Câu cảm thán

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 61 - 63)

6. Cấu trúc khóa luận

3.3.3. Câu cảm thán

3.3.3.1 Khái niệm

“Câu cảm thán đợc dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thờng của ngời nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ. Câu cảm thán cũng có dấu hiệu hình thức của mình”. (2, Tr 237).

Trong giao tiếp hàng ngày thái độ của ngời nói đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuỳ theo từng thái độ mà chúng ta lựa chọn phơng tiện ngôn ngữ đi kèm cho phù hợp tạo nên những giá trị ngữ nghĩa của câu. Đó chính là nghệ thuật trong giao tiếp.

3.3.3.2 Đặc điểm của câu cảm thán

Qua khảo sát năm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với số lợng câu cảm thán là 169/2329 câu, chiếm tỉ lệ 7.3%. Và câu cảm thán có những đặc điểm sau:

a. Bày tỏ cảm xúc trớc vẻ đẹp của con ngời.

Thí dụ:

<152> Chốc chốc tôi lại đa mắt liếc về phía Nguyệt thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát dày và trẻ trung làm sao! (I, Tr 29).

Dới ánh sáng của ánh trăng đầu tháng Lãm thấy cô gái đi nhờ xe đẹp đến mức lạ thờng. Đó không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời về sự dũng cảm, không một chút lo sợ dới làn bom, bão đạn.

b. Thể hiện cảm xúc của tác giả đối với hiện thực cuộc sống, hiện thực cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

b1. Thể hiện sự ngạc nhiên.

Thí dụ: <153> Và cũng thật lạ! Qua bấy nhiêu năm sống giữa bom đạn và tàn phá, mà một ngời con gái vẫn giữ bên lòng mình hình ảnh của ngời con trai cha hề gặp và cha hứa hẹn một điều gì ?. (I, Tr 23).

Thật ngạc nhiên, thật lạ lùng vì tại sao lại có một ngời con gái nh thế? Một ngời con gái tuyệt vời với lòng thuỷ chung son sắt.

<154> - Hạnh! Tôi là An đây!

- Anh! Em đi tìm anh suốt bao nhiêu năm trời anh biết không ? (II, Tr 60). Sự ngạc nhiên vui sớng của Hạnh và An, hai ngời yêu nhau sau hai mơi năm mới gặp lại nhau. Họ gặp lại nhau cũng chính nơi ấy, nơi giếng nớc ngày xa khi còn yêu nhau.

b2. Thể hiện sự buồn chán, bực bội.

Thí dụ: <155> Tôi bực quá đỗi! Giữa thời chiến, xe mình chỉ cần vợt qua thiên hạ nữa khi qua phà, qua ngầm đã đủ nhàn. (I, Tr 17)

<156> Thật chán hết sức! Thế là bay đi một ngày phép. (I, Tr 35). Hai thí dụ <155> và <156> đều thể hiện sự bực bội chán nản của Lãm khi anh chờ mãi mà không thấy cậu lái phụ đâu. Và anh đã không lên thăm chị Tính và Nguyệt đợc trong ngày phép theo dự định của mình.

3.3.3.3 Phơng tiện biểu hiện trong câu cảm thán. a. Dùng tình thái từ

Các tình thái từ đóng vai trò quan trọng trong việc bộc lộ thái độ, tình cảm của ngời giao tiếp trong câu cảm thán

Thí dụ: <157> Em là Nguyệt …à thế!... (I, Tr 25).

<158> - Khổ, thật tội nghiệp anh ! (III, Tr 220).

<159> - Aha! Vì mục đích phục vụ số đông của ngời nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả …(V, Tr 387).

Những câu này thờng biểu hiện cảm xúc của nhân vật trớc một sự việc, một nhân vật nào đó…

b. Dùng ngữ điệu

Đây là loại câu cảm không có sự xuất hiện của các phơng tiện từ ngữ cấu tạo câu cảm mà mục đích cảm thán đợc biểu thị bởi một yếu tố ngữ điệu thể hiện trên chữ viết bằng dấu cảm.

<161> Thật danh tiếng quá! (V, Tr 387)

<162> Vâng. Mệt! (III, trang 182)

<163> Đúng. Anh ấy đấy. Đồng chí ạ ! (III, Tr 152). c. Dùng phụ từ

Thí dụ: <164> Không ! Anh cứ yên tâm. (V, Tr 395).

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w