1. 3.3 Cơ sở về pháp lý của trách nhiệm hìn hs ự
3.3 Thực tiễn xây dựng trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân trong Luật
Việt Nam
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin thì lý luận xuất phát từ thực tiễn, “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Vì vậy các nhà luật học cho rằng trong Luật hình sự Việt Nam đến nay chưa coi pháp nhân là chủ thể tội phạm thì không có nghĩa là pháp nhân không thể trở thành chủ thể của tội phạm trong khi thực tiễn nước ta ngày càng thay đổi. Hơn nữa việc quy định TNHS của pháp nhân cũng không làm phức tạp cơ chế điều chỉnh của Luật hình sự. Nếu không quy định TNHS của pháp nhân sẽ dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, thậm chí cần phải sửa đổi mức xử phạt trong Luật dân sự, Luật hành chính, môi trường.
Thực tiễn lập pháp hình sự (qua bốn lần sửa đổi, bổ sung BLHS 1985 và thông qua BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành), cũng như tực tiễn đấu tranh
chống các loại tội phạm mà những người đại diện của các pháp nhân thường thực hiện vì lợi ích của pháp nhân trong thời gian qua ở nước ta cho thấ,y diễn biến của các loại tội phạm này ngày càng phức tạp và cấp bách cần phải ghi nhận chế định TNHS của pháp nhân trong PLHS của nước ta. Nền kinh tế thị trường ở nước ta do chuyển từ nền kinh tế mang tính chất hành chính – mệnh lệnh, quan liêu, bao cấp khoảng hơn 15 năm, chứ chưa phải là nền kinh tế thị trường thực sự tự do có truyền thống đã qua hàng trăm năm như các nước văn minh và phát triển cao – nơi mà các doanh nghiệp cấu kết rất mật thiết và chặt chẽ với một số nhân vật có chức vụ cao trong thế lực cầm quyền, các doanh nghiệp này dựa vào quyền lực chính trị để làm ăn kinh tế, lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đời sống xã hội. Nước ta đang trọng giai đoạn hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc của các cường quốc kinh tế. Do đó, việc các doanh nghiệp nước ngoài làm lũng đoạn nền kinh tế, đời sống xã hội cũng làm ảnh hướng tới hướng đi của các doanh nghiệp, pháp nhân trong nước. Sự xuất hiện của nhiều loại tội phạm kinh tế như buôn lậu, trốn thuế, buôn bán ma túy,… đã phản ánh sự hiện diện của các tổ chức, pháp nhân phạm tội ngày càng gia tăng phức tạp (mà chủ yếu vẫn là có sự cấu kết của các cá nhân có chức quyền phạm tội) ở nước ta. Ví dụ: trong vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, bằng mọi sự nổ lực mới có thể đưa ra xét xử được một vụ án hình sự điển hình, trong vụ án này có sự cấu kết giữa các quan chức cao cấp trong bộ máy công quyền với các băng nhóm xã hội đen.
Có thể nói hiện nay ở nước ta không chỉ tồn tại hiện tượng phạm tội có tổ chức mà còn tồn tại các tổ chức phạm tội. Các tổ chức này được núp dưới nhiều danh nghĩa khác nhau như các doanh nghiệp, các hội có thu nhập chính từ các hoạt động phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Các thành viên của tổ chức có sự liên kết chặt chẽ và hoạt động một cách thống nhất, nếu chỉ áp dụng nguyên tắc TNHS của cá nhân thì chỉ đấu tranh được với từng thành viên trong tổ chức phạm tội, ngoài tịch thu tài sản của người phạm tội cũng khó có khả năng tịch thu được các tài sản của tổ chức, pháp nhân do thực hiện tội phạm mà có. Kinh nghiệm đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ngoài cho thấy , đối với các tổ chức phạm tội cần phải tập trung đấu tranh không chỉ với người thực hiện tội phạm mà còn cả những “nguồn nuôi dưỡng” cho sự hoạt động của các tổ chức phạm tội này. Nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay so với các nước phát triển thì rõ ràng có sự phát triển chậm hơn, nhưng lại chịu sự tác động của bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay thì việc các pháp nhân phạm tội là hoàn toàn xảy ra một cách nhanh
chóng và phức tạp. Khi nước ta đã gia nhập WTO thì việc ghi nhận chế định TNHS của pháp nhân sẽ có ý nghĩa quan trọng về mặt đối ngoại vì cho thấy Nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng khuôn khổ pháp lý thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi hệ thống tài chính – ngân hàng của nước ta chưa mạnh thì các hoạt động rửa tiền sẽ ngày càng trở nên phổ biến và do đó công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ gặp nhiều khso khăn.
So với một số quốc gia khác mà ở đó PLHS coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm thì nhịp độ kinh tế của nước ta chưa cao, những năm gần đây trong số các tội phạm kinh tế thì đa số là các tội phạm do pháp nhân thực hiện. Báo cáo của ngành thuế hàng năm cho thấy, mỗi năm Nhà nước thất thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế mà nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ sở kinh doanh của quốc doanh và ngoài quốc doanh trốn thuế. Báo cáo của các ngành quản lý thị trường cũng chỉ ra tình trạng kinh doanh trái phép, làm và buốn bán hàng giả, lưu hành sản phẩm kém chất lượng, vi phạm các quy định về quảng cáo đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù như vậy, nhưng việc xử lý các hành vi vi phạm lại rất khó khăn vì Luật hình sự nước ta không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Thực tiễn có không ít vụ trốn thuế ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị đưa ra giải quyết bằng con đường TTHS và những trường hợp này cá nhân bị truy tố là giám đốc hoặc phó giám đốc. Còn đối với các doanh nghiệp quốc doanh việc trốn thuế không được giải quyết bằng con đường TTHS cũng không truy cứu trách nhiệm hành chính. Do Nhà nước không sử dụng các biện pháp cứng rắn như biện pháp hình sự để xử lý pháp nhân nên tình trạng dây dưa, nợ đọng thuế của các doanh nghiệp với số lượng ngày càng lớn và tới một số lượng nào đó đẩy doanh nghiệp tới bờ vực phá sản, Nhà nước lại dùng biện pháp đậy nợ và gây ra gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đó cũng là nguyên nhân làm cho Nhà nước không thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thực tiễn tình hình tội phạm nước ta gần đây thì ngoài trường hợp lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước để phạm tội còn không ít trường hợp chính các cơ quan Nhà nước đã lợi dụng kẽ hở pháp luật trong việc không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm để phạm tội. Viết về vấn đề này PGS.TS Phạm Hồng Hải đã đưa ra vụ án đất đai theo điều 180 BLHS xảy ra ở xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội là một điển hình. Xuất phát từ chỗ ngân sách Nhà nước cấp cho xã quá eo hẹp trong khi địa phương lại có nhu cầu xậy dựng cơ sở hạ tầng nên Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Đại hội xã viên đều quyết định bán một diện tích rất lớn mặt hồ cho một số cơ quan Nhà nước và cá nhân ở Hà Nội để lấy tiền đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng. Sau khi có nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân và Đại hội xã viên, chủ nhiệm hợp tác xã và một số trưởng thôn được giao trực tiếp thi hành nhiệm vụ. Sau một thời gian các nghị quyết đã được thực hiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân xã Ngọc Thụy đã được cải thiện và cùng lúc ấy thì toàn bộ ban lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Hợp tác xã và các trưởng thôn phải đứng trước vành móng ngựa và nhân các mức án khác nhau. Trong vụ án này đã có điều bất hợp lý là những người trực tiếp thực hiện nghị quyết của tập thể thì bị truy cứu TNHS còn một tập thể người được hưởng lợi ích từ hành vi phạm tội lại vô can. Trong Luật hình sự (mặc dù chưa có điều luật nào trong BLHS nước ta quy định) người ta vẫn thừa nhận thi hành mệnh lệnh cấp trên trong những trường hợp không nhận thức được đó là mệnh lệnh trái pháp luật được coi là tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi. Trong vụ việc trên chắc chắn không ít người không thể nhận thức được các nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Đại hội xã viên là sai trái và vì vậy họ phải được loại trừ khỏi phạm vi những người bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, dù thế nào thì các tổ chứcđã có nghị quyết sai trái và nghị quyết đó được thực hiện trên thực tế thông qua hành vi của những người đại diện thì tổ chức ấy không thể không chịu TNHS. Trong trường hợp này những người được tập thể ủy quyền đã rơi vào hoàn cảnh khó xử, nếu thực hiện sự ủy quyền của tập thể họ thì trở thành tội phạm, còn nếu không thực hiện thì họ vi phạm điều lệ của tổ chức và có thể bị kỷ luật. Và rõ ràng như vậy là không công bằng, cần được khắc phục.
Qua thực tế thấy rằng, quan điểm coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm đã có từ lâu và hiện nay chính thức được thừa nhận ở một số quốc gia trong đó có cả những quốc gia từ trước không những không thừa nhận mà thậm chí còn phê phán. Những quốc gia coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm đa số là các quốc gia có nền kinh tế phát triển hoặc đang phát triển. Cơ sở truy cứu TNHS của pháp nhân ở các quốc gia này cho rằng, những vụ phạm tội với thủ đoạn lợi dụng danh nghĩa pháp nhân không còn cá biệt và đã trở nên tương đối phổ biến: “mặc dù không phải là con người cụ thể nhưng có thể coi pháp nhân là một con người pháp lý, bản thân pháp nhân cũng có khả năng chịu hình phạt nhất định của Nhà nước như phạt tiền, giải thể, đình chỉ”. Do đó, để đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc tiến bộ như pháp chế, công minh và bình đẳng trước Luật hình sự, các nhà làm luật cần quy định TNHS của pháp nhân trong PLHS của nước ta một cách kịp thời, có hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.