Nghiên cứu lựa chọn phụ gia phá bọt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo sơn giàu kẽm vô cơ sử dụng làm sơn lót bảo về kết cấu thép (Trang 59 - 61)

Khi chế tạo sơn, việc sử dụng các chất hoạt động bề mặt trong quá trình thấm ƣớt và phân tán hạt màu vào chất kết dính sẽ làm xuất hiện nhiều bọt trong sơn. Sơn có bọt sẽ làm cho các tác động của môi trƣờng xung quanh xâm nhập vào dễ dàng hơn và ngoại quan màng sơn xấu. Sơn có độ nhớt càng lớn thì bọt càng khó bị phá vỡ vì khi sơn đặc thì khí khó đƣợc giải thoát ra khỏi khối sơn. Do đó việc sử dụng tác nhân hóa học để phá vỡ bọt là một biện pháp có tính khả thi mang lại hiệu quả cao nhất.

Hiện nay, trên thị trƣờng có nhiều loại phụ gia phá bọt trên cơ sở dầu khoáng hoặc các hợp chất silicon. Đã tiến hành sử dụng hai loại phụ gia phá bọt: Dehydran (một hợp chất biến tính trên cơ sở silicon), Foamaster PD1(trên cơ sở dầu khoáng) để làm phụ gia phá bọt cho sơn silicat giàu kẽm.

3.4.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia dehydran đến ngoại quan của sơn

Để khảo sát ảnh hƣởng của phụ gia dehydran đến ngoại quan của sơn đã tiến hành thay đổi hàm lƣợng dehydran tử 0,05 đến 0,3% theo khối lƣợng.

Kết quả thử nghiệm khả năng phá bọt của phụ gia dehydran đƣợc trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của phụ gia phá bọt Dehydran đến ngoại quan sơn

TT Hàm lƣợng phụ gia (% khối lƣợng) Nhận xét 1 0,00 Sơn có nhiều bọt 2 0,05 Sơn có bọt 3 0,10 Bề mặt sơn mịn, không có bọt 4 0,15 Bề mặt sơn mịn, không có bọt 5 0,20 Sơn không có bọt nhƣng có lớp váng bề mặt 6 0,25 Sơn không có bọt nhƣng có lớp váng bề mặt 7 0,30 Sơn không có bọt nhƣng có lớp váng bề mặt

LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò ThÞ Dung CNVL Polyme 2008 - 2010

59

Kết quả trong bảng 3.14 chỉ ra rằng với hàm lƣợng dehydran từ 0,10 - 0,15% thì trong sơn không có bọt; hàm lƣợng sử dụng lớn hơn 0,15% thì trong sơn không có bọt nhƣng có lớp váng chất phá bọt nổi lên trên chứng tỏ hàm lƣợng phụ gia sử dụng đã dƣ thừa. Do đó hàm lƣợng chất phá bọt dehydran tối ƣu là từ 0,1 ÷ 0,15%.

3.4.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia foamaster PD1 đến ngoại quan của sơn

Để khảo sát ảnh hƣởng của phụ gia foamaster PD1 đến ngoại quan của sơn đã tiến hành thay đổi hàm lƣợng foamaster PD1 từ 0,05 ÷ 0,3% theo khối lƣợng.

Kết quả thử nghiệm khả năng phá bọt của phụ gia foamaster PD1 đƣợc trình bày trong bảng 3.15.

Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của phụ gia phá bọt foamaster PD1 đến ngoại quan sơn

TT Hàm lƣợng phụ gia (% khối lƣợng) Nhận xét 1 0,00 Sơn có nhiều bọt 2 0,05 Sơn có bọt 3 0,10 Sơn có bọt 4 0,15 Sơn còn 1 số bọt 5 0,20 Bề mặt sơn mịn, không có bọt 6 0,25 Bề mặt sơn mịn, không có bọt 7 0,30 Sơn không có bọt nhƣng có lớp váng bề mặt

Kết quả trong bảng 3.15 đã chỉ ra rằng khi sử dụng phụ gia chống tạo bọt foamaster PD1 với hàm lƣợng 0,2% ÷ 0,25 % thì trong sơn không có bọt, bề mặt sơn mịn, với hàm lƣợng lớn hơn 0,25% sơn không có bọt nhƣng xuất hiện lớp váng trên bề mặt chứng tỏ lƣợng phụ gia chống tạo bọt đã dƣ thừa.

Qua quá trình khảo sát thấy rằng dehydran có hiệu quả phá bọt cao hơn so với foamaster PD1 khi dùng với hàm lƣợng nhƣ nhau. Do đó đã lựa chọn dehydran làm phụ gia phá bọt cho sơn silicat với hàm lƣợng 0,15% khối lƣợng sơn.

LuËn v¨n tèt nghiÖp Vò ThÞ Dung CNVL Polyme 2008 - 2010

60

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo sơn giàu kẽm vô cơ sử dụng làm sơn lót bảo về kết cấu thép (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)