Các tội phạm mà pháp nhân có thể thực hiện

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Trang 35 - 39)

1. 3.3 Cơ sở về pháp lý của trách nhiệm hìn hs ự

2.2 Các tội phạm mà pháp nhân có thể thực hiện

Thông thường, đối với những tội phạm theo đứng nghĩa được cấu thành bởi hai yếu tố cần thiết là: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan – lỗi. Thế nhưng, trong luật của các nước theo truyền thống Anh - Mỹ lại có những loại tội phạm theo chế độ trách nhiệm tuyệt đối hay còn gọi là trách nhiệm khách quan và các tội phạm theo chế độ trách nhiệm về hành vi của người khác hay còn gọi là trách nhiệm thay thế. Vì vậy, TNHS của pháp nhân trong Luật hình sự của các nước Anh - Mỹ cũng phát triển theo hai hướng khác nhau, một mặt tùy vào từng trường hợp cụ thể theo chế độ trách nhiệm tuyệt đối và trách nhiệm thay thế, mặt khác theo hướng trách nhiệm hình sự của cá nhân được thừa nhận trong phạm vi rộng hơn.

TNHS của pháp nhân theo chế độ trách nhiệm khách quan (strict liability) hoặc theo chế độ trách nhiệm thay thế (vicarious liability).

- “Strict liability” đó là TNHS khách quan không đòi hỏi dấu hiệu lỗi là chế định đặc biệt trong Luật hình sự của Anh, Mỹ, Úc, Canada và một số nước khác theo truyền thống Anh - Mỹ, được áp dụng đối với cả pháp nhân và thể nhân phạm tội. Trong hệ thống pháp luật của các nước Anh - Mỹ chỉ có một vài tội phạm dựa trên chế độ TNHS khách quan, thì ngược lại phạm vi áp dụng nó được mở rộng trong luật thành văn (statute law). Trong hệ thống các nước Anh - Mỹ, “strict liability” chỉ liên quan tới các loại tội phạm như: tội gây thiệt hại cho công cộng, tội phỉ bang, bôi nhọ và các tội coi thường Tòa án. Trong luật thành văn, “strict liability” có liên quan nhiều hơn là đối với Anh - Mỹ. Các tội phạm theo chế độ trách nhiệm khách quantrong luật thành văn có thể phân biệt hoặc là theo cách xử sự phạm tội hoặc là theo lĩnh vực liên quan. Dưới góc độ xử sự phạm tội, trách nhiệm khách quan được áp dụng với một số tội phạm mà một trong những yếu tố của hành vi khách quan là việc sở hữu đối tượng hoặc hàng hóa bị pháp luật cấm hoặc phải có giấy phép, một số tội phạm theo chế độ trách nhiệm khách quan mà

những yếu tố chủ yếu của hành vi khách quan là việc sử dụng bất hợp pháp đối tượng. Phân loại tội phạm chịu trách nhiệm khách quan được quy định trong luật thành văn theo lĩnh vực liên quan, dưới góc độ này có thể khẳng định trách nhiệm khách quan liên quan chủ yếu tới ba lĩnh vực: ma túy, giao thông và môi trường21.

- “Vicarius liability” là trách nhiệm pháp lý của một người về hành vi phạm tội của người khác, thường đó là những người làm thuê nhưng đôi khi cũng là những người ký hợp đồng hay những đại lý độc lập mặc dù người chịu trách nhiệm không phải là người có lỗi. Người chủ chịu trách nhiệm thay cho các nhân viên của mình khi ông ra lệnh hay cho phép họ hành động sai trái hay khi hành vi sai phạm xảy ra trong quá trình làm việc của các nhân viên dưới quyền. Trong luật hình sự Anh, trách nhiệm hình sự thay thế bao gồm những trường hợp: Thứ nhất, một số đạo luật quy định rõ loại trách nhiệm này, những đạo luật đó chủ yếu liên quan tới lĩnh vực tài chính. Thứ hai, án lệ đôi khi giải thích văn bản luật có quy định ẩn, tức là nó không quy định rõ ràng về trách nhiệm thay thế, án lệ thuộc loại này thường liên quan tới các tội gây nguy hại cho cộng đồng, khi liên quan tới loại tội phạm như vậy các thẩm phán thường giải thích mở rộng định nghĩa về tội phạm đến mức có thể quy kết tội phạm cho cả người chủ và người làm công. Thứ ba, trong một số tình huống đặc biệt, người chủ bị quy kết trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc ủy quyền. Nguyên tắc này bắt nguồn từ một số án lệ đặc biệt liên quan đến quy định về một số hoạt động mà đối với những hoạt động này bắt buộc phải có giấy phép22.

TNHS của pháp nhân đối với các tội phạm phụ thuộc vào bằng chứng về lỗi. Thông thường, tội phạm chỉ có thể được cấu thành nếu tồn tại đồng thời hành vi khách quan và lỗi, hai yếu tố này tạo thành một thể thống nhất với nhau. Lỗi có thể là ý định phạm tội hoặc lỗi vô ý, được quy kết cho chủ thể thực hiện tội phạm – người có khả năng nhận thức và khả năng thực hiện hành vi của mình. Trong thực tiễn xét xử của Tòa án các nước trong hệ thống Anh - Mỹ thì TNHS của pháp nhân được quy định áp dụng cho hầu hết các loại tội phạm trong Anh - Mỹ hoặc luật thành văn, không phân biệt các tội được thực hiện với ý định phạm tội hoặc bằng lỗi vô ý, trừ một số ngoại lệ mà thuyết đồng nhất hóa không thể áp dụng là những

21

Trịnh Quốc Toản: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia sự

thật, 2011, tr.24 - 27

22

Trịnh Quốc Toản: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia sự

tội nghiêm trọng luật định có thể bị áp dụng hình phạt tù hoặc tử hình nhưng không phải là hình phạt tiền. Tuy nhiên, các tội này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các tội phạm được quy định trong Luật hình sự Anh, trong thực tế ngoại trừ các tội phản bội và tội giết người, còn với các loại tội phạm khác các Tòa án có toàn quyền tự do để buộc chủ thể của tội phạm chịu hình phạt tiền. Một số tội phạm khác do bản chất của nó nên pháp nhân không thể thực hiện được. Những căn cứ làm cơ sở cho việc xác định những tội phạm nào thuộc về phạm trù nào này lại không được quy định rõ ràng. Mặc dù vậy, những tội phạm sau đây pháp nhân với tư cách là chủ thể không thể thực hiện được như: tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, tội cưỡng dâm,… Đối với những tội nghiêm trọng mà mặt khách quan đòi hỏi hành vi dùng bạo lực các Tòa án cũng loại trừ pháp nhân, tổ chức ra khỏi phạm vi áp dụng TNHS.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hình các nước Anh - Mỹ thì pháp nhân phải chịu TNHS đối với hầu hết các tội phạm được quy định trong Anh - Mỹ và luật thành văn, chỉ trừ một số tôi nghiêm trọng và một số tội do bản chất của nó nên pháp nhân không thể thực hiện được.

2.2.2 Trong hệ thống pháp luật các nước Châu Âu lục địa

Theo BLHS Bỉ, Hà Lan, Thụy Sỹ TNHS của pháp nhân được áp dụng có tính chất chung cho mọi loại tội phạm.

Trong Luật hình sự của Bỉ, TNHS của pháp nhân có giá trị như là một nguyên tắc chung được áp dụng không chỉ trong pháp luật hình sự Phần chung mà còn trong các lĩnh vực của pháp luật hình sự Phần các tội phạm như: Luật hình sự về thuế, môi trường, lao động, thương mại. Nguyên tắc TNHS của pháp nhân được đưa vào BLHS hiện hành của Bỉ thì nguyên tắc này được áp dụng đối với mọi loại tội phạm.

Tương tự, trong BLHS của Hà Lan cũng quy định các tội phạm có thể được thực hiện bởi các cá nhân và pháp nhân, TNHS của pháp nhân được áp dụng có tính chất chung cho mọi loại tội phạm. Như vậy về mặt kỹ thuật lập pháp Hà Lan đã chấp nhận một hệ thống điều khoản chung quy định về TNHS của pháp nhân. Tuy nhiên, trong thực tế lại gặp không ít những khó khăn nhất định nên buộc Tòa án khi áp dụng pháp luật phải đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể để xác định những tội phạm nào là pháp nhân có thể thực hiện.

Còn đối với Luật hình sự của Thụy Sỹ, TNHS của pháp nhân có giá trị như là một nguyên tắc chung, nguyên tắc này được áp dụng đối với mọi loại tội phạm bao gồm các tội phạm về thuế, tài chính, môi trường, lao động, thương mại.

Khác với Luật hình sự của Bỉ, Hà Lan, Thụy Sỹ trong khi quy định TNHS của pháp nhân được áp dụng có tính chất chung cho mọi loại tội phạm thì trong Luật hình sự Pháp lại chỉ rõ các pháp nhân chỉ phải chịu TNHS trong những trường hợp luật hoặc nghị định quy định. Quy định này đòi hỏi khi quy kết TNHS đối với một pháp nhân nào đó, Tòa án cần phải nghiên cứu luật hoặc nghị định có quy định TNHS đối với tội phạm đó hay không. Phần lớn các tội phạm mà đối với TNHS của pháp nhân có thể được đặt trong BLHS của Pháp. Tuy nhiên, loại TNHS này còn được mở rộng áp dụng đối với các tội phạm quy định trong các đạo luật hoặc nghị định bên ngoài BLHS. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với một số tội phạm cụ thể:

- Các tội xâm phạm tới con người : Theo quy định của BLHS, TNHS của pháp nhân không chỉ áp dụng đối với các tội vô ý mà còn áp dụng đối với các trọng tội và khinh tội cố ý. Đối với tội cố ý giết người và các tội phạm bạo lực do cố ý, nhìn chung TNHS của pháp nhân được loại trừ nhưng pháp nhân cũng có thể bị truy cứu TNHS đối với trường hợp giết người hoặc ám sát với điều kiện là một trong những hành vi khủng bố hoặc chống lại loài người.

- Các tội xâm phạm tài sản: TNHS của pháp nhân được áp dụng đối với tuyệt đại đa số các tội xâm phạm tài sản như: tội trộm cắp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo, tội lạm dụng tín nhiệm, tội hủy hoại tài sản,…

- Các tội phạm chống dân tộc, Nhà nước và hòa bình công cộng: Trong BLHS của Pháp TNHS của pháp nhân được quy định đối với tất cả các tội xâm phạm các lợi ích cơ bản của dân tộc, các hành vi khủng bố và một số tội phạm khác gây hại tới uy tín của Nhà nước. TNHS của pháp nhân cũng được áp dụng với các tội gây hại tới long tin của công chúng như: làm tiền giả, làm giả giấy tờ, tài liệu của nhà cầm quyền.

- Các tội phạm được quy định trong BLHS của Pháp: BLHS quy định các trọng tội và khinh tội liên quan tới các hành động đối xử tàn nhẫn hoặc dã mãn với động vật, TNHS của pháp nhân không đặt ra đối với các tội phạm này. Nhưng liên quan đến sự tôn trọng thân thể con người thì các tội danh liên quan tới việc buôn

bán các cơ quan trong cơ thể con người, các giao tử, các phôi. Pháp nhân phải chịu TNHS nếu thực hiện một trong những loại tội phạm này.

- Các tội phạm được quy định trong các văn bản pháp luật khác: Ngoài BLHS ở Pháp TNHS của pháp nhân còn được áp dụng đối với một số tội phạm được quy định trong các Bộ luật khác hoặc trong các nghị định nhất là trong lĩnh vực môi trường. Sau đó nhiều đạo luật khác đã mở rộng TNHS của pháp nhân sang các lĩnh vực khác như luật kinh doanh, thương mại, luật lao động, luật phá sản, luật môi trường hay các Bộ luật về sở hữu trí tuệ, Bộ luật về bưu chính – viễn thông,… đều có quy định những tội phạm có thể do pháp nhân thực hiện. Ví dụ: Bộ luật lao động quy định TNHS của pháp nhân với tội sử dụng lao động gian lận, lao động trái phép của ngưới nước ngoài tại Cộng hòa Pháp.

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Trang 35 - 39)