Nâng cao tính chuyên nghiê ̣p của đội ngũ cán bộ thư viện

Một phần của tài liệu Marketing tại thư viện khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc gia (Trang 153 - 181)

Nâng cao năng lực làm việc cũng như tính chuyên nghiệp trong công tác phục vụ của cán bộ thư viện.

Để cán bộ Thư viện có thái độ làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc một mặt cần những tố chất vốn có của cán bộ, mặt khác cần sự nỗ lực của ban lãnh đạo Thư viện trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ với cán bộ. Tạo điều kiện để người cán bộ có một mức lương phù hợp với năng lực lao động và nhu cầu sống tối thiểu để từ đó họ có thể chuyên tâm và tâm huyết cho công việc của mình.

Yêu cầu về tính chuyên nghiệp đòi hỏi ở nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình làm việc của người cán bộ Thư viện. Để thực hiện tốt được những điều này trước hết cần ở ý thức trách nhiệm và năng lực của người cán bộ. Nhưng tác động gián tiếp quan trọng tới vấn đề này lại là ở lãnh đạo cơ quan. Lãnh đạo cơ quan cần có một sự quán triệt cụ thể về một số vấn đề trong quá trình làm việc của cán bộ thư viện. Như việc tạo điều kiện học tập trau dồi kiến thức, tìm hiểu để nắm bắt thật chính xác nguồn cơ sở dữ liệu của thư viện, các công cụ tìm kiếm thư viện đang sử dụng, khả năng liên hệ tới các nguồn thông tin bên ngoài, khả năng đáp ứng chính xác và kịp thời nhu cầu tin của người dùng tin.

Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ hoạt động marketing Thông tin – thư viện của cán bộ chuyên trách.

Công việc này được thực hiện khi Thư viện đã xây dựng được một nhóm marketing chuyên trách. Cần có một bộ phận cấp trên thực hiện dà soát hiệu quả đạt được của nhóm marketing, nhiệm vụ này có ý nghĩa rất quan trọng, sự giám sát thường xuyên các hoạt động từ đó kịp thời có những điều chỉnh phù hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, thúc đẩy hoạt động marketing luôn được thực hiện đúng hướng, thường xuyên và đạt hiệu quả cao nhất.

Cần có các tiêu chí cụ thể cho việc thực hiện kiểm tra dám sát, căn cứ vào chính kết quả đã đạt được trong mỗi giai đoạn nhất định, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Với các tiêu chuẩn trước và sau khi tiến hành hoạt động marketing như lượng người dùng tin tới sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Thư viện, sự hài lòng của người dùng tin với chất lượng các sản phẩm và dịch vụ Thư viện, lượng người dùng tin online….Công tác điều tra, đánh giá có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như gửi phiếu khảo sát trực tiếp người dùng tin, gửi phiếu khảo sát online qua địa chỉ email, tổ chức các buổi tọa đàm, gặp mặt người dùng tin qua đó trao đổi và nắm bắt suy nghĩ, mong muốn của người dùng tin với Thư viện….

Đào tạo kỹ năng marketing cho cán bộ thư viện

Cùng với đào tạo chuyên sâu đội ngũ marketing chính cần kết hợp nâng cao hiểu biết của cán bộ thư viện nói chung về marketing thư viện, đào tạo các kỹ năng cơ bản trong công tác phục vụ; kỹ năng giao tiếp với người dùng tin như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tiếp thu ý kiến phản hồi và góp ý…. ; đào tạo cán bộ về các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như kỹ năng tra cứu tin, xử lý thông tin, kỹ năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động của Thư viện ….Bộ phận cán bộ này tuy không trực tiếp nằm trong đội ngũ marketing nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của Thư viện và khả năng thu hút người dùng tin.

Xây dựng vững chắc trong quan điểm của cán bộ về tầm quan trọng của marketing với thư viện từ đó nâng cao ý thức làm việc, trách nhiệm với công việc. Đó không phải là trách nhiệm duy nhất của bộ phận cán bộ chuyên trách mà phải là một định hướng phát triển hoạt động chung của Thư viện nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất đó là thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin.

Tạo điều kiện để cán bộ có các khóa học ngắn về marketing tại các thư viện các nước phát triển để có cơ hội học tập kinh nghiệm thực tế của các thư viện bạn.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường thông tin, nhu cầu tin của người dùng tin để từ đó có giải pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu người dùng tin.

Để làm được điều này Thư viện cần có những khoản đầu tư cho hoạt động nghiên cứu được thực hiện một cách chuyên sâu, khoa học và phải được thực hiện đều đặn. Nó không chỉ đơn giản là hoạt động theo dõi qua việc thống kê bạn đọc, soát phiếu yêu cầu của người dùng tin khi mượn tài liệu. Công việc này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn chuyên sâu về lĩnh vực thông tin – thư viện, có sự am hiểu sâu rộng và có khả năng nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu này cần được thực hiện trên nhiều mảng khác nhau như các đối tượng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thư viện, nhu cầu tin của mỗi đối tượng cụ thể ra sao, thói quen, sở thích khai thác thông tin của người dùng tin là như thế nào, sự thay đổi về nhu cầu tin qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Chỉ khi nắm rõ được những yêu cầu trên Thư viện mới có thể xây dựng được cho mình chính sách phát triển nguồn tin hợp lý, có sự thay đổi kịp thời các sản phẩm và dịch vụ sao cho thỏa mãn với các đối tượng người dùng tin khác nhau. Hiểu rõ thị trường là điều kiện không thể thiếu quyết định thành công của mọi doanh nghiệp nói chung cũng như trong hoạt động thông tin – thư viện nói riêng.

Có rất nhiều giải pháp để thực hiện tìm hiểu, khai thác nhu cầu tin của người dùng tin có thể áp dụng:

Thứ nhất là phát phiếu hỏi qua email – việc làm này không mất nhiều thời gian, kinh phí của cán bộ thư viện, nhanh chóng đến với người dùng tin. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại còn phụ thuộc vào mức độ nhiệt tình của mỗi người dùng tin khác nhau, số lượng phiếu thu về có thể không cao.

Thứ hai là phỏng vấn qua điện thoại. Giải pháp này không nên áp dụng với nhiều câu hỏi đưa ra cho người nghe mà chỉ nên tập trung đi vào tìm hiểu nhu cầu, mong muốn mang tính chung chung của người dùng tin, từ đó tìm hiểu nhu cầu cụ thể của họ ra sao. Nên sử dụng những câu hỏi mở để người dùng tin có cơ hội và hứng thú trả lời một cách cụ thể và sâu sắc.

Thứ ba là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Để thực hiện phương pháp này đòi hỏi người cán bộ phải đầu từ cả về thời gian, công sức và chi phí đi lại. Thái độ nhiệt tình, thân thiết là vô cùng quan trọng, nên chọn những câu hỏi ngắn gọn, dễ trả lời.

Thứ tư là phát phiếu hỏi trực tiếp. Đây là phương pháp nghiên cứu thăm dò nhu cầu tin truyền thống. Tuy nhiên hiệu quả mang lại của nó lại rất cao. Có thể nói đây là phương pháp không thể thiếu, nó không chỉ giúp cho Thư viện đưa ra được nhiều câu hỏi nhất mà còn tạo thời gian và không gian để người dùng tin trả lời các câu hỏi một cách chính xác. Đối tượng áp dụng rộng rãi và ở nhiều không gian thời gian khác nhau.

Còn nhiều những phương pháp nghiên cứu khác mà có thể mỗi một người cán bộ thư viện khi thực hiện công việc của mình có thể linh hoạt thực hiện một cách khác nhau. Tổng kết lại thì dù thực hiện phương pháp nào, hiệu quả thu được phụ thuộc một phần rất lớn vào trình độ và nhiệt huyết và khả năng tiếp xúc người dùng tin của người cán bộ thư viện.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của hoạt động thông tin – thư viện ở những quốc gia phát triển trên thế giới đang nắm giữ vị trí rất lớn, nó thực sự là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động học tập, nghiên cứu, lao động và giải trí của người dân. Chính vì vậy, nó cũng đã và đang tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cá nhân và tập thể. Đặc biệt ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, hoạt động thông tin – thư viện trở thành một sự nghiệp không thể thiếu. Ở Việt Nam thì khác, hoạt động thông tin – thư viện còn vấp phải những khó khăn to lớn làm hạn chế sự phát triển . Từ việc nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên hoạt động đầu từ cho thư viện không nhiều, sự nghiệp thư viện lại hầu hết chưa tự chủ được kinh tế cho mình mà phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chi phí của nhà nước, mực độ khai thác các sản phẩm và dịch vụ của thư viện chưa xứng tầm. Trong bối cảnh đó rất nhiều thư viện hoạt động một cách cầm chừng và hiệu quả không cao, Không có được những thuận lợi như ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, ở đó có điều kiện phát triển toàn diện cả về tài chính và con người, nhu cầu khai thác thông tin vô cùng mạnh mẽ. Sự nghiệp thông tin – thư viện tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã có một số thư viện khẳng định được vị thế của mình, có sức hút lớn với người dùng tin nhưng con số đó là rất ít. Người sử dụng thư viện có thể là đa dạng tất cả nhiều thành phần khác nhau từ người làm nghiên cứu, người đang đi học, người lao động chân tay, người nghỉ hưu, trẻ em….tuy nhiên không thể phủ nhận rằng đối tượng tích cực nhất trong hoạt động khai thác thông tin là những người làm công tác nghiên cứu và học sinh, sinh viên. Mặc dù vậy chỉ những đối tượng này thôi cũng mới có một tỷ lệ rất ít thường xuyên sử dụng thư viện, lý do không phải là nguồn tài nguyên thông tin nghèo nàn. Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia cũng đang gặp phải khó khăn

như vậy. Vậy nguyên nhân do đâu? Một trong những nguyên nhân cơ quan trọng tác giả phân tích và chứng minh đó là sự yếu kém trong hoạt động marketing. Đề tài nhằm đưa ra những giải pháp chủ yếu với mong muốn thúc đẩy hoạt động của thư viện lên một bước mới, thành công hơn, tạo cơ hội để ngày càng mở rộng cả về số lượng và chất lượng người dùng tin. Tác giả đã đưa ra bốn nhóm giải pháp bao gồm : thứ nhất Nhóm giải pháp tăng cường các điều kiê ̣n đảm bảo cho hoa ̣t đô ̣ng marketing . Thứ hai là Nhóm giải pháp nhằm nâng cao các công cụ marketing. Thứ ba là Đẩy mạnh và đa dạng hóa truyền thông. Thứ tư là Đầu từ cho địa điểm và mở rộng mạng lưới. Thứ năm là Đào tào và nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ. Các giải pháp được đưa ra không chỉ là việc phát triển hoạt động marketing một cách đơn thuần mà nó gián tiếp yêu cầu sự phát triển một cách tổng thể tất cả các nhân tố giúp thư viện tôn tại và phát triển. Đó là yêu đối với các sản phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân cách và trình độ của cán bộ, nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện, định hướng chính sách của lãnh đạo và các biện pháp cụ thể phục vụ trực tiếp cho hoạt động quảng bá của thư viện. Để hoạt động marketing đạt được hiệu quả cao đòi hỏi sự kết hợp khéo léo của tất cả các yếu tố trong hoạt động thư viện. Bên cạnh đó tác giả muốn nhấn mạnh hai vấn đề cần đặc biệt được lưu ý đó là kinh phí cho hoạt động và sự quyết tâm của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ của thư viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1] Nguyễn Hồng Anh (2005).“ Nghiên cứu ứng dụng marketing trong một số cơ quan thông tin thư viện lớn ở Hà Nội hiện nay”. Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội

[2] Báo cáo tổng kết Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia, năm 2012. [3] Báo cáo tổng kết Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia, năm 2014. [4] Lê Thế Giới ( chủ biên) – Nguyễn Xuân Lan “ Quản trị marketing”.

Nxb Giáo dục

[5] Trương Đại Lượng (2010).“ Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện”, Thư viện Việt Nam, ( 1).

[6] Phùng Thị Mai (2012). “ Xây dựng chiến lược marketing phát triển người dùng tin tại thư viện trường Đại học Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7] Nguyễn Hữu Nghĩa “ nP Trong hoạt động marketing thư viện công cộng”. Nghiên cứu văn hóa, (6), Đại học văn hóa Hà Nội

[8] Nguyễn Hữu Nghĩa (2007). “ Tiếp thị thư viện qua mạng internet”, Thư viện Việt Nam, ( 2), tr.10-15.

[9] Nguyễn Hữu Nghĩa (2010). “ Tiếp thị thư viện thời chấm com”, Thư viện Việt Nam, ( 1), tr.74-77. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[10] Nguyễn Hữu Nghĩa (2010). “ Hoạt động quan hệ công chúng trong lĩnh vực thư viện”. Văn hóa nghệ thuật, (314), tr. 8-20.

[11] Phan Thị Thu Nga (2005). “ Chiến lược marketing đối với hoạt động thông tin – thư viện”, Bản tin thư viện – Công nghệ thông tin. Tr. 15-25

[12] Vũ Quỳnh Nhung (2011). “ Hoạt động marketing của thư viện trường đại học công nghệ Namyang Singapore và khả năng áp dụng cho thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách khoa Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[13] Hoàng Phê chủ biên “Từ điển tiếng Việt” do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học ấn hành năm 1997, trang 157).

[14] Kotler, Philip (1994). “ Marketing căn bản”, Thống kê, Hà Nội.

[15] Bùi Thanh Thủy ( 2008). “ Marketing – hoạt động thiết yếu của các thư viện đại học Việt Nam”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn, ( 24), tr.119-123.

[16] Bùi Thanh Thủy ( 2012). “ Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thông tin – thư viện ở các trường đại học Việt Nam”,

Luận án tiến sỹ khoa học thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội.

[17] Bùi Thanh Thủy (2005). “ Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing của thư viện các trường đại học”, Tạp chí thư viện Việt Nam, (4),tr.19.

[18] Nguyễn thị Lan Thanh .” Marketing mục tiêu – một phương pháp tiếp cận thị trường thư viện thông tin”.

[19] Phùng Ngọc Tú (2013). “ Nghiên cứu hoạt động marketing tại Trung tâm hoc liệu – Đại học Huế”. Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đại hoc quốc gia Hà Nội.

[20] Trần Mạnh Tuấn (1998). “ Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện”, Bộ khoa học công nghệ và môi trường.

[21] Trần Mạnh Tuấn (2004).“ Sản phẩm thông tin từ góc độ marketing”,

[22] Trần Mạnh Tuấn (2007). “ Các quan điểm marketing và vấn đề áp dụng trong hoạt động thông tin – thư viện”, Thông tin và tư liệu, (1). [23] Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương (2007). “ Nghiên cứu và triển khai thử

nghiệm chiến lược marketing Trung tâm học liệu – Đại học Cần Thơ”, Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

[26] ALA ( 1996), Từ điển giải nghĩa thư viện học và Tin học Anh- Việt, Galen Pres, Ltd., Tucscon Arizona.

[27] Li Yanru (2006). “ Marketing reference service of public libraries in developing regions”, 72nd

IFLA general conference, IFLA, Seoul.

[28] Nicholas, Julie (1998). “ Marketing and Promotion of Library Services”, ASP Conference Series, Vol.153, 1998.

[29] Walters, Suzanne (2000). Library marketing that works. New York: neal – Schuman publishers, nc.

Tài liệu qua website

[30] http://www.marketingvietnam.net/

[31] http://marketingbox.vn/7P-trong-Marketing.html.( 7p trong hoạt động marketing)

[32]http://vietnamlib.net/headlines/chien-luoc-marketing-cua-thu-vien-dai hoc-yale-hoa-ky-qua-mang-xa-hoi-facebook. (Chiến lược marketing của thư viện đại học Yale qua mạng xã hội facebook).

[33]https://www.facebook.com/internetmarketingfan/posts/4900208910385 62.( Xây dựng chiến lược internet marketing).

[34] http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/thuong-hieu-c11/14-buoc-quang-ba- doanh-nghiep-i20384. (14 bước quảng bá doanh nghiệp)

[35] http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/15992/Khai-niem-truyen- thong-trong-marketing.aspx .( Khái niệm truyền thông trong marketing).

[36]http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1_c%E1%BA%A3

[37] http://lib.husc.edu.vn/?cat_id=141&id=1/ (Tiếp thị và quảng bá các dịch vụ thư viện) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING

Một phần của tài liệu Marketing tại thư viện khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc gia (Trang 153 - 181)