Từ năm 1950 đến năm 1953

Một phần của tài liệu mặt trận ngoại giao từ tháng 3- 1946 đến tháng 7- 1954 (Trang 60)

6. Bố cục của đề tài

2.3. Từ năm 1950 đến năm 1953

Bước vào giai đoạn này, tình hình trong và ngoài nước có nhiều sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập. Từ năm 1950 trở đi, Việt Nam bắt đầu nhận được sự giúp đỡ quốc tế không chỉ về chính trị, tinh thần, mà cả về vật chất.

Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường, vừa tạo cơ sở chính trị vững chắc cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, vừa là điều kiện để thực hiện đoàn kết quốc tế.

Trên mặt trận quân sự, từ sau chiến thắng Biên giới Thu - Đông (1950), cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển sang bước phát triển mới. Quân và dân ta đã giành, giữ và phát triển quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Hậu phương kháng chiến được xây dựng và củng cố vững mạnh. Lực lượng vũ trang ba thứ quân ngày càng trưởng thành, có sự bố trí hợp lý trên các chiến trường, làm nòng cốt để đưa chiến tranh nhân dân lên đỉnh cao; liên tiếp mở nhiều chiến dịch tiến công lớn, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, đánh địch ở cả mặt trận chính diện và sau lưng chúng; kết hợp tác chiến tập trung với tác chiến phân tán, đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao; vừa chủ động tiến công địch trên mặt trận chính diện, vừa đánh bại những cuộc hành quân càn quét của chúng, làm thất bại mọi âm mưu quân sự và chính trị của thực dân Pháp.

Giai đoạn mới của cuộc kháng chiến vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa đòi hỏi tăng cường đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế để đưa kháng chiến mau tới ngày thắng lợi.

Trên thế giới, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng và nối liền từ Tây sang Đông, không ngừng được củng cố và lớn mạnh

Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu vượt qua nhiều thử thách, hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh và bắt tay vào thực hiện những kế hoạch kinh tế - xã hội dài hạn. Năm 1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ, tạo cơ sở để từng bước tiến lên đạt thế cân bằng về lực lượng quân sự và vũ khí chiến lược so với Mĩ.

Liên minh các mặt giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa hình thành. Nhiều hiệp ước hữu nghị và hợp tác được ký kết. Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập, đẩy mạnh quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế giữa các nước thanh viên. Ngày 14/2/1950, Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung, xác định về mặt pháp lý khối liên minh hai nước, góp phần tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tạo chỗ dựa cho phong trào đấu tranh cách mạng trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, tạo thế đối trọng với Mĩ và các nước phương Tây trong chiến tranh lạnh và trật tự hai cực Ianta.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang được củng cố là chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Cùng với sự lớn mạnh hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào bảo vệ hoà bình thế giới ngày càng phát triển.

Trong xu thế tiến công, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa dâng lên như vũ bão khắp nơi. Cuộc kháng chiến anh dũng của ba dân tộc Đông Dương, những cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân các nước Đông Nam Á như Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện, sự ra đời của nước Cộng hoà Ấn Độ, cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Triều Tiên...

thể hiện sức mạnh không gì cưỡng nổi của phong trào giải phóng dân tộc. Phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng phát triển ngay tại các nước tư bản chủ nghĩa. Đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới trở thành phong trào quần chúng rộng rãi.

Trong khi đó, tình hình kinh tế và chính trị nước Pháp không ổn định. Pháp bị thất bại ngày càng nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, kinh tế nước Pháp suy thoái phải nhận viện trợ Mĩ, ảnh hưởng không lợi đến chủ quyền nước Pháp. Theo H.Nava: "Điều nguy hiểm nhất của viện trợ Mĩ là về phương diện chính trị... Viện trợ Mĩ ngày càng xen sâu vào công việc của chúng ta..., chúng ta sẽ rơi vào hoàn cảnh trái ngược là do việc nhận viện trợ Mĩ đã gần như chắc chắn là chúng ta sẽ mất Đông Dương, dù rằng viện trợ đó có làm cho chúng ta chiến thắng trong cuộc

chiến tranh" [50, tr.28].

Một thách thức lớn đối với giới cầm quyền Pháp là phong trào phản đối chiến tranh lên cao ngay tại nước Pháp với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, đòi đưa quân đội viễn chinh về nước, đòi hoà bình ở Việt Nam, đòi điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Pháp, Tổng Công đoàn Pháp phát động những cuộc bãi công ở các cảng có tàu chở vũ khí và trang thiết bị đi Đông Dương. Các vụ Raymông Điêng (Raymond Dien) và Hăngri Máctanh (Henri Martin) đã làm chấn động toàn nước Pháp.

Tình hình chính trị nội bộ nước Pháp không ổn định. Nhiều người trong giới cầm quyền Pháp nhận thấy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương đang đứng bên bờ vực thẳm, không thể một mình tiến hành chiến tranh được nữa. Ngày 17/4/1953, Râynô (Paul Reynau) nói với Tổng thống Ôriôn (Vincent

Auriol): Tiếp tục duy trì cuộc chiến tranh Đông Dương đẫm máu là tội ác chống lại nước Pháp.

Tình hình nước Pháp tạo ra khả năng phối hợp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp; tạo điều kiện vận dụng sách lược cô lập và suy yếu thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, từ sau khi thất bại trên lục địa Trung Quốc, đế quốc Mĩ can thiệp ngày càng sâu hơn vào Đông Dương.

Mĩ thực hiện chiến lược "trả đũa ồ ạt" nhằm "đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản"; đưa quân vào Triều Tiên (1950 - 1953) đồng thời tăng cường giúp Pháp ở Đông Dương, đưa cuộc chiến tranh Đông Dương vào quỹ đạo chiến lược "Chiến tranh lạnh" của Mĩ; biến Đông Dương, Đài Loan, Triều Tiên... thành những cứ điểm chống Cộng.

Hội nghị ba Ngoại trưởng Mĩ - Anh - Pháp ở Pari (11/1949) thống nhất nhận định mối quan hệ giữa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với "các quốc gia cộng sản"; quyết định cho Pháp được dùng vũ khí mà Mĩ cấp theo kế hoạch giúp đỡ binh bị ở ngoài nước Pháp; ba nước cùng bảo vệ lãnh thổ Việt Nam, đề phòng Quân giải phóng Trung Hoa tràn sang; Mĩ sẽ gửi thẳng vũ khí sang Đông Dương nếu Pháp bị Cộng sản Trung Hoa đánh.

Từ chỗ là kẻ thù tiềm tàng, Mĩ dần trở thành kẻ thù chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là cuộc đấu tranh chống bọn can thiệp Mĩ.

Trước sự chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng họp tại Tuyên Quang (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đã phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng, quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối ngoại, tuyên bố công khai vấn đề Việt Nam là một thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa,

một bộ phận của các lực lượng dân chủ trên thế giới. Bản báo cáo "Bàn về

cách mạng Việt Nam" do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội nêu

rõ mục tiêu cách mạng Việt Nam là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất độc lập hoàn toàn và bảo vệ hoà bình thế giới. Mọi chính sách đối nội và đối ngoại đều phải thực hiện mục tiêu đó.

"Chính sách ngoại giao của ta là chính sách ngoại giao có tính chất dân tộc và dân chủ. Nguyên tắc cơ bản của chính sách đó là: bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia; ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa; bảo vệ hoà bình dân chủ thế giới, chống bọn gây chiến, đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, hợp tác thân thiện, tự do và bình

đẳng với Chính phủ và nhân dân các nước" [25, tr.145].

Đại hội lần thứ II của Đảng đánh dấu bước phát triển mới về chính sách đối ngoại. Đảng công khai xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào dân chủ trên thế giới, Việt Nam là một tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Từ đây, ngoại giao Việt Nam ngày càng phát triển trên cả ba mặt: Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Việc liên lạc với các Đảng Cộng sản anh em là một nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng. Bản báo cáo do Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh trình bày tại Hội nghị toàn quốc lần thứ ba đầu năm 1950 nêu rõ:

"Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của phong trào hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa chung của thế giới, bổn phận Đảng ta phải liên lạc mật thiết với các Đảng anh em, để trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau và thực hiện việc thống nhất hành động với nhau. Không phải ta chỉ cần liên lạc với các Đảng anh em ở Đông Nam Á, mà còn phải mật thiết liên lạc với

Hoà bình không chỉ là nguyện vọng của dân tộc Việt Nam mà còn là nguyện vọng chung của nhân loại. Đại hội Hoà bình thế giới lần thứ II họp tại Vácsava ra nghị quyết đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Đông Dương. Từ năm 1950 đến năm 1953, có 9 hội nghị quốc tế về bảo vệ hoà bình đều có nghị quyết về Việt Nam.

Đảng ta khẳng định: Hoà bình là nguyện vọng tha thiết của hàng trăm triệu nhân dân thế giới. Hoà bình có thể giữ gìn và củng cố được vì nhân dân thế giới đang đoàn kết, thống nhất, tích cực bảo vệ nó, chống lại bọn đế quốc gây chiến.

Gắn cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với phong trào bảo vệ hoà bình thế giới là một chủ trương quan trọng của Đảng, nhằm kết hợp mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam với mục tiêu đấu tranh của nhân loại tiến bộ, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: Việt Nam là một bộ phận trong phe hoà bình và dân chủ thế giới chống bọn đế quốc gây chiến. Cuộc kháng chiến Việt Nam và cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới đều có ảnh hưởng lẫn nhau.

Trong điều kiện lịch sử mới, Đảng chủ trương thiết lập quan hệ ngoại giao về mặt nhà nước và xây dựng liên minh với các nước xã hội chủ nghĩa.

Ngày 2/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trung Quốc, hội đàm với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc chấp nhận đề nghị giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam.

Ngày14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố "sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam để cùng nhau bảo vệ

hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới"[63, tr8]. Tuyên bố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc các nước công nhận về mặt ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ngày 15/1/1950, Bộ Ngoại giao tuyên bố Chính phủ Việt Nam "công nhận Chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo và quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi đại sứ

với Chính phủ nhân dân Trung Quốc"[24, tr.14].

Ngày 18/1/1950, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 30/1/1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Liên Xô, sau đó là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt công nhận.

Ngày 3/2/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Liên Xô. Tại Matxcơva, Người đã có cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô là Xlatin và của Trung Quốc là Mao Trạch Đông. Thông qua cuộc gặp gỡ này, Liên Xô, Trung Quốc khẳng định sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tất cả những gì có thể.

Việc thiết lập quan hệ giữa nhà nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa mở ra bước ngoặt mới trong quan hệ của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá:

"Mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một cuộc thắng lợi to lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất trên thế giới - Liên Xô và Trung Quốc dân chủ và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một nước ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thế giới. Nghĩa là ta đã đứng hẳn về phe dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân chống đế quốc.

Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi

Từ nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trong hàng ngũ dân chủ thế giới do Liên Xô đứng đầu, chống phe đế quốc chủ nghĩa do Mĩ cầm đầu. Sự giúp đỡ của các nước bạn đối với ta, về tinh thần cũng như về vật chất sẽ thiết thực hơn.

Việc Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân thừa nhận và đặt bang giao với Việt Nam chứng tỏ phe dân chủ thế giới do Liên Xô đứng đầu quyết tâm giúp đỡ Việt Nam, đặt Việt Nam một cách công khai và chính thức trong hàng ngũ các nước dân chủ thế giới. Việc thừa nhận đó được thực hiện trước khi Quốc hội Pháp chuẩn y Hiệp định bù nhìn 8/3 là một thắng lợi cho ta, là một cú đau đánh vào thực dân Pháp và phe lũ bù nhìn (một nguyên nhân làm các Bộ trưởng xã hội Pháp đã từ chức) và cũng là một cú đánh vào bọn phản động Mĩ - Anh đang mưu tính trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Việt - Pháp. Ban Thường vụ Trung ương nêu rõ: Sau cách mạng Trung Quốc thắng lợi, Đông Dương đã thành một tiền tiêu trong mặt trận dân chủ chống đế quốc ở Đông Nam Á. Sau việc các nước thừa nhận Việt Nam, không phải phe phản động quốc tế đã chùn, trái lại chúng càng xúc tiến mưu mô can thiệp. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tranh thủ thời gian, bên trong thì củng cố và khuếch trương lực lượng, bên ngoài thì đón lấy sự giúp đỡ thiết thực và nhanh chóng của các bạn ta, để hàng động kịp thời chuyển mạnh sang tổng phản công, giải phóng cho ta, đồng thời cũng để bảo vệ hoà bình thế giới, bảo vệ Liên Xô, phá âm mưu của bọn gây chiến, làm cho cách mạng lan rộng ở Đông Nam Á.

Việc Chính phủ các nước chính thức thừa nhận và kiến lập ngoại giao

Một phần của tài liệu mặt trận ngoại giao từ tháng 3- 1946 đến tháng 7- 1954 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)