Lịch sử hình thành trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Trang 25)

1. 3.3 Cơ sở về pháp lý của trách nhiệm hìn hs ự

1.4 Lịch sử hình thành trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân

1.4.1 Trong hệ thống pháp luật của các nước Anh - Mỹ

Ở nước Anh, vào giữa thế kỷ 19 các công ty, tập đoàn kinh tế lớn đã được thành lập và phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Vai trò của các tổ chức này ngày càng lớn mạnh và nó đã khống chế các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội. Chủ nghĩa tư bản độc quyền hình thành, những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường bộc lộ sâu sắc. Lợi nhuận đã khiến các tổ chúc kinh tế đưa ra quyết định và thực hiện nhiều vụ áp phe lớn mà hậu quả là hàng loạt các quan hệ xã hội quan trọng khác bị xâm phạm, các lợi ích căn bản của xã hội và người tiêu dung bị chà đạp, mà việc áp dụng các chế tài pháp lý của các ngành luật hành chính, dân sự đã không đủ sức ngăn chặn. Bởi vậy, xuất phát từ chính sách hình sự và những lý do khá thực dụng, các Tòa án Anh - Mỹ của Anh đã thiết lập TNHS của pháp nhân trong luật hình sự.

Nghiên cứu án lệ của các Tòa án Anh liên quan tới TNHS của pháp nhân, trong thời kỳ đầu nguyên tắc này được áp dụng với các trường hợp pháp nhân không thực hiện các nghĩa vụ thuộc về pháp nhân và vì lý do không hành động này mà pháp nhân đã phạm tội gây hại cho cộng đồng16. Việc buộc pháp nhân chịu TNHS về tội gây hại cho cộng đồng sẽ không gặp khó khăn, vì không đòi hỏi bằng

16

Trịnh Quốc Toản: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb chính trị Quốc gia – sự thật, 2011

chứng về lỗi và cũng không đòi hỏi tội phạm thực hiện bằng hình thức hành động. Thời gian sau đó, trong một số vụ án, Tòa án Anh đã tuyên phạt pháp nhân phải chịu TNHS về các tội gây thiệt hại cho cộng đồng, không chỉ trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức hành vi không hành động mà cả trong trường hợp hành động phạm tội vi phạm nghĩa vụ pháp lý gây hại cho cộng đồng. Từ đó bắt đầu sự phát triển quan trọng của chế định TNHS của pháp nhân trong luật hình sư nước này.

Một sự tiến triển quan trọng của nguyên tắc TNHS của pháp nhân được đánh dấu bằng sự hình thành của lý thuyết đồng nhất hóa mà nguồn gốc được tìm thấy trong phán quyết đối với một vụ án năm 1915. Trên cơ sở lý thuyết đồng nhất hóa, thời gian sau đó các Tòa án Anh đã thừa nhận TNHS của pháp nhân có thể được áp dụng đối với các tội phạm khác – các tội cần có các dấu hiệu khách quan và cả dấu hiệu chủ quan, chứ không chỉ đối với các tội theo chế độ trách nhiệm khách quan không cần có bằng chứng về lỗi.

Lý thuyết về đồng nhất hóa cuối cùng đã được áp dụng thống nhất trong Luật hình sự Anh từ năm 1971, kể từ khi có quyết định trong vụ án Tesco. Năm 1987, Ủy ban cải cách Luật hình sự của Anh đã trình nghị viện Dự thảo BLHS. Trong dự thảo chế định TNHS của pháp nhân đã được ghi nhận: “Pháp nhân chịu TNHS cũng như một tư cách cá nhân về những tội phạm theo chế đọ trách nhiệm tuyệt đối hay trách nhiệm thay thế. Pháp nhân cũng phải chịu TNHS đối với những tội phạm khác, nếu những tội phạm này được thực hiện bởi một trong những người có trách nhiệm kiểm tra, giám sát của pháp nhân và hoạt động trong khuôn khổ chức năng của pháp nhân với mức độ lỗi cần thiết”17.

Từ Anh, TNHS của pháp nhân dần dần được tiếp thu trong các nước thuộc truyền thống Anh - Mỹ như Mỹ, Canada, Australia,…

Ở Mỹ, đứng trước tiến trình công nghiệp hóa đất nước, vào cuối thế kỷ 19 các thẩm phán đã theo trường phái Anh thừa nhận: pháp nhân có thể bị trừng trị trên phương diện hình sự về những loại tội phạm không đòi hỏi yếu tố ý định phạm tội. Đến đầu thế kỷ 20, các Tòa án ở Mỹ đã áp dụng TNHS đối với pháp nhân phạm tội có yếu tố ý định phạm tội và xác định những hành vi phạm tội của những cá

17

Trịnh Quốc Toản: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia sự

nhân nhất định – những người quản lý mới có thể dẫn đến TNHS của pháp nhân. Bộ luật hình sự mẫu của Mỹ được soạn thảo năm 1962 bởi viện pháp luật Mỹ đã dự liệu các khả năng truy cứu TNHS đối với pháp nhân.

Đối với những tội chịu chế độ trách nhiệm tuyệt đối, BLHS mẫu quy định chế độ TNHS của pháp nhân được xây dựng dựa trên chế độ trách nhiệm đối với hành vi của người khác. Liên quan tới các tội phạm đòi hỏi dấu hiệu lỗi, BLHS mẫu chấp nhận áp dụng thuyết đồng nhất hóa như đã được phát triển và áp dụng ở Anh. Trong PLHS hiện nay của Mỹ, về cơ bản có bốn loại văn bản pháp luật ở cấp độ Liên Bang đề cập đế việc đấu tranh phòng chống hoạt động phi pháp của các tập đoàn bằng các chế tài pháp lý hình sự: các đạo luật chống Tơ rớt; các đạo luật chống việc quảng cáo giả dối; các đạo luật chống các vi phạm trong các quan hệ lao động; các đạo luật chống các vi phạm về quyền tác giả và các quy định về nhãn hiệu hàng hóa. Ngoài ra, TNHS của pháp nhân còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác ở cấp độ Liên Bang. Đặc biệt là đạo luật về kiểm tra tình trạng tội phạm có tổ chức (năm 1970) và đạo luật về tổ chức có tính chất tội phạm hoạt động thường xuyên18.

Ở Canada, tiếp thu kinh nghiệm của các Tòa án Anh trong việc giải quyết vấn đề TNHS của pháp nhân. Từ cuối thế kỷ 19, thời điểm mà những tổ chức quan trọng, đặc biệt là công ty đường sắt ngày càng giữ vai trò quan trọng về phương diện kinh tế, các Tòa án Canada tiến hành xử lý về hình sự với pháp nhân phạm tội. Thời kỳ đầu, các cơ quan xét xử chỉ trừng phạt pháp nhân phạm tội xâm phạm tài sản, tiếp theo là các tội phạm gây hại cho cộng đồng như gây tiếng ồn, làm ô nhiễm mội trường, sau đó tiến tới trừng phạt các pháp nhân thực hiện những tội phạm khác. Các Tòa án Canada trên cơ sở các phán quyết đối với từng vụ án một dần dần xây dựng nên chế định TNHS của pháp nhân trong Luật hình sự nước mình. Phán quyết của Estey – thẩm phán Tòa án tối cao trong vụ án năm 1985, được coi là phán quyết quan trọng nhất trong lĩnh vực TNHS của pháp nhân, thẩm phán Estey trong

18

Nguyễn Quý Công: Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà

phán quyết đã nhấn mạnh sự cần thiết của học thuyết về đồng nhất hóa mà các Tòa án Anh đang áp dụng19.

1.4.2 Trong hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu lục địa

Vào cuối thế kỷ 19, tại một số cường quốc trên thế giới xu hướng kinh doanh làm giàu ở tầm vĩ mô dẫn đến sự độc quyền của các tập đoàn và các công ty tư nhân trong một loạt các vụ áp phe và làm ăn lớn đã coi thường các lợi ích của xã hội và của những người tiêu dùng, mà việc áp dụng các chế tài pháp lý của các ngành luật hành chính, dân sự đã không đủ sức để ngăn chặn. Bởi vậy, lúc bấy giờ việc quy định chế định TNHS của pháp nhân trong Luật hình sự các nước này đã được lý giải như là sự cố gắng có tính chất quy luật của các Nhà nước để thiết lập sự kiểm tra về mặt pháp lý hình sự với những hậu quả tiêu cực do cường độ buôn bán ráo riết của các tập đoàn trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản còn độc quyền đang lớn mạnh. Và sau đó chế định TNHS của pháp nhân được áp dụng với hàng loạt pháp nhân phạm tội.

Đầu thế kỷ 20 vấn đề TNHS của pháp nhân ngày càng trở nên được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự và dần dần vào các thập kỷ tiếp theo đã được đề cập đến trong PLHS của các nước theo truyền thống Châu Âu lục địa cũng như các nước khác trên thế giới để tăng cường hơn nữa mức độ bảo vệ bằng PLHS các quan hệ xã hội trong một số lĩnh vực cũng như các quyền của người tiêu dùng và cạnh tranh tự do lành mạnh tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng khi ghi nhận trong các đạo luật hình sự chế định TNHS của pháp nhân ở các quốc gia này là việc xác định những giới hạn của những điều cấm hình sự mà các tập đoàn có thể vi phạm. Nhưng cơ bản, các tập đoàn bị coi là phạm tội và phải chịu TNHS nếu biết rằng: hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể nhân phạm tội bị luật hình sự cấm.

Tại Châu Âu lục địa, TNHS của pháp nhân đã được thừa nhận ở Pháp năm 1670 và được mở rộng ra các nước khác. Sau cách mạng Pháp năm 1789, dưới ảnh hưởng của trường phái khai sáng – nhân văn và phong trào cải cách Luật hình sự cùng với sự ghi nhận nguyên tắc lỗi và nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đã dẫn đến

19

Trịnh Quốc Toản: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự nước Anh, tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 03/2002; Phạm vi và điều kiện áp dụng trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Anh, tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (Chuyên san Kinh tế - Luật), số 01/2003

không chỉ xóa bỏ nguyên tắc TNHS đối với hành vi của con người khác mà còn không chấp nhận cả nguyên tắc TNHS của pháp nhân trong Luật hình sự tại các nước châu lục này. Sang thế kỷ 19, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Châu Âu và Châu Mỹ, các công ty thương mại đầu tiên xuất hiện hàng loạt để đáp ứng nhu cầu tập trung nguồn vốn của các nhà đầu tư. Trong khoảng sau, các công ty, tập đoàn, các tổ chức kinh tế khác nhau ngày càng khẳng định vị trí của mình trong đời sống kinh tế.

Sang đầu thế kỷ 20, vấn đề TNHS của pháp nhân ngày càng được giới khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu, dần dần các thập kỷ tiếp theo đã trở nên được thừa nhận chung trong Luật hình sự và được ghi nhận trong PLHS của một số quốc gia Châu Âu như một chế định cầ thiết để tăng cường hơn nữa. Trước tiên phải kể đến Hà Lan, sau khi nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm của Anh và đặc biệt là của Mỹ trong việc giải quyết TNHS của pháp nhân, năm 1950 đã quy định TNHS của pháp nhân về các tội phạm kinh tế, đến năm 1976 được quy định chính thức trong BLHS và trở thành nguyên tắc chung áp dụng đối với mọi tội phạm. Bồ Đào Nha năm 1982, Pháp năm 1994, Phần Lan và Bỉ năm 1999 và gần đây là Liên bang Thụy Sỹ năm 2003.

Trong pháp luật cộng đồng Châu Âu cũng có nhiều văn bản khuyến cáo yêu cầu bắt buộc các nước thành viên thừa nhận TNHS của pháp nhân trong Luật hình sự của mỗi quốc gia. Khuyến cáo khuyến khích các quốc gia thành viên thiết lập chế định TNHS của pháp nhân để xử lý các hành vi phạm tội của pháp nhân và sự cần thiết của việc phòng ngừa tội phạm. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về thương mại và phát triển của hội đồng Châu Âu đã ban hành công ước liên quan tới đấu tranh chống tham nhũng của các tổ chức nước ngoài trong các giao dịch thương mại quốc tế, xác định các bên tham gia cần áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với các nguyên tắc pháp lý của mình để thiết lập TNHS của pháp nhân trong trường hợp tham gia của viên chức nước ngoài. Như vậy, các nước tham gia công ước phải có nghĩa vụ thiết lập chế định TNHS của pháp nhân trong PLHS nước mình ít nhất là trong lĩnh vực chuyên biệt được đề cập đến bởi công ước này. Vào năm 1973, trước nguy cơ nghiêm trọng của sự hủy hoại môi trường thiên nhiên trên thế giới, ủy ban về các vấn đề tình trạng tội phạm của Hội đồng Châu Âu đã đề nghị với nghị viện của các nước thành viên của Hội đồng Châu Âu coi pháp nhân là chủ thể của TNHS đối với các hành vi xâm hại môi trường và 19 năm sau, vào năm 1992 đề nghị đã được chính thức thông qua tại hội thảo của các quốc gia Châu Âu bàn về chính sách hình sự trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên.

Và cho đến nay thì vấn đề TNHS của pháp nhân đã được thừa nhận trong Luật hình sự một số nước theo truyền thống Châu Âu lục địa. Tuy nhiên một điểm rất quan trọng là trước khi nguyên tắc TNHS của pháp nhân được chấp nhận trong các nước đang nghiên cứu, cũng như tình hình hiện tại của Việt Nam, trách nhiệm pháp lý trên lĩnh vực luật dân sự, kinh tế và lao động đã được áp dụng đối với pháp nhân. Như Bỉ, trước khi có BLHS năm 1999 thì các Tòa án Bỉ đã có phán quyết thừa nhận tư cách chủ thể của tội phạm của pháp nhân, trừng phạt pháp nhân về mặt hình sự.

CHƯƠNG II

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Phạm vi áp dụng trách nhiệm hình sự của pháp nhân 2.1.1 Trong hệ thống pháp luật của các nước Anh – Mỹ 2.1.1 Trong hệ thống pháp luật của các nước Anh – Mỹ

Theo pháp luật nước Anh, những chủ thể có tư cách pháp nhân có thể là một tổ chức hoặc một cá thể20. Thực thể cá thể chỉ có một thành viên và những người thừa kế thành viên đó. Thực thể tổ chức liên kết là các công ty đăng ký theo luật công ty năm 1985, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần công ty bảo chứng, công ty trách nhiệm vô hạn, hầu hết các công ty này theo hình thức hợp nhất và vì thế những công ty này có tư cách pháp nhân khác với tư cách pháp nhân của các thành viên công ty. Một công ty có thể được thành lập theo hai hình thức: công ty tư nhân hoặc công ty công. Theo Luật hình sự của Anh, tất cả các công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần công ty bảo chứng, công ty trách nhiệm vô hạn đều có thể là chủ thể của TNHS, tức là có thể phạm tội và phải chịu TNHS. Với luật giả thích các đạo luật năm 1978 của Anh theo đó, khái niệm “person” bao gồm cả tổng thể những cá nhân liên kết với nhau mặc dù những nhóm, hội hoặc hiệp hội trong thực tế không có tư cách pháp nhân, tức không có khả năng hưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý nhất định. Những nhóm, hội hoặc hiệp hội này theo luật hình sự của Anh vẫn có thể coi là chủ thể của TNHS nếu phạm tội.

Như vậy trong Luật hình sự Anh, pháp nhân với tư cách là chủ thể của TNHS có thể là những thực thể, tổ chức, hoặc thực thể cá thể có tư cách pháp nhân, nhưng cũng có thể là các nhóm, hội, hiệp hội trong thực tế không có tư cách pháp nhân.

Ở Mỹ, căn cứ vào điều 207 BLHS mẫu năm 1962 thì không chỉ các tập đoàn – các pháp nhân, mà cả các hiệp hội không có tính chất tập đoàn – các tổ chức được thành lập bởi Chính phủ hoặc được thành lập với tính chất một cơ quan của chính phủ để thực hiện chương trình của Chính phủ, đều có thể bị truy cứu TNHS. Luật

20

Trịnh Quốc Toản: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia sự

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Trang 25)