Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Bên cạnh việc đẩy mạnh các giải pháp để hoàn thiện về cơ cấu tổ chức thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải quan tâm hơn nữa các hoạt động trong quá trình hoạt động xem đây là nhân tố thúc đẩy cho việc xét xử, cũng như bộ máy của đơn vị hoạt động ngày một tốt hơn. Tại Nghị quyết 49/2005/NQ-TW của Bộ chính trị đưa ra những yêu cầu cụ thể trong thời gian tới như sau “xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân” để Nghị quyết của Bộ chính trị được thực hiện tốt thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải có các biện pháp để khắc phục những khó khăn và từng
bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, bên cạnh đó cũng phải đẩy mạnh các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong hoạt động. Với những hạn chế trong hoạt động đã được trình bày như trên và để khắc phục những hạn chế đó thì tác giả đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, các giải pháp cụ thể như sau:
3.2.2.1 Trong công tác giải quyết án
Trong công tác giải quyết án thì Tòa án nhân huyện Trà Ôn cần phải đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án không để án quá hạn luật định, các bản án, quyết định của Tòa án phải thể hiện tính nghiêm minh và trong công tác giải quyết án phải đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải kiên quyết phấn đấu không để xảy ra việc kết án oan người vô tội, tiến tới hạn chế tới mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy, sửa do
lỗi chủ quan của Thẩm phán để đảm bảo cho các bản án, quyết định của tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được thi hành đúng pháp luật. Ngoài ra, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải tăng cường công tác xét xử lưu động vì hoạt động này được xem là nhân tố quan trọng để tuyên truyền pháp luật đến người dân vì qua các phiên tòa xét xử lưu động số lượng người dân tham gia rất đông (theo thống kê của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có khoảng 300 người/phiên tòa xét xử lưu động). Bên cạnh đó cần phải làm tốt công tác hòa giải các vụ, việc dân sự để giảm bớt công việc cho Thẩm phán.
3.2.2.2 Trong công tác hòa giải
Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác hòa giải gớp phần làm giảm bớt công việc cho Tòa án. Để làm tốt hơn công tác hòa giải thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải phân công Thẩm phán và Thư ký trực tiếp giải quyết án xuống địa phương tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp, xem xét tính chất và mức độ của từng vụ việc, để từ đó đề ra các biện pháp giải quyết án được nhanh gọn hơn. Đặt biệt là đối với các tranh chấp đất đai hoặc tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì Tòa án cần phải liên hệ với cơ quan thẩm định, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan để hỗ trợ, cung cấp thêm các tài liệu liên quan đến các vụ, việc đang tranh chấp để giúp Tòa án giải quyết án được tốt hơn. Ngoài ra, cũng thông qua những buổi hòa giải tại địa phương thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần quan tâm đến công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân vì trong những buổi hòa giải tại địa phương có rất nhiều người dân đến tham dự.
3.2.2.3 Trong công tác phối hợp với các ngành chức năng để giải quyết án
Đối với công tác này thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải có những kế hoạch và phương hướng để phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đến việc giải quyết án để mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh việc phối hợp với các ngành chức năng để giải quyết án thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cũng phải chủ động trong việc giải quyết án, đối với các vụ tranh chấp đất đai hoặc liên quan đến quyền sử dụng đất thì khi Thẩm phán thụ lý đơn phải yêu cầu các đương sự xác định mốc giới phần đất tranh chấp trước khi tiến hành đo đạt. Bên cạnh đó, Tòa án còn phải thông báo trước cho những chủ sử dụng đất liền kề để có mặt khi đo đạt. Trong trường hợp cần thiết thì cán bộ Tòa án phải đến trực tiếp phần đất tranh chấp để xem xét, hướng dẫn và tống đạt trực tiếp cho đương sự và những người có liên quan các văn bản của Tòa án. Ngoài ra, còn phải tranh thủ các ngành chức năng hỗ trợ tối đa về thời gian và cán bộ chuyên môn trong công tác đo đạt, thẩm định để giúp cho Tòa án giải quyết án được nhanh và tốt hơn nhằm rút ngắn thời gian cho việc giải quyết án. Đối với những vụ án có liên quan đến thẩm định giá, trong trường hợp bắt buộc phải thẩm định thì bộ phận thụ lý đơn khởi kiện phải cung cấp cho người khởi kiện địa chỉ các cơ quan, công
ty, chuyên môn để họ liên hệ với cơ quan thẩm định và sau khi có kết quả thẩm định thì Tòa án mới thụ lý đơn khởi kiện của đương sự, qua đó có thể giúp rút ngắn thời gian giải quyết án.
3.2.2.4 Trong công tác cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Đối với công tác này thì ngay từ khâu thụ lý, khi tiếp nhận hồ sơ thì cán bộ thụ lý phải đề nghị đương sự ghi rõ tất cả các địa chỉ thường trú, tạm trú và số điện thoại liên lạc để tiện liên hệ giúp cho việc giải quyết án được nhanh hơn. Ngoài ra, sau khi gửi giấy triệu tập, cán bộ Tòa án còn phải liên hệ chặt chẽ với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; cán bộ tư pháp; công an xã; ban nhân dân ấp về việc hỗ trợ cho Tòa án tống đạt giấy triệu tập trực tiếp và hoàn lại biên bản tống đạt cho Tòa án để mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết án. Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án phải phân công Thư ký đi tống đạt trực tiếp các văn bản cho đương sự, bên cạnh đó còn phải phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương để cung cấp địa chỉ cụ thể của đương sự cần được tống đạt và phải hỗ trợ cho Tòa án về nhân lực giúp cho công tác cấp, tống đạt có hiệu quả tốt hơn.
3.2.2.5 Trong hoạt động xét xử tại phiên tòa
Với những hạn chế đã được trình bài thì tác giả có những giải pháp có thể giúp cho Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, các giải pháp như sau:
- Thứ nhất, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải niêm yết lịch xét xử của Tòa án ở những nơi mà người dân tiện theo dõi, có thể niêm yết trước một khoảng thời gian (một tuần) trước khi có quyết định mở phiên tòa xét xử để người dân có thể tranh thủ được thời gian đến tham dự phiên tòa. Ngoài ra, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần tuyên truyền để người dân hiểu đến tham dự phiên tòa là một quyền của công dân, khi người dân đến tham dự phiên tòa thì những người tiến hành tố tụng phải tạo cho họ tâm lý thoải mái để tránh tình trạng người dânđến Tòa án chỉ khi có giấy triệu tập của Tòa án.
- Thứ hai, hoạt động tranh luận là hoạt động mà tác giả nhận thấy còn nhiều hạn chế không chỉ riêng tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn mà còn ở nhiều Tòa án cấp huyện khác mà tác giải đã tham dự như Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; Tòa án nhân dân huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long… Thực hiện Nghị quyết 49/2005//NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được chọn là một trong những đơn vị trọng tâm trong hoạt động cải cách tư pháp của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Vì vậy mà Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải trú trọng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, không chỉ đối với các phiên tòa hình sự mà còn phải được thực hiện
ở tất cả các phiên tòa thuộc các loại án khác. Đây là hoạt động mà các đương sự tranh luận với nhau về từng chi tiết, nội dung của vụ án tại phiên tòa, thế nhưng hoạt động này lại ít khi được bắt gặp tại phiên tòa ở cấp huyện. Vì vậy mà trong phiên tòa Thẩm phán cũng như Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện và tuyên truyền cho các đương sự hiểu được những quyền của họ tại phiên tòa. Mặt khác, theo quan điểm của tác giả khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì kèm theo giấy triệu tập của Tòa án là văn bản hướng dẫn cho đương sự để họ hiểu được các bước tiến hành tố tụng tại phiên tòa, qua đó giúp cho họ hiểu quyền tự bào chữa tại phiên tòa hoặc để họ tự mời luật sư. Nếu làm tốt được vấn đề này thì tác giả có thể tin rằng phiên tòa của tòa án nhân dân huyện Trà Ôn sẽ diễn ra được khách quan và tránh được tình trạng “Hội đồng xét xử chỉ có việc hỏi và đương sự chỉ có việc trả lời”.
3.2.2.6 Trong hoạt động của những người tiến hành tố tụng
Đối với những hạn chế về hoạt động của Kiểm sát viên và Hội thẩm nhân dân trong phiên tòa thì tác giả đề ra một số giải pháp như sau:
- Đối với Kiểm sát viên: Đối với công tác giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật thì Viện kiểm sát cần phải phân công Kiểm sát viên có trình độ, năng lực và kinh nghiệm để đảm nhận công việc và phải liên hệ chặt chẽ với Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn để Tòa án cung cấp tình hình cũng như diễn biến của vụ án. Viện kiểm sát nhân huyện Trà Ôn cũng cần phải nắm bắt được số lượng án mà Tòa án đã thụ lý để từ đó có biện pháp và phân công cho Kiểm sát viên theo dõi tình hình của từng vụ án. Bên cạnh đó, để Viện kiểm sát nhân dân huyện Trà Ôn hoạt động tốt hơn trong hoạt động tại phiên tòa thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần tạo được mối liên hệ pháp lý với Viện kiểm sát để giúp cho việc giải quyết án được tốt hơn. Ngoài ra, Tòa án cần phải cung cấp đầy đủ hồ sơ vụ án và sổ sách thụ lý cho Viện kiểm sát. Nếu làm tốt được công tác này thì không chỉ có các vụ án về hình sự mà các vụ án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính cũng được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao.
- Đối với Hội thẩm nhân dân: Để Hội thẩm nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình tại phiên tòa thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần thông báo trước cho đoàn Hội Thẩm nhân dân về việc chuẩn bị mở phiên tòa xét xử để đoàn Hội thẩm cử ra Hội thẩm có kiến thức phù hợp với tính chất, nội dung của vụ án. Ngoài ra, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân nghiên cứu toàn bộ hồ sơ của vụ án để Hội thẩm chuẩn bị các tài liệu phục vụ cho việc giải quyết án trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Bên cạnh đó, để nâng cao kiến thức và năng lực cho Hội thẩm nhân dân thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải tăng
cường công tác tập huấn về chuyên môn cho đoàn Hội thẩm nhân dân và phải cung cấp các văn bản mới có hiệu lực, để từ đó từng Hội thẩm nhân dân có thể cập nhật nhiều thông tin mới, đặc biệt hàng tháng, hàng quý phải có cuộc họp riêng của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân để rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc xét xử được tốt hơn.
Trên đây là một số giải pháp mà tác giả đề ra để có thể giúp cho Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long hoạt động có hiệu quả hơn và cũng qua đó hoàn thiện từng bước về cơ cấu tổ chức. Hiện nay, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đang hòa mình vào xu thế phát triển chung của đất nước thì Tòa án cũng phải có những thay đổi và những biện pháp thích hợp để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, với những giải pháp đã đề ra tác giả mong muốn Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thể hòa nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước và hội nhập kinh tế được tốt hơn. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cũng cần phải khắc phục những khó khăn và những hạn chế trong tổ chức và trong hoạt động, có như thế thì Tòa án hoạt động ngày một tốt hơn. Để các giải pháp này có thể được thực hiện tốt thì mỗi cán bộ, công chức trong Tòa án phải không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị để thật sự là những người lấy lại công bằng, đem lại lòng tin cho nhân dân vào công lý. Như vậy, các
giải pháp mà tác giả đề ra nếu được áp dụng tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thì tác giả có thể tin rằng trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
---cõd---
Với nội dung được trình bài như trên cho ta thấy được một thực tế là ở nước ta chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền xét xử, chỉ có Tòa án mới có quyền phán quyết một người có tội hay không có tội và không một cơ quan, tổ chức nào có quyền can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án. Vì vậy, những phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực thì bắt buộc mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đều phải thi hành.
Qua thực tế, trong năm 2009 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã gặt hái được một số thành công trong quá trình hoạt động và đạt được nhiều thành tích như trong 2 năm 2007 và 2008 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được công nhận là
“Tập thể lao động xuất sắc” và nhiều cán bộ trong đơn vị được phong tặng danh hiệu
“Chiến sĩthi đua cơ sở”. Với những thành tích đạt được, trong năm 2009 Tòa án nhân
dân huyện Trà Ôn tiếp tục được phong tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Để có được những kết quả này là do Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có đội ngũ cán bộ tận tâm trong công việc, có tinh thần đoàn kết trong nội bộ và đặc biệt là được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên. Tuy nhiên, ngoài các kết quả đạt được thì Tòa án nhân dân huyện trà Ôn vẫn gặp không ít khó khăn như chất lượng xét xử còn thấp, số án năm sau cao hơn năm trước, phát sinh nhiều loại án phước tạp, đội ngũ cán bộ phải giải quyết một khối lượng công việc khá lớn so với biên chế hiện có của đơn vị. Từ những thiếu sót trong quá trình hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn thì lãnh đạo đơn vị đã có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để giúp cho việc