Xử lý nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chuyển hóa dầu thực vật thải tạo nhiên liệu sinh học gốc bằng phương pháp cracking sử dụng xúc tác axit rắn đa mao quản (Trang 59 - 60)

Dầu thực vật thải đã qua chế biến thực phẩm có thành phần phức tạp, ngoài dầu mỡ còn chứa nhiều tạp chất như muối, tạp chất cơ học, cặn cacbon, nước,

đường... Do đó, để sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình cracking, dầu thực vật thải cần được xử lý loại bỏ các tạp chất này để phù hợp với các điều kiện ban đầu cần thiết đối với nguyên liệu quá trình cracking.

a. Nguyên liệu và dụng cụ thí nghiệm:

- Nguyên liệu: Dầu ăn Meizan thương mại đã qua sử dụng, chất hấp phụ đã biến tính với thành phần chính là Silic.

- Thiết bị: Bộ lọc hút chân không, máy ly tâm.

- Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm để xác định các chỉ sốđặc trưng của dầu.

b. Quá trình loại bỏ các tạp chất rắn

- Cân một lượng dầu ăn thải cho vào cốc 250 ml. Thêm vào một lượng xác định chất hấp phụ, khuấy đều trong 1 giờ. Hỗn hợp dầu và chất hấp phụ sau đó được tách riêng bằng lọc chân không để thu lại phần dầu.

- Dầu sau đó được loại bỏ các tạp chất muối, đường và các chất chứa Ni tơ, Phốt pho như sau: Lấy mẫu dầu vào bình chiết, thêm nước, khuấy và để một thời gian để

trong 5 lần. Sau đó, dầu được sấy ở 1000C đến khối lượng không đổi để loại bỏ

hoàn toàn lượng nước bị lẫn trong quá trình chiết.

c. Xác định các chỉ sốđặc trưng

Các chỉ sốđặc trưng của dầu thực vật thải được xác định theo các tiêu chuẩn cụ thể là: chỉ số axit (TCVN 6127-2007), chỉ số xà phòng (TCVN 6120-2007), chỉ số

iod (TCVN 6122-2007), tỷ trọng (IUPAC 2.101 Picnomert), hàm lượng Natri (TCVN 6269:08), hàm lượng protein (TCVN 4295-2009), hàm lượng Phốt pho (TCVN 1526- 2001). Ngoài ra, dầu sau khi xử lý được phân tích thành phần bằng phương pháp sắc ký khối phổ (GC-MS).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chuyển hóa dầu thực vật thải tạo nhiên liệu sinh học gốc bằng phương pháp cracking sử dụng xúc tác axit rắn đa mao quản (Trang 59 - 60)