Tiến trình cuộc đàm phán

Một phần của tài liệu mặt trận ngoại giao từ tháng 3- 1946 đến tháng 7- 1954 (Trang 81 - 88)

6. Bố cục của đề tài

3.2.2. Tiến trình cuộc đàm phán

Cuộc đàm phán ở Giơnevơ phản ánh xu thế hoà hoãn giữa hai bên. Hội nghị được triệu tập theo đề nghị của Liên Xô, được các nước phương Tây chấp thuận. Đây là Hội nghị quốc tế đầu tiên về Đông Dương với sự tham gia của các nước lớn Đông - Tây. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh bước đầu có hoà dịu Đông - Tây sau chiến khi chiến tranh Triều Tiên đã lắng dịu và quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam đang trong cơn hấp hối.

Thành phần tham dự Hội nghị gồm 9 đoàn, trong đó có 5 nước lớn (Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) và 4 bên khác được gọi là các chính phủ hữu quan (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và ba chính quyền "liên kết" với Pháp ở Lào, Việt Nam và Campuchia). Điều đáng chú ý là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tham dự cuộc họp ở Giơnevơ về vấn đề Triều Tiên với tư cách là một bên tham chiến, thì ở Hội nghị bàn về vấn đề

Đông Dương, họ tham gia với tư cách là nước lớn ở châu Á. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có được vị trí như vậy, nhất là một hội nghị quốc tế đặt trong khuôn khổ quan hệ các nước lớn, để giải quyết vấn đề hoà bình và an ninh mà thế giới quan tâm.

Vào thời điểm các nước lớn đi đến quyết định triệu tập Hội nghị Giơnevơ, ta cho rằng đó là "một thắng lợi của phe hoà bình, dân chủ tiến lên

một bước để làm dịu bớt căng thẳng thế giới". Ngày 10/4/1954, trong báo cáo

trước Quốc hội về chủ trương của ta đối với Hội nghị Giơnevơ, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh lập trường của nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương là: hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ.

Ban Bí thư Trung ương Đảng họp trong hai ngày 1 và 2/5/1954 đã chỉ ra rằng: ta không đánh giá quá cao Hội nghị Giơnevơ, nhưng không nên bỏ lỡ cơ hội, phải tranh thủ dư luận và tranh thủ làm cho Hội nghị Giơnevơ có thể bắt đầu để đi đến cuộc gặp gỡ sau.

Sau thắng lợi Đông Xuân 1953-1954, qua phân tích tình hình Đông Dương và thế giới, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (7/1954) đã nhận định: Những thắng lợi đó đã làm cho lực lượng so sánh ta và địch biến chuyển có lợi cho ta nhưng chưa phải biến chuyển căn bản có tính chất chiến lược, vì vậy, nếu đế quốc Mĩ trực tiếp tham gia chiến tranh Đông Dương thì lực lượng so sánh giữa ta và địch sẽ có thể thay đổi không có lợi cho ta. Đồng thời Trung ương cũng nhấn mạnh: Đế quốc Mĩ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương và Mĩ là trở lực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Trong quá trình chỉ đạo đoàn ta ở Giơnevơ, Chính phủ ta đã đề ra những chủ trương quan trọng:

- Phương châm đấu tranh của ta tại Hội nghị là: "Tích cực, chủ động,

linh hoạt, chắc chắn".

- Ta tham gia Hội nghị với ba phương án: yêu cầu tối cao của ta là tranh thủ đi đến một hiệp định về toàn bộ, nếu không được thì cố gắng tranh thủ ký một số điều khoản về đình chiến. Nếu hiệp định đình chiến không đạt được thì cố gắng tranh thủ một hội nghị sau lại bàn.

Hội nghị phải tập trung giải quyết 4 vấn đề lớn trong một giải pháp kết thúc chiến tranh:

- Vấn đề đình chiến và khu vực tập kết;

- Vấn đề hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ;

- Vấn đề quân sự, chính trị trong mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương và giữa ba nước này với bên ngoài;

- Vấn đề quan hệ với nước Pháp.

- Ngoài ra, ta còn kiên trì lập trường: Quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi Việt Nam, Lào và Campuchia; không có căn cứ quân sự nước ngoài nào ở ba nước; quân đội Pháp chia từng bước rút hết khỏi Đông Dương; Pháp và các nước khác phải thừa nhận và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, Lào và Campuchia; quan hệ giữa các nước Đông Dương với bên ngoài phải dựa theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, bình đẳng, hai bên cùng có lợi và tuỳ tình hình từng nước mà định ra việc đình chỉ chiến sự, tổ chức tổng tuyển cử tự do để thành lập Chính phủ thống nhất ở mỗi nước. Ta cũng nêu ra đòi hỏi phải có đại diện của lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia tham dự Hội nghị.

Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán giữa hai bên diễn ra gay gắt. Có thể khái quát thành ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ khi khai mạc Hội nghị ngày 8/5 đến ngày 19/6/1954.

Nội dung chính là các đoàn dự Hội nghị trình bày lập trường của mình trong vấn đề kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Ngay trong ngày khai mạc Hội nghị, ông Biđôn (Bidault), Trưởng phái đoàn Pháp đã phát biểu nêu lên giải pháp 5 điểm của phía Pháp:

1. Tập kết quân đội hai bên vào các vùng quy định; 2. Giải pháp các lực lượng dân quân du kích;

3. Trao trả tù binh và dân thường bị bắt; 4. Kiểm soát quốc tế;

5. Đình chỉ chiến sự

Lập trường của Pháp lúc này là muốn Hội nghị chỉ giải quyết vấn đề quân sự để đạt đến mục đích đình chỉ chiến sự, mà không nói gì đến vấn đề chính trị và khăng khăng đòi tách vấn đề Lào, Campuchia ra khỏi vấn đề Việt Nam, đòi Việt Nam đơn phương rút khỏi Lào, giải giáp lực lượng dân quân, du kích, trao trả tù binh, lập cơ quan kiểm soát quốc tế ở Lào và Campuchia.

Ngày 10/5/1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trình bày lập trường đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên cơ sở hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ, đồng thời đề ra giải pháp 8 điểm cho việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương.

1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

2. Ký một hiệp định về rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, Campuchia và Lào trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thoả thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế;

3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong ba nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước;

4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó. Các Chính phủ Campuchia và Lào cũng ra những tuyên bố tương tự.

5. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Campuchia và Lào thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hoá của nước Pháp ở ba nước. Sau khi các Chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hoá được giải quyết theo đúng nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi;

6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh;

7. Trao tù binh;

8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự. Pháp và ba nước Đông Dương ký hiệp định về từng nước trên cơ sở dưới đây:

a. Ngừng bắn trên toàn Đông Dương đồng thời với việc điều chỉnh các lãnh thổ và khu vực mà các bên chiếm giữ;

b. Ngừng việc đưa thêm quân đội mới, vũ khí và đạn dược vào Đông Dương;

c. Thiết lập một hệ thống kiểm soát của Uỷ ban Liên hợp gồm các đại diện của các bên tham chiến.

Đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có tính toàn diện cả về quân sự và chính trị, nhấn mạnh đến việc Pháp và các nước khác phải thừa nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia, quân đội nước ngoài phải rút khỏi ba nước Đông Dương, coi đó là cơ sở quan trọng nhất cho giải pháp kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.

Dư luận nước Pháp, Anh và các nước Đông Âu, châu Á cho đó là lập trường ôn hoà có nguyên tắc, góp phần quan trọng thúc đẩy cuộc đàm phán đi đến kết quả. Vì vậy, Chủ tịch Hội nghị đưa ra quyết định lấy bài phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đoàn Pháp làm cơ sở cho cuộc thảo luận tại Hội nghị về một giải pháp kết thúc chiến tranh Đông

Dương. Nghĩa là vấn đề quân sự và chính trị sẽ được thảo luận song song tại cuộc đàm phán.

Cuộc đấu tranh ở Giơnevơ trong giai đoạn đầu còn chịu nhiều tác động của các sự kiện đáng chú ý khác. Sau Điện Biên Phủ, ta tấn công và giải phóng nhiều khu vực, tỉnh, thành quan trọng ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 25/5/1954, tướng Nava (Navarre) được Chính phủ Pháp trao cho quyền quyết định việc tổ chức phòng thủ hoặc rút khỏi Hà Nội khi cần để tránh một Điện Biên Phủ thứ hai. Ngày 27/5 và 16/6/1954, đoàn Trung Quốc trình bày 6 điểm về đình chỉ chiến sự ở ba nước Đông Dương, chưa đề cập mặt chính trị của giải pháp. Ngày 3/6/1954, cuộc họp quân sự cấp cao Anh, Mĩ, Pháp tại Oasinhtơn kết thúc mà không tìm ra phương thức giúp Pháp về quân sự ở Đông Dương. Thủ tướng Chu Ân Lai có cuộc gặp quan trọng với Ngoại trưởng Pháp Biđôn (Bidault) và Ngoại trưởng Anh Êđen bên lề Hội nghị vào ngày 16 và 17/6/1954. Đáng chú ý là ngày 14/6/1954, Mĩ báo cho Pháp biết thời cơ để Mĩ can thiệp vào Đông Dương đã qua rồi và ngày 18/6/1954, Ngô Đình Diệm được đưa lên làm Thủ tướng thay thế Chính phủ Bảo đại thân Pháp.

Giai đoạn II: Là thời kỳ các Trưởng đoàn về nước báo cáo và trao đổi

bên ngoài hội nghị. Bắt đầu từ ngày 20/6-10 đến ngày 7/1954, Hội nghị làm việc ở cấp chuyên viên và đạt được kết quả kỹ thuật về vấn đề thương binh ở Điện Biên Phủ... Thời gian này diễn ra một sự kiện chính trị ở Pháp là việc Chính phủ Lanien bị đổ (12/6/1954) và Măngđét Phrăng (Mendes France) lên thay đã có cuộc trao đổi ý kiến quan trọng với Thủ tướng Chu Ân Lai (tại Bécnơ, Thuỵ Sĩ). Cuộc họp cấp cao giữa Thủ tướng và Ngoại trưởng Anh với Tổng thống và Ngoại trưởng Mĩ tại Oasinhtơn ngày 24/6/1954 bàn về vấn đề Đông Dương đã đề ra 7 điều kiện về một thoả thuận đình chiến ở Việt Nam

và Đông Dương, trong đó nhấn mạnh điều kiện dành cho phương Tây, phần lãnh thổ phía Nam và một vùng ổn định của phía kháng chiến; tự do di cư. Ngay sau chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Chu Ân Lai, tuyên bố về 5 nguyên tắc chung sống hoà bình Trung - Ấn ra đời.

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra tại Liễu Châu (Trung Quốc) từ ngày 3 đến 5/7/1954. Hai bên đã trao đổi ý kiến thẳng thắn và toàn diện về những vấn đề trong giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, nhất là vấn đề phân vùng tập kết, giới tuyến quân sự tạm thời và thời hạn của cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền.

Như vậy là, giai đoạn II của Hội nghị, thông qua thương lượng và bàn cãi gay go bên ngoài Hội nghị, đã tạo cơ sở chung của cả hai phía cho việc tiến đến thoả hiệp cuối cùng.

Giai đoạn III: Kết thúc cuộc thương lượng, bắt đầu từ ngày 11 đến

ngày 20/7/1954. Đây là thời kỳ đấu tranh gay go nhất, quyết định nhất của cuộc đàm phán, tập trung vào những vấn đề trọng yếu như phân vùng tập kết, giới tuyến quân sự tạm thời, rút quân đội nước ngoài khỏi Đông Dương, thời hạn tổng tuyển cử, vấn đề đình chiến ở Campuchia và Lào... Nổi bật trong các cuộc đàm phán đa phương hoặc tay đôi để tháo gỡ những vấn đề bế tắc là các cuộc gặp gỡ và thảo luận giữa Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Măngđét Phrăng trong các ngày 13, 16 và 19/7/1954. Lúc này, Mĩ cũng quay trở lại với diễn đàn Hội nghị. Giôn Xmít (John Smith), Thứ trưởng Ngoại giao Mĩ thay Ngoại trưởng Đalét (J.F.Dulles) làm Trưởng đoàn.

Qua 10 ngày đấu tranh, bàn cãi gay go ở các diễn đàn khác nhau, những vấn đề then chốt gay cấn được tháo gỡ bằng những thoả hiệp của cả hai phía. Đêm 20, rạng ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết. Đoàn Mĩ không tham gia ký kết,

nhưng đã ra một bản tuyên bố riêng cam kết tôn trọng những điều khoản của Hiệp định.

3.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dƣơng

Một phần của tài liệu mặt trận ngoại giao từ tháng 3- 1946 đến tháng 7- 1954 (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)