6. Bố cục của đề tài
3.2.1. Mục đích cuộc đàm phán
Đàm phán Giơnevơ về Đông Dương được tiến hành vào ngày hôm sau khi bộ đội ta giành thắng lợi hoàn toàn tại Mặt trận Điện Biên Phủ. Đây là
cuộc đàm phán thứ 2, có tính chất hai phe tại Giơnevơ sau cuộc đàm phán và đi đến xác nhận đình chiến ở Triều Tiên dưới sự đảm bảo của các nước lớn với nội dung tương tự như hai bên đã đạt được ở Bàn Môn Điếm. Sự thay đổi nhanh chóng về so sánh lực lượng và chiều hướng phát triển của chiến tranh Đông Dương sau Điện Biên Phủ cùng với sự thoả hiệp của hai phía đạt được trong cuộc đàm phán về vấn đề Triều Tiên, thúc đẩy cố gắng của các nước lớn nhằm sớm tìm giải pháp hoà bình cho cuộc chiến tranh Việt Nam - Đông Dương. Trừ Mĩ, bốn nước lớn khác đều tìm thấy lợi ích của mình trong một giải pháp hoà bình kết thúc cuộc chiến tranh, đặc biệt là Pháp và Trung Quốc.
Pháp có thể kết thúc tấn bi kịch, thoát được thất bại hoàn toàn "trong
danh dự". Trung Quốc đẩy lùi được ảnh hưởng của Mĩ, tạo ra khu vực an toàn
ở phía Nam mà không cần đối đầu bằng chiến tranh với Mĩ. Hơn nữa, Trung Quốc có thể củng cố vị trí của mình qua việc tham dự và đóng góp vào thoả hiệp hai bên. Có lập trường mềm mỏng thoả hiệp trong đàm phán về vấn đề chấm dứt chiến tranh Đông Dương là nhân tố có lợi cho Trung Quốc trong việc cải thiện quan hệ tay đôi với các nước phương Tây và tạo được lợi thế để mở rộng quan hệ với các nước Á - Phi mà không nhất thiết phải nhờ cậy vào ai hết. Pháp tuy là kẻ thù của ba dân tộc Đông Dương nhưng là nước không có nhiều sự đối chọi quyền lợi với Trung Quốc. Hơn nữa, hai nước đã xích lại gần nhau đến mức có thể công nhận lẫn nhau về ngoại giao trước cuộc đàm phán ở Giơnevơ về vấn đề chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Đó là lí do vì sao Trung Quốc tỏ ra năng động trong cuộc đàm phán ở Giơnevơ. Đó cũng là cơ sở để hiểu được sự phối hợp có phần "ăn ý" của Trung Quốc với Pháp trong quá trình Hội nghị.
Về phía Liên Xô, một mặt Liên Xô cùng Trung Quốc tích cực chi viện cho cuộc kháng chiến Việt Nam để Việt Nam sớm cải thiện được tương quan
lực lượng ở chiến trường. Mặt khác, Liên Xô coi việc giải quyết hoà bình ở Đông Dương là một phần trong chính sách thúc đẩy hoà dịu Đông - Tây, hướng tới việc chống chiến lược toàn cầu của Mĩ, chống chính sách can thiệp của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Theo hướng đó, Liên Xô cũng tìm cách lợi dụng sự khác nhau giữa các nước phương Tây, nhất là giữa Mĩ và xu hướng muốn chấm dứt chiến tranh, không để Mĩ lợi dụng để tăng cường mở rộng chiến tranh, tăng cường vai trò "sen đầm quốc tế" của mình. Chấm dứt chiến tranh, Pháp sẽ đỡ phụ thuộc vào Mĩ. Điều đó có lợi cho Liên Xô trong khuyến khích tham gia vào quá trình hoà dịu ở châu Âu.
Liên Xô sau Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Triều Tiên, diễn biến Đông Dương sau Điện Biên Phủ và sự chuyển hoá lực lượng trong chính giới Pháp ngày càng có lợi cho hoà bình kết thúc chiến tranh, đã thấy rõ khả năng đi đến một thoả hiệp kết thúc chiến tranh. Liên Xô cho rằng đem lại hoà bình Đông Dương phù hợp với mong muốn của Liên Xô cũng như phong trào thế giới chống chiến tranh đòi hoà bình.
Sau chiến tranh Triều Tiên, Mĩ tích cực lập tuyến phòng thủ ở châu Á (bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Tây Bắc Á) để đối phó với ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc và hệ quả của thắng lợi của ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến Việt Nam và Đông Dương. Mĩ lợi dụng sự suy yếu của đồng minh, nhất là Pháp đang trong cơn nguy khốn vì chiến tranh để ràng buộc đồng minh vào liên minh châu Âu do Mĩ chi phối và tham gia vào hoạt động phòng thủ chung ở châu Á - Thái Bình Dương.
Điều lo ngại nhất của Mĩ về Đông Dương là trong lúc Mĩ dính líu ngày càng sâu vào chiến tranh để viện trợ cho Pháp, Quốc hội Mĩ không đồng tình với việc can thiệp trực tiếp bằng lực lượng quân sự. Trong khi đó, Pháp trong
Dương vào tay Trung Quốc, Liên Xô" - điều mà Mĩ xem là hoàn toàn trái với lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh trong chiến lược của Mĩ. Chủ trương của Mĩ là vừa đe doạ để mở rộng chiến tranh, vừa tăng cường nắm vững và củng cố nguỵ quân, nguỵ quyền chuẩn bị điều kiện để Mĩ sớm thay Pháp ở Đông Dương. Mĩ muốn kéo dài chiến tranh để Pháp và Việt Nam cùng suy yếu, thuận lợi cho việc Mĩ vào Đông Dương.
Đối với cuộc đàm phán ở Giơnevơ, Mĩ ngăn cản Pháp, Anh và phe ta sớm đi đến thoả hiệp kết thúc chiến tranh. Mĩ tỏ ra không hài lòng về Hội nghị, doạ bỏ không tham gia cuộc đàm phán để gây sức ép chống lại xu hướng chủ hoà ở Pháp.
Như vậy, vào thời điểm đầu năm 1954, vì mục tiêu, ý đồ chiến lược khác nhau, các nước lớn phương Tây cũng như các nước bạn bè phe ta và cả Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều tán thành ở mức độ khác nhau việc triệu tập Hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để bàn giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.