Nâng cao chất lƣơ ̣ng các công cu ̣ marketing

Một phần của tài liệu Marketing tại thư viện khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc gia (Trang 141)

3.2.1. Xây dựng một chiến lược marketing cụ thể

Xây dựng một chiến lược marketing cụ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

- Nó giúp chỉ ra định hướng hoạt động cho một tổ chức từ đó họ có thể hoàn thành các mục tiêu chính của mình.

- Chiến lược cụ thể đảm bảo các bộ phận từ lớn đến nhỏ hoạt động một cách thông suốt, có mục tiêu, nhiệm vụ rõ dàng cụ thể và thống nhất.

- Tạo cơ hội cho các bộ phận trong một tổ chức có mối quan hệ gắn kết trong hoạt động.

- Có sự đánh giá chi tiết năng lực của từng bộ phần và tạo cơ sở cho việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Đối với hoạt động thư viện, đây là nhiệm vụ, giải pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động marketing thư viện. Xây dựng được một chiến lược marketing thành công có nghĩa là thư viện xây dựng được một hướng đi cụ thể cho mình và từ đó có điều kiện phát triển một cách thống nhất và chính xác.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích để xác định chính xác điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức của thư viện từ đó đó có thể đưa ra một chiến lược phù hợp nhất nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua được thách thức. Để làm được điều này cần có sự đầu tư về thời gian, trí tuệ của cả một tập thể thư viện, đặc biệt là ban lãnh đạo thư viện. Đó phải là những người có tầm nhìn chiến lược, nắm được cụ thể và chính xác các vấn đề của thư viện bao gồm con người, sản phẩm, dịch vụ, chính sách, giá, hoạt động chiêu thị, phân phối

và quy trình hoạt động của thư viện. Nó sẽ là một kế hoạch dài hạn và được định hướng rõ dàng.

Thư viện Khoa học và công nghệ quốc gia cho tới nay chưa có một chiến lược marketing cụ thể cho hoạt động của thư viện. Tuy nhiên đã có rất nhiều những nghiên cứu về việc xây dựng một chiến lược cho hoạt động marketing thư viện nói chung, Thư viện cần căn cứ vào tình hình thực tế của chính thư viện để từ đó linh hoạt áp dụng sao cho phù hợp nhất. Một vấn đề cần đặc biệt được quan tâm để xây dựng một chiến lược marketing cho Thư viện đó là sự nắm bắt xu thế thời đại hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế tri thức gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin cụ thể là mạng internet. Mục tiêu của Thư viện trong tương lai chủ yếu hướng tới phục vụ thông tin trực tuyến. Internet đem lại hoạt động năng động và khả năng kết nối toàn cầu cho Thư viện. Chính vì vậy, đó cũng chính là xu thế để xây dựng chiến lược marketing của Thư viện.

3.2.2. Đa dạng hóa truyền thông marketing

Bên cạnh việc đa dạng hóa hình thức truyền thông, quảng bá thông tin, quảng bá sản phẩm cần có kế hoạch thực hiện các hình thức truyền thông một cách thường xuyên, có tính tổ chức.

Điều đặc đòi hỏi Thư viện đặc biệt chú trọng, hiệu quả của công tác truyền thông không chỉ đơn thuần ở việc áp dụng đa dạng các hình thức mà quan trọng hơn là nó phải là việc sử dụng các hình thức thực sự phù hợp với đối tượng người dùng tin, phù hợp với khả năng của thư viện. Thay vì việc thực hiện các hình thức marketing một cách manh mún cần có kế hoạch định kỳ, cụ thể cho các hoạt động đó.

- Có thể thấy rằng cái mà người dùng tin tiếp xúc đầu tiên với thư viện chính là website của thư viện đó. Mọi thông tin liên quan về thư viện sẽ nhanh chóng được người dùng tin tìm hiểu và khai thác từ chính website

đó. Chính vì vậy thư viện cần chú trọng việc phát triển và làm mới tạo tính hấp dẫn, tăng sự thu hút đối với website của mình.

- Với hình thức quảng cáo như đặt áp phích, phát tờ rơi cần được tiến hành thường xuyên, có trọng điểm. Ví dụ thực hiện ở các trường đại học thuộc lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, tiến tới tiếp cận với các khoa các bộ môn chuyên sâu có tiềm năng khai thác sản phẩm và dịch vụ của Thư viện mình, các viện nghiên cứu…Đó là những nơi tập trung đông đảo sinh viên đang có nhu cầu cao về việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho học tập, các giáo viên, các nhà nghiên cứu có nhu cầu tìm tài liệu cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên việc thực hiện tiếp cận các đối tượng dưới hình thức như phát tờ rơi để được thực sự chú ý là điều không đơn giản, bởi độ đảm bảo của hình thức quảng cáo này chưa thực sự cao. Chính vì vậy, hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều nếu Thư viện có thể tạo được mối quan hệ với thư viện chủ thể trước khi thực hiện quảng bá tới người dùng tin ở đó. Thư viện chủ thể có thể thay thế chúng ta trong việc quảng bá sản phẩm hoặc cùng hợp tác trong việc giới thiệu sản phẩm.

- Thường xuyên phối hợp với các thư viện khác để tổ chức các buổi hội thảo với bạn đọc hoặc các triển lãm giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ của Thư viện trực tiếp tại các trường đại học cũng là một cách thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các đối tượng giáo viên, cán bộ và sinh viên của trường. Đồng thời phải nêu bật được giá trị, tầm quan trọng của các sản phẩm và dịch vụ đó tới người dùng tin, để họ thấy được lợi ích từ việc tham gia khai thác các sản phẩm và dịch vụ đó.

- Cần tổ chức hàng năm các buổi hội thảo bạn đọc của Thư viện, đó chính là một hình thức nhằm nhắc nhở người dùng tin luôn tồn tại trong đầu hình ảnh Thư viện, lợi ích khi sử dụng thư viện, đồng thời qua đó quảng bá các nguồn thông tin mới. Một lợi ích quan trọng nữa của các cuộc

hội nghị hội thảo bạn đọc đó là Thư viện có cơ hội để nắm bắt cụ thể hơn, cập nhật và chính xác hơn nhu cầu của người dùng tin để kịp thời có những thay đổi phù hợp.

- Cần chủ động trong việc mở rộng các mối quan hệ với thư viện các trường đại học đặc biệt các trường về khoa học kỹ thuật và công nghệ, thư viện các viện nghiên cứu qua đó cùng phối hợp trong việc tạo các link liên kết giữa các thư viện với nhau, đặt baner quảng cáo trên các website thư viện khác. Đây là một hình thức thu hút được sự chú ý của rất nhiều người dùng tin khác nhau. Bởi hiện nay gần như 100% các thư viện để sử dụng website riêng, chỉ một cú click chuột người dùng tin từ chưa biết tới sự tồn tại của Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia đã có thể tiếp cận tới một nguồn tài nguyên thông tin mới vô cùng phong phú. Với việc kết hợp như vậy các bên thư viện tham gia đều cùng có lợi chính vì vậy có thể dùng hình thức thỏa thuận mà không cần nhiều chi phí về tài chính để thực hiện.

Đầu tư vào việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, thực hiện việc quảng bá trên nhiều loại hình truyền thông khác nhau, đặc biệt là các trên các mạng xã hội đang thu hút đông đảo người tham gia.

- Những năm gần đây với tốc độ phát triển thần kỳ của ngành công nghệ thông tin nó đã đồng thời tạo ra bước đột phá cho rất nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Công nghệ thông tin trở thành công cụ vô cùng hữu hiệu cho mục đích kết nối khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp. Hình thức quảng cáo qua điện thoại và trên mạng xã hội facebook đã và đang được sử dụng với hiệu quả mang lại khả quan.

Theo thống kê năm 2008 Việt Nam có hơn 40.000 thành viên tham gia mạng xã hội facebook, sau 5 năm mạng xã hội facebook ngày càng ăn sâu và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng Việt Nam, con số đó chắc chắn đã thay đổi rất nhiều. Qua khảo sát của tác giả có tới 64.4% người dùng tin

thường xuyên sử dụng mạng xã hội facebook, đây là một con số rất lớn, một khối lượng người dùng tin đông đảo và có tiềm năng để thư viện tiếp cận. Mạng xã hội facebook sớm bộc lộ những lợi thế của mình về khả năng lan truyền cao, tính kết nối, tính tương tác, sự thân thiện và nền tảng lập trình, số lượng người tham gia và tốc độ tăng lên của nó chứng tỏ sự hấp dẫn của mạng xã hội này là rất rõ rệt. Nhưng một điều đáng ngạc nhiên là từ năm 2010 Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia đã xây dựng cho mình một tài khoản facebook riêng tuy nhiên cho tới nay hiệu quả mang lại của nó dường như còn rất chậm chạp. Vậy nguyên nhân do đâu:

Dù biết rõ khả năng thu hút của facebook là rất lớn nhưng không có nghĩa là chúng ta tự tạo ra một tài khoản và để nó tự vận động, tự phát triển, điều đó chắc chắn chỉ là chuyện không tưởng. Lúc này vị trí của người quản trị là không nhỏ, đó là người tạo lập và đồng thời đảm bảo việc duy trì hoạt động của trang mạng đó. Mạng facebook của Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia sau khi thành lập chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn với việc đăng một số thông tin mới của Thư viện sau đó cho tới nay không hề thấy có thêm thông tin gì mới, dường như nó đã ngừng hoạt động ngay sau một thời gian được ra đời.

Đặc thù của mạng xã hội facebook là khả năng trao đổi giữa các thành viên tham gia, nhu cầu cập nhật các thông tin mới có tính hấp dẫn. Đối với một trang mạng xã hội của thư viện thì nó có thể là những thông tin liên quan trực tiếp về các sản phẩm dịch vụ, các hoạt động của chính Thư viện mình, hoặc các hoạt động ngoài lề của các thư viện khác, các tổ chức có liên quan, các vấn đề liên quan có tính hấp dẫn cao…Điều quan trọng là để thu hút được người sử dụng quan tâm tới trang mạng của mình, có hứng thú với nó và từ đó giới thiệu thêm với bạn bè xung quanh. Tuy nhiên điều

này chưa thấy có ở tài khoản facebook của Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia.

Một cảm nhận chung khi vào trang facebook của Thư viện đó là Thư viện mới chỉ chú ý tới việc đưa ra những thông tin cơ bản của mình mà không để ý tới nhu cầu của người sẽ tham gia. Vì vậy, để trang mạng có thể hoạt động hiệu quả cần một sự thay đổi rất lớn. Đó là việc tăng cường cập nhật thông tin hấp dẫn của Thư viện mình và các thư viện, các cơ quan liên quan khác. Tạo góc cho việc người dùng tin có thể hỏi về các thắc mắc của mình đối với Thư viện, có khả năng trao đồi trực tiếp với cán bộ Thư viện. Mở các link liên kết với các thư viện trọng điểm khác qua đó tạo cơ hội tìm kiếm thêm bạn bè mới cho tài khoản của mình.

Thư viện Đại học Yale đã rất thành công khi sử dụng mạng xã hội facebook trong đó có việc ứng dụng máy tìm CiteMe và mục lục trực tuyến WorldCat-the OCLC Online Union Catalog. Với ứng dụng này bạn có thể tìm kiếm những thông tin chi tiết về chỉ số ISBN, số lần xuất bản, chủ đề đề mục, nhà xuất bản…về tài liệu qua tựa đề, chủ đề, tác giả ở các định dạng khác nhau. Đây có thể là một gợi ý cho Thư viện KH&CN quoovs gia thực hiện trong tương lai

Điện thoại di động – một công cụ phổ biến và hữu ích

Trong xã hội hiện nay mặc dù chưa tìm được con số thống kê cụ thể nhưng theo ước tính có khoảng 99% người dùng tin sử dụng điện thoại di động. Đồng thời tính năng của điện thoại di động trong xã hội công nghệ thông tin như chúng ta biết rất rõ đã có những bước phát triển vượt bậc, nó đã trở thành công cụ không thể thiếu trong đời sống và hoạt động khai thác thông tin của phần lớn người dân. Chính vì vậy, sẽ là rất lãng phí nếu như chúng ta không tận dụng chính công cụ đắc lực đó vào hoạt động quảng bá sản phầm và dịch vụ thông tin của mình. Một trong những hoạt động qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chiếc điện thoại có thể là nhắn tin thông báo sách mới, nguồn tài nguyên mới tới bạn đọc. Gọi điện thăm dò nhu cầu của người dùng tin, hướng dẫn người dùng tin khai thác các nguồn tải nguyên mới…Đây là cách làm nhanh nhất, đơn giản nhất để đưa chìa khóa thông tin tới người dùng tin.Để làm được điều này cần sự đầu tư riêng cho nhóm marketing của Thư viện.

Sử dụng báo mạng, báo giấy và truyền hình làm nơi quảng bá

Đây là những hình thức quảng bá không đi vào trực tiếp đối tượng người dùng tin cụ thể nào nhưng khả năng tiếp nhận thông tin của các đối tượng người dùng tin là rất rộng lớn. Tuy nhiên kinh phí cho các hoạt động quảng bá này là không nhỏ. Bên cạnh đó một cái khó là chúng ta không thể làm theo kiểu trả tiền để thuê quảng cáo và thực hiện quảng bá giống như việc quảng bá các sản phẩm thông dụng hàng ngày mà làm sao cho việc quảng bá đó được thực hiện một cách gián tiếp, có nghĩa là để hình ảnh của Thư viện được đưa lên các trang báo, đặc biệt là truyền hình thông qua các chương trình phóng sự, các bài báo về các khía cạnh của thông tin khoa học và công nghệ chẳng hạn trọng đó là sự xuất hiện của các sản phẩm và dịch vụ của thư viện chúng ta…Nhưng làm được như vậy lại là điều không đơn giản, nó không chỉ đòi hỏi về kinh phí tiền mặt mà hơn thế đó là làm cách nào chúng ta thu hút được giới báo chí và truyền thông. Một phần cần qua các mối quan hệ, điều này nghe có vẻ hài hước nhưng đó là một thực tế rất bình thường ở Việt Nam. Thứ hai cần tạo ra những sự khác biệt, các hoạt động mang tính bế nổi có khả năng thu hút nhiều người quan tâm, từ đó có khả năng thu hút giới báo chí và truyền hình.

Để đưa ra những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này tôi xin phép được đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu thêm trong thời gian tiếp theo.

3.2.3. Chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ

Có chính sách đầu tư tập trung phát triển về chất lượng và số lượng của các sản phẩm dịch vụ trọng điểm, có khả năng thu hút được sự quan tâm của người dùng tin.

Được biết tới với đặc thù là thư viện chuyên về lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, yêu cầu không thể thiếu đó là Thư viện cần tập trung xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu về khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày càng lớn mạnh. Đó chính là lợi thế sẵn có của một thư viện chuyên ngành vì vậy việc không ngừng phát huy thế mạnh đó sẽ là công cụ để Thư viện ngày càng thu hút được đông đảo người dùng tin sử dụng các sản phẩm thông tin của mình. Để thực hiện được điều này đòi hỏi Thư viện tăng cường trong việc nhập các tài liệu mới, luôn mang tính cập nhật, có tính khoa học cao. Phải đồng thời kết hợp nhập mới cả tài liệu giấy và cơ sở dữ liệu điện tử, tài liệu tiếng việt và tiếng nước ngoài.

Đối với các sản phẩm thông tin nói chung của Thư viện cần đảm bảo tiếp tục duy trì các chính sách phù hợp đang được thực hiện trước đó, đồng thời kết hợp thực hiện các chính sách mới.

- Cần có sự kiểm tra, dà soát chặt chẽ hoạt động bổ sung và phát triển

Một phần của tài liệu Marketing tại thư viện khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc gia (Trang 141)