Nghiên cứu người dùng tin

Một phần của tài liệu Marketing tại thư viện khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc gia (Trang 81)

Trong nhiều năm qua thư viện khoa học và công nghệ quốc gia hàng năm đều có các hình thức nghiên cứu người dùng tin được thực hiện. Thư viện có rất nhiều hình thức nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin như phỏng vấn trực tiếp, bảng hỏi, khảo sát qua dịch vụ bạn đọc đặc biệt, qua các số liệu nghiên cứu khoa học của cán bộ thư viện. Các cuộc điều tra dưới các hình thức trên được thực hiện với tất cả các đối tượng đang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện bao gồm các đối tượng người dùng tin làm quản lý và lãnh đạo, nhóm người dùng tin là sinh viên, nhóm người dùng tin nghiên cứu và giảng dạy, nhóm người dùng tin kinh doanh sản xuất.

Với hình thức phiếu điều tra gồm các câu hỏi đóng và mở để lấy ý kiến người dùng tin về các mặt sản phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ thư viện… lấy ý kiến của người dùng tin và những góp ý mong muốn đối với thư viện. Qua đó thư viện lấy được những thông tin quan trọng để kịp thời nắm bắt nhu cầu và mong muốn của người dùng tin để có thể đưa ra những chính sách và phương thức hoạt động phù hợp và hiệu quả nhất. Công tác điều tra qua phiếu điều tra có thể được thực hiện trực tiếp khi bạn đọc tới sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thư viện, các câu

hỏi sẽ được gửi tới bạn đọc để bạn đọc trả lời, hoặc gửi qua email, đường bưu điện.

Hình thức nghiên cứu người dùng tin mang lại hiệu quả khá cao thứ hai đó là việc thực hiện khảo sát qua dịch vụ bạn đọc đặc biệt. Thông qua mạng vinaren, mạng nội bộ của cơ quan, thư viện nắm được số lượng bạn đọc truy cập hàng ngày vào trang thông tin điện tử của thư viện, lĩnh vực thông tin bạn đọc truy cập là gì. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin.

Hàng năm thư viện đều tổ chức các hội nghị bạn đọc. Các hội nghị như vậy thường thu hút được lượng bạn đọc tham gia khá đông. Qua các hội nghị như vậy một mặt thư viện giới thiệu được tới người dùng tin các sản phẩm và dịch vụ mới của mình. Đồng thời hướng dẫn người dùng tin nâng cao khả năng khai thác thông tin và nắm chắc các quy định của thư viện.

Ngày 25/9/2014 thư viện tổ chức hội thảo bạn đọc “Thông tin KH&CN phục vụ các chương trình KH&CN cấp nhà nước/quốc gia”.Hội nghị thu hút được sự tham gia nhiệt tình của 140 bạn đọc trong cả nước đều là các chuyên gia nghiên cứu có trình độ cao về lĩnh vực KH&CN. Hội thảo lần này được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN, phát triển kinh tế xã hội của đất nước; phục vụ thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời thông tin cho các chủ nhiệm đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN cấp nhà nước/quốc gia; sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin được bổ sung bằng ngân sách nhà nước; thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và phát triển.

Công tác nghiên cứu người dùng tin của thư viện cũng rất được chú trọng. Hàng năm thư viện đều có nhiều đề tài nghiên cứu của cán bộ thư viện tiến hành nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin. Để tạo điều kiện

cho công tác nghiên cứu Thư viện hàng năm đều có công văn gửi tới các cơ sở nhằm khảo sát nhu cầu tin của người dùng tin. Hoạt động nghiên cứu này có vai trò quan trọng góp phần đẩy mạnh hiệu quả của công tác marketing thư viện. Qua kết quả nghiên cứu của các đề tài đã cung cấp cho thư viện nói chung và hoạt động marketing nói riêng những số liệu quan trọng về nhu cầu tin của người dùng tin, đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trong thời đại mới. a. Người dùng tin hiện có

Người dùng tin hiện có của thư viện gồm 4 nhóm đối tượng người dùng tin:

Nhóm thứ nhất: Người dùng tin là các nhà nghiên cứu khoa học có trình độ học vấn và chuyên môn cao ví dụ như các giáo sư, tiến sỹ….thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Các cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, học viện, các viện, các trung tâm nghiên cứu….

Nhóm thứ hai: Người dùng tin là các nhà quản lý, lãnh đạo các cơ quan, các cấp, các ngành khác nhau, trong đó lãnh đạo, quản lý ở tầm vĩ mô chiếm một tỷ lệ quan trọng.

Nhóm thứ ba: Người dùng tin hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong các nhà máy, công ty và doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật…

Nhóm thứ tư: Người dùng tin là sinh viên các trường đại học, cao đẳng.

Hiện nay, Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia có nguồn lực thông tin điện tử rất lớn. Chính vì vậy, xu thế chung của thư viện là tăng chậm số lượng người dùng tin truyền thống và tăng mạnh người dùng tin điện tử. Đối tượng người dùng tin điện tử khai thác thông tin thông qua

dịch vụ bạn đọc đặc biệt, qua website thư viện hoặc gửi yêu cầu trực tiếp tới thư viện và được cán bộ thư viện phục vụ theo yêu cầu.

b. Người dùng tin tiềm năng

Người dùng tin tiềm năng là những người dùng tin đã có nhu cầu sử dụng các nguồn tin của thư viện tuy nhiên do một lý do khách quan hay chủ quan nào đó họ chưa sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện.

Tác giả cũng hiểu theo một nghĩa hẹp hơn người dùng tin tiềm năng có thể là người dùng tin đã sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thư viện tuy nhiên mới ở mức độ thấp và dự báo trong tương lai mức độ sử dụng của nhóm người dùng tin này sẽ tăng cao thì cũng được coi là người dùng tin tiềm năng.

Qua phỏng vấn lãnh đạo thư viện xác định người dùng tin tiềm năng của thư viện không phải là việc xuất hiện nhóm người dùng tin mới mà nó là sự tăng lên nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin sinh viên, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp. Điều này được lý giải dựa trên xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội.

- Đối với nhóm người dùng tin là doanh nghiệp: Do đặc điểm nước ta là một nước đang phát triển, hoạt động sản xuất và đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh đang được chú trọng. Chính vì vậy, đòi hỏi ngày càng cao các nguồn tri thức liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kéo theo đó là sự tăng lên của hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thông tin trong lĩnh vực này.

- Đối với nhóm người dùng tin là sinh viên: Hiện nay giáo dục và đòa tạo được coi là quốc sách hàng đầu, đây là lĩnh vực được nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Với nhiều chính sách khuyến khích của nhà nước cùng với thái độ cầu thị và phát triển của sinh viên, nền giáo dục ngày càng phát triển, nó là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy hoạt động học tập và nghiên

cứu có những bước tiến đáng kể. Qua đó, thúc đẩy nhu cầu khai thác thông tin trong hoạt đông thông tin – thư viện.

- Đối với nhóm các nhà nghiên cứu: Sự phát triển của kinh tế tỉ lệ thuận với sự phát triển của hoạt động nghiên cứu. Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng có những bước tiến rõ rệt, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nghiên cứu trong giới khoa học.

2.2.2. Ứng dụng các công cụ marketing trong hoạt động tại thư viện của Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Trên thực tế cho tới nay mặc dù thời gian thành lập, tồn tại và phát triển qua mấy chục năm nhưng Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia vẫn chưa xây dựng được một chiến lược marketing cụ thể nhằm thu hút người dùng tin khai thác và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện, vì vậy, các nguồn lực của thư viện chưa được khai thác triệt để. Tác giả căn cứ vào thực trạng hoạt động marketing của Thư viện để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài thực hiện nghiên cứu dựa trên 7 yếu tố marketing bao gồm: Sản phẩm, Giá cả, Chiêu thị, Phân phối, Cơ sở vật chất kỹ thuật, Quy trình và Con người.

Để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tiến hành một số biện pháp nghiên cứu như phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý và nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin – thư viện, phát phiếu hỏi khảo sát nhu cầu tin tới những người dùng tin trực tiếp tới sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện, bên cạnh đó tác giả tiến hành phát phiếu hỏi khảo sát nhu cầu tin của người dùng tin tại Đại học Bách khoa Hà Nội và Thư viện Quốc gia. Đây là hai địa điểm có số lượng người dùng tin lớn, đối tượng người dùng tin đa dạng.

Là cơ quan chủ quản của Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia, Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc giá đã từng bước đưa thư viện phát triển xứng tầm là một thư viện quốc gia về KH&CN, luôn dẫn đầu về nguồn lực thông tin và đổi mới phương thức phục vụ. Nguồn lực thông tin điện tử phong phú cùng cơ sở hạ tầng mạng VINAREN đã giúp Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trở thành cơ quan tiên phong trong việc cung cấp thông tin KH&CN trực tuyến từ xa cho giới khoa học trong cả nước.

Được giao nhiệm vụ bổ sung nguồn tài liệu về KH&CN cho cả nước, Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia đã đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu nguồn tin, chú trọng tới nguồn tài liệu điện tử trong nước và quốc tế về hầu hết các lĩnh vực KH&CN, đặc biệt là các lĩnh vực mũi nhọn được nhà nước ưu tiên phát triển. Các loại sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu được chọn lọc kỹ lưỡng bởi hội đồng tư vấn trước khi đặt mua (gồm các tài liệu tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung và các ngôn ngữ Latinh khác…). Nhiều CSDL quý được Thư viện lựa chọn như: CSDL Science Direct, IEEE/IEL, Web of Science, Proquest Central, Springer Link, APS Journals, IOP, …đã đáp ứng được nhu cầu của các nhà quản lý của Đảng và Nhà nước, các viện, các trường, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, nghiên cứu sinh, sinh viên và mọi đối tượng người dùng tin khoa học và công nghệ.

- Tất cả các tài liệu sau khi được bổ sung đều được xử lý và cập nhật ngay lên CSDL BOOK, CSDL ấn phẩm định kỳ để bạn đọc có thể tra cứu trực tuyến qua OPAC mà không cần trực tiếp tới thư viện. Theo báo cáo tổng kết của thư viện năm 2014: Thư viện đã chú trọng xử lý nguồn tài liệu điện tử để phục vụ bạn đọc tra cứu và sử dụng. 6000 cuốn sách điện tử của Springer đã được mô tả, xử lý và cập nhật CSDL Libol để phục cụ nhu cầu

tra cứu từ một cổng của bạn đọc. Dựa trên nguồn lực thông tin của mình, thư viện chọn lọc xây dựng danh mục 2000 đầu tên tạp chí và hơn 1.500 đầu tên sách KH&CN, xử lý bao gói 527 đầu tên chuyên đề toàn văn KH&CN ngôn ngữ tiếng anh, 80 chuyên đề toàn văn KH&CN tiếng việt. Bao gói trên 40.000 bài trích tạp chí để phục cụ các chương trình KH&CN cấp nhà nước/quốc gia.( 3,tr.2)

-Theo báo cáo của Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia năm 2012. Ngoài những nguồn bổ sung bằng kinh phí nhà nước, Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia đã tích cực triển khai dự án trao đổi, biếu tặng từ các quỹ, các tổ chức nước ngoài và tăng cường nguồn tài liệu nội sinh. Năm 2012, Thư viện đã liên hệ nhận tài trợ và chia sẻ cho hệ thống thư viện Việt Nam gần 31.000 cuốn sách khoa học giá trị từ nhà xuất bản WorldScience và dự án Books4Vietnam. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu STD, kết quả nghiên cứu… do Cục tạo lập và phát triển là nguồn tham khảo tiếng Việt được giới khoa học trong nước và quốc tế đánh giá rất cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo của Thư viên năm 2014, kinh phí dành cho việc bổ sung tài liệu giảm khoảng 15% so với năm 2013, trong khi giá các CSDL tăng dần đều theo thời gian, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của lãnh đao cục , Thư viên đã đàm phán với các nhà cung cấp hạ giá thành và đưa về nhiều CSDL quý như: CSDL Science Direct, IOP, Proquest, Wed of Science, CSDL Credo Refenence, tạp chí Nature…

Cũng trong năm nay Thư viện đã gửi tặng thêm 200 số tạp chí KH&CN Việt Nam và nhận biếu tặng trên 400 số tạp chí KH&CN thế giới nhằm tiết kiệm kinh phí bổ sung, tăng cường nguồn lưc thông tin KH&CN. Thư viện cũng đã đàm phán để bạn đọc được dùng thử các CSDL Britannica, CSDL nhà xuất bản Sage, CSDL OECD....

Năm 2014 kinh phí dành cho tài liệu điện tử là 84,3%, giảm hơn so với năm 2013 là 97.9%, để bổ sung thêm nguồn tài liệu in ấn.

Nguồn tài nguyên thông tin điện tử khổng lồ của Thư viện đã được mang ra phục vụ bạn đọc khắp cả nước thông qua dịch vụ “ bạn đọc đặc biệt”, cung cấp thông tin qua mạng VINAREN, phục vụ 24/24. Ngoài việc phục vụ thông tin trực tuyến tới từng cá nhân làm công tác khoa học, Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia đã mở rộng hình thức dịch vụ cung cấp thông tin khoa học và công nghệ qua địa chỉ IP cho các trường đại học, viện nghiên cứu, thư viện công cộng của các tỉnh, thành trong cả nước với số lượng hàng trăm ngàn cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, kỹ sư, bác sỹ, học sinh, sinh viên làm cho số lượng bạn đọc đặc biệt hiện tại của dịch vụ này tăng lên đến hàng trăm nghìn người và là cơ quan điều phối Liên hiệp thư viện Việt Nam về nguồn tin điện tử. Hiện nay Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia đã có một số lượng đông đảo của sinh viên các trường đại học lớn và các thư viện công cộng tham gia vào dịch vụ như: đại học Hoa Sen, đại học Duy Tân, đại học FPT, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện cây trồng và giống nông nghiệp, Ban cơ yếu chính phủ, đại học Nha Trang, đại học Xây dựng Hà Nội, đại học Đà Lạt, đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh

Cục đã đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu nguồn lực thông tin của dịch vụ bạn đọc đặc biệt đến các viện nghiên cứu, các trung tâm học liệu của các trường đại học trong cả nước để hướng dẫn và khai thác các nguồn tin điện tử hiện có như: Học viện Kỹ thuật quân sự và Viện Khoa học và công nghệ quân sự, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Hàng Hải, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Cao đẳng Sư phạm

Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường Đại học Vinh, …

Năm 2014, công tác phát triển Liên hiệp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin điện tử đã đạt được nhiều thành tựu khả quan. Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin điện tử đã có gần 100 đơn vị tham gia là thành viên chính thức và quan sát viên. Thông qua Liên hiệp thư viện, người dùng tin từ các thư viện thành viên của Liên hiệp có thể truy cập không hạn chế tới 15 nghìn tạp chí điện tử trong CSDL Proquest Central, cơ sở dữ liệu lớn, đa

Một phần của tài liệu Marketing tại thư viện khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc gia (Trang 81)