúc chưa phát huy hết tính chủ động, độc lập tự chủ trong quá trình đàm phán. Song nhờ kiên trì phấn đấu và với sách lược linh hoạt, ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản, buộc các nước lớn phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết dân tộc.
Hơn nữa, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, gắn liền với hệ thống xã hội chủ nghĩa trở thành căn cứ địa vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, đồng thời là hậu phương quan trọng để làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.
Ý nghĩa to lớn của Hiệp định Giơnevơ là đã buộc quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi Đông Dương và ghi nhận các nước trên bán đảo này sẽ không tham gia liên minh quân sự với bên ngoài. Điều đó chẳng những tạo lập được môi trường hoà bình ổn định cho việc tái thiết Đông Dương sau
chiến tranh mà còn đưa đến làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho xu hướng đấu tranh vì độc lập tự do, hoà bình ở mỗi nước Đông Dương.
Đặt Hiệp định Giơnevơ trong bối cảnh lúc đó, khi trả lời phỏng vấn của tờ: "Nhật báo công nhân Anh" về Hiệp định Giơnevơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Tôi cho rằng những điều khoản quan trọng nhất là: phải tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước Việt Nam; không nước nào được lập căn cứ quân sự ở nước Việt Nam; Việt Nam không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào; thi hành quyền tự do dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc
đặng đi tới thực hiện thống nhất nước nhà" [64, tr.458].
Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra những tiền đề cơ bản về pháp lý quốc tế để nhân dân ta bước vào cuộc chiến đấu trong giai đoạn mới, giành thắng lợi quyết định trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước vĩ đại sau này.
KẾT LUẬN
1. Đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1945 phản ánh lợi ích của dân tộc Việt Nam, phục vụ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do vì hoà bình và dân chủ.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hoà hiếu, nhân đạo và hoà bình, có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, hữu nghị với các nước láng giềng, khiêm nhường với nước lớn. Trước những thế lực xâm lược lớn mạnh, ông cha ta đã kết hợp việc giành thắng lợi về quân sự, kết hợp với giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
Với ngọn cờ độc lập dân tộc và ý chí "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", Đảng và Hồ Chí Minh
luôn ý thức đầy đủ về các quyền dân tộc cơ bản; yêu chuộng hoà bình, nhưng kiên quyết chống chiến tranh xâm lược; phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đồng thời coi trọng đoàn kết quốc tế; hữu nghị với các nước láng giềng, khéo léo trong quan hệ với các nước lớn; cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, bình tĩnh trong những lúc nguy nan; biết lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hoá kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù, vừa đánh vừa đàm.
2. Đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 gắn liền với cách tư duy và hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh. Không chỉ là người đặt nền móng cho ngoại giao Việt Nam thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đích thân đứng ra đảm nhiệm việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ ngoại giao trong những tháng đầu cực kì khó khăn. Người xác định rõ quan hệ giữa Việt Nam và thế giới, giữa dân tộc và thời đại: Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hoà bình thế giới.
Bằng những hoạt động tích cực và tư duy nhạy bén, sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần làm xoay chuyển vận nước trong lúc nguy nan, từng bước cải thiện quan hệ quốc tế, gắng sức vận dụng những điểm tương đồng, khai thác mọi khả năng có thể để tìm kiếm bạn đồng minh trong những điều kiện lịch sử vô cùng phức tạp, từng bước tiến đến thắng lợi cuối cùng.
3. Từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 là một chặng đường phát triển của đấu tranh ngoại giao Việt Nam, được mở đầu bằng việc kí Hiệp định sơ bộ và kết thúc bằng việc kí Hiệp định Giơnevơ. Đó là chặng đường đấu tranh đầy gay go, phức tạp, đánh dấu thắng lợi từng bước của mặt trận ngoại giao. Trong buổi đầu, thế và lực của ta còn non yếu, do vậy trên bàn đàm phán, chúng ta chưa buộc được kẻ thù công nhận nền độc lập. Trên văn bản pháp lí, chúng chỉ thừa nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Hơn 8 năm sau, với những thắng lợi giành được, thế và lực của ta đã mạnh lên, buộc kẻ thù phải kí vào một văn bản có tính pháp lí quốc tế, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Một nửa nước ta được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trở thành chỗ dựa vững chắc cho cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
4. Đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến 7/1954 có tác dụng vô cùng to lớn:
- Góp phần phá thế bị bao vây cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế
Trong tình thế bị bao vây từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1949, chính sách đối ngoại của Đảng đã hướng về các nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á (nhất là Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ), tạo điều kiện giữ được liên hệ với nước ngoài, chuyển được các tin tức thế giới về trong nước và những thông tin về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đến với một số bạn bè quốc tế, cử được các đoàn đại biểu tham dự hội nghị quốc tế.
Sau cách mạng Trung Quốc thành công, trong bối cảnh quốc tế có nhiều sự thay đổi, chính sách đối ngoại của Đảng có nhiều sự điều chỉnh, hướng mạnh về hệ thống xã hội chủ nghĩa, chủ động đề ra phương hướng phối hợp với phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc chống tàn quân Tưởng Giới Thạch ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tranh thủ sự công nhận về mặt nhà nước; tranh thủ giúp đỡ của Trung Quốc, giành thắng lợi trong chiến dịch Biên giới, phá thế bị bao vây cô lập; từ đó càng mở rộng quan hệ với các nước và các lực lượng đồng minh bên ngoài; kết hợp với sự kháng chiến trong nước với phong trào đấu tranh chung của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp.
- Góp phần buộc chủ nghĩa đế quốc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhằm mục tiêu giành các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và vẹn toàn lãnh thổ.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc đấu tranh kiên trì bền bỉ, khi bằng những biện pháp nhân nhượng, khi buộc phải tiến hành chiến tranh, qua nhiều cuộc tiếp xúc với các thế lực thù địch, đều nhất quán ở nguyên tắc cao nhất là không vi phạm chủ quyền dân tộc. Bằng sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, cuối cùng chúng ta đã buộc kẻ thù phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
5. Đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 đã cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:
- Luôn luôn giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với đoàn kết quốc tế.
- Biết lợi dụng mâu thuẫn hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh, làm thay đổi so sánh lực lượng theo hướng có lợi cho ta.
- Phải biết kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị. Thực tế lịch sử cho thấy không thể đơn thuần dùng ngoại giao để giành thắng lợi. Thắng lợi trên bàn thương lượng tuỳ thuộc vào thắng lợi trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao có tính tích cực chủ động, góp phần tăng thế và lực cho cách mạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Archimedes L.A.Patti (2001), Tại sao Việt Nam, Nxb Đà Nẵng.
2. Ban Ký sự lịch sử, (1985), Trận đánh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
3. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ (2004), Lịch sử Chính phủ
Việt Nam 1945 - 1955, Hà Nội.
4. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, (1975), Cách mạng tháng
Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb