Phạm vi áp dụng trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Trang 31)

1. 3.3 Cơ sở về pháp lý của trách nhiệm hìn hs ự

2.1 Phạm vi áp dụng trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân

2.1.1 Trong hệ thống pháp luật của các nước Anh – Mỹ

Theo pháp luật nước Anh, những chủ thể có tư cách pháp nhân có thể là một tổ chức hoặc một cá thể20. Thực thể cá thể chỉ có một thành viên và những người thừa kế thành viên đó. Thực thể tổ chức liên kết là các công ty đăng ký theo luật công ty năm 1985, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần công ty bảo chứng, công ty trách nhiệm vô hạn, hầu hết các công ty này theo hình thức hợp nhất và vì thế những công ty này có tư cách pháp nhân khác với tư cách pháp nhân của các thành viên công ty. Một công ty có thể được thành lập theo hai hình thức: công ty tư nhân hoặc công ty công. Theo Luật hình sự của Anh, tất cả các công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần công ty bảo chứng, công ty trách nhiệm vô hạn đều có thể là chủ thể của TNHS, tức là có thể phạm tội và phải chịu TNHS. Với luật giả thích các đạo luật năm 1978 của Anh theo đó, khái niệm “person” bao gồm cả tổng thể những cá nhân liên kết với nhau mặc dù những nhóm, hội hoặc hiệp hội trong thực tế không có tư cách pháp nhân, tức không có khả năng hưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý nhất định. Những nhóm, hội hoặc hiệp hội này theo luật hình sự của Anh vẫn có thể coi là chủ thể của TNHS nếu phạm tội.

Như vậy trong Luật hình sự Anh, pháp nhân với tư cách là chủ thể của TNHS có thể là những thực thể, tổ chức, hoặc thực thể cá thể có tư cách pháp nhân, nhưng cũng có thể là các nhóm, hội, hiệp hội trong thực tế không có tư cách pháp nhân.

Ở Mỹ, căn cứ vào điều 207 BLHS mẫu năm 1962 thì không chỉ các tập đoàn – các pháp nhân, mà cả các hiệp hội không có tính chất tập đoàn – các tổ chức được thành lập bởi Chính phủ hoặc được thành lập với tính chất một cơ quan của chính phủ để thực hiện chương trình của Chính phủ, đều có thể bị truy cứu TNHS. Luật

20

Trịnh Quốc Toản: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia sự

hình sự của Mỹ không chỉ truy cứu TNHS với pháp nhân công và pháp nhân tư mà còn truy cứu cả các tổ chức. Tổ chức theo cách hiểu chung gòm tập hợp một nhóm người cũng nhau thực hiện một hoặc một số hành vi nhằm phục vụ một lợi ích nào đó. Tổ chức có thể là pháp nhân, nếu tổ chức có đầy đủ các dấu hiệu theo quy định hoặc cũng có thể không phải là pháp nhân. Khái niệm tổ chức được hiểu theo nghĩa rộng hơn về đối tượng so với khái niệm pháp nhân, bao gồm một hội, tập đoàn, một liên hiệp hay một pháp nhân khác, cững như bất kỳ một hiệp hội hay một nhóm người nào thực tế có liên quan với nhau (mặc dù không tạo thành pháp nhân).

Theo PLHS của Canada cho thấy, trước khi có Luật hình sự sửa đổi BLHS năm 2003, Điều 2 BLHS đã quy định những thuật ngữ “người nào, cá nhân, người và chủ sở hữu” bao gồm cả các pháp nhân, các hội, các công ty, giáo sứ, hội đồng thị chính. Luật sửa đổi bổ sung chỉ đề cập tới TNHS của pháp nhân và không thay đổi những quy định về TNHS của thể nhân, không chỉ tập hợp hóa các quy định về TNHS của pháp nhân đang có hiệu lực thi hành mà đồng thời hiện đại hóa nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề TNHS liên quan đến tính phức tạp càng tăng lên của các pháp nhân.

Như vậy, chủ thể của TNHS của pháp nhân là rất rộng, có thể là các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức, đảng phái chính trị, các nhóm, các pháp nhân. Khái niệm chủ thể của TNHS của pháp nhân bao gồm tổng thể những cá nhân liên kết với nhau, mặc dù những nhóm, hội hoặc hiệp hội đó trong thực tế không có tư cách pháp nhân, tức là không có khả năng hưởng các quyền và gành vác các nghĩa vụ pháp lý nhất định. Những nhóm, hội hoặc hiệp hội này vẫn có thể coi là chủ thể của TNHS của pháp nhân nếu phạm tội. Tóm lại, trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử của các nước trong hệ thống Anh - Mỹ cho thấy quan niệm về chủ thể chịu TNHS của pháp nhân là rất rộng. Pháp nhân, tổ chức với tư cách là chủ thể của TNHS có thể là những tổ chức hoặc cá thể có tư cách pháp nhân, nhưng cũng có thể là những nhóm, hội, hiệp hội không có tư cách pháp nhân. Chủ thể chịu TNHS của pháp nhân không chỉ là những pháp nhân, tổ chức theo luật tư mà còn bao gồm cả những pháp nhân, tổ chức theo luật công phạm tội (các pháp nhân theo luật công hoặc luật tư – như cách phân biệt theo hệ thống các nước Châu Âu lục địa).

Các nước trong hệ thống Châu Âu lục địa đã chấp nhận chế định TNHS của pháp nhân, nhưng mỗi nước lại có những cách khác nhau, để xác định những pháp nhân, tổ chức nào là chủ thể của TNHS. Chủ thể của TNHS của pháp nhân trong PLHS của các nước rất rộng, bao gồm các tổ chức theo luật công và theo luật tư.

Các pháp nhân theo luật tư là những pháp nhân được thành lập theo quy định của luật tư (chủ yếu là luật dân sự hoặc luật thương mại) nhằm mục đích kinh doanh sinh lời hoặc phục vụ lợi ích khác không nhằm thực thi quyền lực công như: hội dân luật, hội buôn, hội thương mại, hội tín dụng, hội cổ phần, các nhóm lợi ích hoặc tập đoàn kinh tế, các hội đoàn, tổng hội, nghiệp đoàn. Thứ nhất, đối với các pháp nhân có mục đích sinh lời, tức là đối tượng hoạt động của pháp nhan này là kiếm lợi nhuận về nguyên tắc tất cả pháp nhân theo luật tư có mục đích sinh lời đều có đủ tư cách chủ thể của tội phạm như các pháp nhân dân sự, thương mại bao gồm các công ty vô danh, hợp danh, công ty cổ phần và cả pháp nhân có điều lệ hợp tác hoặc nông nghiệp, các pháp nhân một thành viên cũng như các nhóm có lợi ích kinh tế. Thứ hai, đối với các pháp nhân không có mục đích sinh lời, những pháp nhân này khi hoạt động không nhằm mục đích thu lợi nhuận. TNHS cũng đặt ra với các pháp nhân này, đó là các hiệp hội đã đăng ký hợp lệ các giáo đoàn, các công đoàn, các đảng phái và các nhóm chính trị.

Các pháp nhân theo luật công là những pháp nhân được Nhà nước thành lập nhằm thực hiện các hoạt động phục vụ lợi ích chung cho xã hội, hoạt động của các tổ chức, pháp nhân này thuộc sự chi phối của luật công (chủ yếu là luật hành chính). Nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định tổ chức, pháp nhân công đều có tư cách chủ thể của tội phạm phải chịu TNHS không phân biệt các lĩnh vực hoạt động như: các cơ quan công cộng, các tập đoàn vì lợi ích chung, các tổ chức kinh tế hỗn hợp, công ty, nhà máy.

Tuy nhiên, pháp luật của các nước cũng đưa ra một số trường hợp ngoại lệ. Trong BLHS của Pháp quy định Nhà nước không phải chịu TNHS bởi vì Nhà nước bảo vệ lợi ích chung, có chủ quyền, độc quyền về Luật hình sự và vì vậy nó không thể tự mình trừng trị mình. TNHS của các tập thể lãnh thổ và các tổ chức của nó như công xã, các tỉnh, các vùng lãnh thổ cũng như các tổ chức cấp dưới bị hạn chế, chỉ có thể phải chịu TNHS đối với những tội phạm được thực hiện trong khi tiến hành những hoạt động công vụ hoặc sự ủy quyền công vụ. Nhưng trong trường hợp các tội phạm được thực hiện bởi tập thể lãnh thổ khi hoạt động thuộc phạm vi đặc quyền của mình thì tập thể lãnh thổ đó sẽ không thể bị truy cứu TNHS. Ngoài hai

trường hợp ngoại lệ trên thì tất cả các pháp nhân công khác đều phải chịu TNHS nếu phạm tội, không phan biệt các lĩnh vực hoạt động như: các cơ quan công cộng, các tập đoàn vì lợi ích chung, các tổ chức kinh tế hỗn hợp.Trong BLHS của Bỉ cũng quy định TNHS được áp dụng đối với pháp nhân theo luật công, bên cạnh đó BLHS cũng đưa ra các trường hợp ngoại lệ đối với một số pháp nhân không phải chịu TNHS về hành vi phạm tội đó là Nhà nước Liên bang, vũng lãnh thổ, các cộng đồng, các tỉnh, thành phố Bruxen, ủy ban cộng đồng tiếng Pháp, tiếng Hà Lan, ủy ban cộng đồng chung, các trung tâm công lập xã hội.

Trong khi các nước quy định rõ ràng TNHS của pháp nhân, tổ chức theo luật công thì BLHS Hà Lan lại không quy định cụ thể. Tuy nhiên bản thuyết minh dự thảo BLHS cho thấy bản dự thảo thể hiện rõ nguyên tắc công bằng không thể bị loại trừ TNHS đối với pháp nhân theo luật công nếu phạm tội. Cũng theo bản thuyết minh thì tư cách chủ thể hình sự của pháp nhân cần được hạn chế với các vụ việc phạm tội được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động kinh doanh. Nếu vi phạm được gắn liền với hoạt động công vụ chung hoặc đặc thù thì vấn đề TNHS của pháp nhân công cũng được đặt ra. Thực tiễn xét xử của Tòa án đối với các pháp nhân cũng đã xác nhận, nếu liên quan tới một pháp nhân thực hiện một hành vi phạm tội nhưng pháp nhân lại không nằm trong bảng liệt kê tại chương 7 Hiến pháp Hà Lan thì không có gì cản trở việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân đó. Nhưng nếu liên quan tơi một cơ quan quyền lực ở địa phương, việc truy cứu TNHS chỉ có thể xảy ra nếu pháp nhân đó hoạt động như là một pháp nhân tư, tức là hoạt động không phải nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ công như luật định. Nhà nước là một pháp nhân đặc biệt, không phải chịu TNHS, bởi nhiệm vụ đặc trưng của Nhà nước là bảo vệ lợi ích chung, quản lý xã hội, ban hành ra pháp luật do đó Nhà nước không thể tự mình trừng trị mình.

Luật hình sự các nước Bỉ, Hà Lan, Thụy Sỹ không quy định chủ thể chịu TNHS của pháp nhân cần phải có tư cách pháp nhân. Theo quy định PLHS, ngoài các pháp nhân theo luật công và luật tư còn được áp dụng với cả các hội và hiệp hội mà về phương diện pháp luật nó không có đủ điều kiện của một pháp nhân theo luật dân sự, thương mại hoặc hành chính. Như vậy chủ thể chịu TNHS của pháp nhân không chỉ gói gọn trong các tổ chức có đủ điều kiện của pháp nhân mà bao gồm tổng thể các cá nhân liên kết với nhau không có khả năng hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Phạm vi chủ thể chịu TNHS của pháp nhân theo quy định là rất rộng. Ngược lại, trong BLHS của Pháp lại đòi hỏi chủ thể chịu TNHS phải có tư cách pháp nhân.Việc đòi hỏi tư cách pháp nhân đối với chủ thể chịu TNHS của

pháp nhân nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sự an toàn, một mặt không thể trừng trị một người mà họ không có căn cước không có sự tồn tại về mặt pháp lý. Mặt khác khó có thể nhận thức được lợi ích của việc trừng trị thay thế: người bị trừng trị không có quyền và cũng không có tiền đề thực hiện hình phạt. Cuối cùng do không có tiêu chuẩn rỗ ràng và chính xác để thiết lập tư cách pháp nhân nên phạm vi áp dụng TNHS của pháp nhân là rất không chắc chắn.

2.2 Các tội phạm mà pháp nhân có thể thực hiện 2.2.1 Trong hệ thống pháp luật các nước Anh - Mỹ 2.2.1 Trong hệ thống pháp luật các nước Anh - Mỹ

Thông thường, đối với những tội phạm theo đứng nghĩa được cấu thành bởi hai yếu tố cần thiết là: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan – lỗi. Thế nhưng, trong luật của các nước theo truyền thống Anh - Mỹ lại có những loại tội phạm theo chế độ trách nhiệm tuyệt đối hay còn gọi là trách nhiệm khách quan và các tội phạm theo chế độ trách nhiệm về hành vi của người khác hay còn gọi là trách nhiệm thay thế. Vì vậy, TNHS của pháp nhân trong Luật hình sự của các nước Anh - Mỹ cũng phát triển theo hai hướng khác nhau, một mặt tùy vào từng trường hợp cụ thể theo chế độ trách nhiệm tuyệt đối và trách nhiệm thay thế, mặt khác theo hướng trách nhiệm hình sự của cá nhân được thừa nhận trong phạm vi rộng hơn.

TNHS của pháp nhân theo chế độ trách nhiệm khách quan (strict liability) hoặc theo chế độ trách nhiệm thay thế (vicarious liability).

- “Strict liability” đó là TNHS khách quan không đòi hỏi dấu hiệu lỗi là chế định đặc biệt trong Luật hình sự của Anh, Mỹ, Úc, Canada và một số nước khác theo truyền thống Anh - Mỹ, được áp dụng đối với cả pháp nhân và thể nhân phạm tội. Trong hệ thống pháp luật của các nước Anh - Mỹ chỉ có một vài tội phạm dựa trên chế độ TNHS khách quan, thì ngược lại phạm vi áp dụng nó được mở rộng trong luật thành văn (statute law). Trong hệ thống các nước Anh - Mỹ, “strict liability” chỉ liên quan tới các loại tội phạm như: tội gây thiệt hại cho công cộng, tội phỉ bang, bôi nhọ và các tội coi thường Tòa án. Trong luật thành văn, “strict liability” có liên quan nhiều hơn là đối với Anh - Mỹ. Các tội phạm theo chế độ trách nhiệm khách quantrong luật thành văn có thể phân biệt hoặc là theo cách xử sự phạm tội hoặc là theo lĩnh vực liên quan. Dưới góc độ xử sự phạm tội, trách nhiệm khách quan được áp dụng với một số tội phạm mà một trong những yếu tố của hành vi khách quan là việc sở hữu đối tượng hoặc hàng hóa bị pháp luật cấm hoặc phải có giấy phép, một số tội phạm theo chế độ trách nhiệm khách quan mà

những yếu tố chủ yếu của hành vi khách quan là việc sử dụng bất hợp pháp đối tượng. Phân loại tội phạm chịu trách nhiệm khách quan được quy định trong luật thành văn theo lĩnh vực liên quan, dưới góc độ này có thể khẳng định trách nhiệm khách quan liên quan chủ yếu tới ba lĩnh vực: ma túy, giao thông và môi trường21.

- “Vicarius liability” là trách nhiệm pháp lý của một người về hành vi phạm tội của người khác, thường đó là những người làm thuê nhưng đôi khi cũng là những người ký hợp đồng hay những đại lý độc lập mặc dù người chịu trách nhiệm không phải là người có lỗi. Người chủ chịu trách nhiệm thay cho các nhân viên của mình khi ông ra lệnh hay cho phép họ hành động sai trái hay khi hành vi sai phạm xảy ra trong quá trình làm việc của các nhân viên dưới quyền. Trong luật hình sự Anh, trách nhiệm hình sự thay thế bao gồm những trường hợp: Thứ nhất, một số đạo luật quy định rõ loại trách nhiệm này, những đạo luật đó chủ yếu liên quan tới lĩnh vực tài chính. Thứ hai, án lệ đôi khi giải thích văn bản luật có quy định ẩn, tức là nó không quy định rõ ràng về trách nhiệm thay thế, án lệ thuộc loại này thường liên quan tới các tội gây nguy hại cho cộng đồng, khi liên quan tới loại tội phạm như vậy các thẩm phán thường giải thích mở rộng định nghĩa về tội phạm đến mức có thể quy kết tội phạm cho cả người chủ và người làm công. Thứ ba, trong một số tình huống đặc biệt, người chủ bị quy kết trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc ủy quyền. Nguyên tắc này bắt nguồn từ một số án lệ đặc biệt liên quan đến quy định về một số hoạt động mà đối với những hoạt động này bắt buộc phải có giấy phép22.

Một phần của tài liệu luận văn luật tư pháp trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Trang 31)