PHỤC HẠN CHẾ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN 3.1.1 Những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế
Qua thực tế tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tác giả nhận thấy cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002) và có những thay đổi để phục vụ cho hoạt động xét xử được tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế nhất định trong tổ chức của Tòa án, các khó khăn và hạn chế cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hiện nay, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được tăng thẩm quyền xét xử từ năm 2004 về dân sự và năm 2006 về hình sự, vì vậy mà có nhiều loại án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn mới phát sinh do việc tăng thẩm quyền xét xử và nhiều loại án diễn biến phức tạp, bên cạnh tình hình tội phạm ngày càng gia tăng do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế. Với tình hình như thế nhưng số lượng Thẩm phán ở Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn hiện có là rất ít so với nhu cầu công việc ngày càng tăng và tính chất phức tạp của công việc. Do đó áp lực công việc cho đội ngũ Thẩm phán rất nặng nề, dẫn đến tình trạng giải quyết án kéo dài và số lượng án tồn đọng còn nhiều (08 vụ), chưa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng của công việc.
Nguyên nhân:Trong năm 2009 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có 14 biên chế và đã đủ với chỉ tiêu nhưng trong 14 biên chế thì chỉ có 4 Thẩm phán đảm nhận công việc xét xử và giải quyết các vụ, việc. Với số lượng Thẩm phán ít nhưng công việc lại nhiều, bên cạnh đó đội ngũ Thư ký mới được tuyển dụngchưa có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để hỗ trợ cho Thẩm phán trong việc giải quyết án.
Thứ hai: Đội ngũ cán bộ công chức trong Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, đặc biệt là vẫn còn một số Thẩm phán yếu kém về trình độ chuyên môn. Vì vậy, trong quá trình xét xử vẫn còn có những hạn chế, sai sót trong việc xem xét đánh giá chứng cứ và bỏ sót người tham gia tố tụng nên trong năm 2009 các bản án, quyết định của Tòa án nhân huyện Trà Ôn bị Tòa án nhân dân cấp trên xét xử lại và đưa ra quyết định cuối cùng là hủy án vẫn còn nhiều (có 4 bản án bị hủy trong đó phúc thẩm là 3 và giám đốc thẩm là 1 trong tổng số 42 vụ bị kháng cáo, kháng nghị).
Nguyên nhân: Do các Thẩm phán còn trẻ ít kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn còn hạn chế và bản lĩnh chính trị chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của công việc. Do đó, khi gặp những án phức tạp, khó giải quyết thì còn lúng túng trong việc đưa ra quyết định cuối cùng.
Thứ ba: Về chế độ tiền lương và phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn chưa thật sự phù hợp với khối lượng công việc và tính chất phức tạp của công việc mà đội ngũ cán bộ phải giải quyết. Theo tác giả được biết lương của Thư ký khoảng 1.800.000 đồng/tháng, của Thẩm phán khoảng 2.000.000 đồng/tháng (chưa tính các khoảng phụ cấp). Mặt khác hiện nay tình hình tội phạm ngày càng tăng, đặc biệt là các tranh chấp về dân sự trong đó có tranh chấp hụi xảy ra ở nhiều nơi với số lượng người tham gia nhiều, bên cạnh Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử, do vậy mà có nhiều loại án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nên nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ trong Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn rất nặng nề. Với những khó khăn trong công việc mà chế độ tiền lương và phụ cấp chưa phù hợp nên dẫn đến một số cán bộ bị sa xúc về phẩm chất đạo đức, chưa thật sự tận tâm phục vụ để hoàn thành tốt công việc.
Nguyên nhân: Do khối lượng công việc quá nhiều, bên cạnh việc tăng thẩm quyền xét xử mới nên phát sinh nhiều loại án phức tạp, án khó giải quyết so với năng lực của Tòa án nhân dân cấp huyện, trong khi đó các cán bộ của Tòa án phải làm việc rất vất vã nhưng chế độ tiền lương và phụ cấp cho nhu cầu cuộc sống của họ chưa thật sự phù hợp với khối lượng công việc mà họ phải giải quyết.
Thứ tư: Hiện tại trụ sở của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được xây dựng mới khá khang trang, các phương tiện kỹ thuật phục vụ được trang bị đầy đủ nhưng phần lớn đã củ và quá hạn sử dụng. Ngoài ra, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan còn
thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho.
Nguyên nhân: Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hỗ trợ kinh phí để mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xét xử nhưng vẫn chưa được xem xét và phê duyệt. Bên cạnh, trong việc xét xử lưu động của Tòa án thì vẫn chưa được sự giúp đỡ và hỗ trợ của chính quyềnđịa phương, trong khi Tòa án đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất nên việc xét xử của Tòa án còn nhiều hạn chế.
Thứ năm: Theo quy định tại Điều 32 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có 1 hoặc 2 Phó Chánh án nhưng hiện tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đang khuyết Phó Chánh án, vì vậy mà có những nhiệm vụ cũng như thẩm quyền thuộc quyền giải quyết của Phó Chánh án thì Chánh án Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn phân công Thẩm phán giải quyết. Với khiếm khuyết này đã tạo ra những khó khăn cũng như những hạn chế nhất định trong tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn.
Nguyên nhân: Từ năm 2007 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã khuyết Phó Chánh án, trong những năm vừa qua Chánh án đã có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Phó Chánh án cho đơn vị, nhưng Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vẫn chưa có quyết định bổ nhiệm Phó Chánh án cho Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn. Mặt khác, theo tác giả nhận thấy hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp còn thiếu (trong tỉnh Vĩnh Long ngành Kiểm sát nhân dân thiếu 11 người, ngành Tòa án nhân dân 8 người)8 trong khi Tòa án lại thiếu Phó Chánh án nên việc bổ nhiệm vẫn chưa được tiến hành nhanh.
3.1.2 Một số giải pháp nâng cao tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Trước những yêu cầu cấp thiết của công việc cũng như để thực hiện tốt việc cải cách tư pháp và việc tăng thẩm quyền thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải từng bước đổi mới toàn diện về tổ chức để thực hiện tốt các mục tiêu trên. Để làm được đều này, tác giả đề ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Đối với đội ngũ Thẩm phán của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn là còn thiếu so với yêu cầu của công việc, vì vậy mà Chánh án Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải có văn bản đề xuất với Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm thêm Thẩm phán cho đơn vị hoặc trong đội ngũ Thư ký của Tòa án thì Chánh án nên tuyển chọn những Thư ký có khả năng và năng lực đi bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm phán để bổ
sung cho đội ngũ Thẩm phán. Qua đó, giảm bớt gánh nặng công việc cho đội ngũ Thẩm phán hiện có của Tòa án và chất lượng xét xử của Tòa án sẽ được nâng cao hơn.
Thứ hai: Để Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn hoạt động ngày có hiệu quả hơn thì trong tổ chức của Tòa án cần phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn vị, vì đây là những người “cầm cân, nảy mực” có nhiệm vụ bảo vệ công lý, lấy lại sự công bằng và lòng tin cho nhân dân vào pháp luật. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển thì cũng kéo theo không ít các tiêu cực của xã hội và sự can thiệp của các ngành chức năng vào hoạt động xét xử của Tòa án. Để tránh những hiện tượng này có thể xảy ra và làm ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ, công chức của Tòa án nhân huyện Trà Ôn thì Tòa án cần phải có những biện pháp để hạn chế những hiện tượng này xảy ra, vì vậy mà trong quy chế làm việc của Tòa án cần phải có những quy định về vấn đề này và phải xử lý thật nghiêm khắc những cán bộ vi phạm để mỗi cán bộ có thể tránh những tiêu cực này. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cũng cần phải tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức của đơn vị mình, hàng tuần hoặc hàng tháng phải có cuộc họp riêng của các Thẩm phán để các Thẩm phán trao đổi về kinh nghiệm xét xử và định hướng xét xử những vụ án khó, án phức tạp. Riêng đối với những cán bộ yếu kém về chuyên môn thì phải đưa đi bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc thay thế kịp thời. Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” như lời dạy của Bác Hồ.
Thứ ba: Theo tác giả, để cho đội ngũ cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn không bị chi phối bởi các tiêu cực của xã hội thì Nhà nước ta cần phải có sự đãi ngộ đúng mức, đặc biệt là đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện nói chung và Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn nói riêng, thì cần phải có chính sách về tiền lương và phụ cấp sao cho thật phù hợp với yêu cầu cũng như khối lượng công việc phát sinh do việc tăng thẩm quyền xét xử mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đề ra. Việc tăng tiền lương sẽ đảm bảo cho đời sống của cán bộ, công chức được ổn định hơn. Qua đó, tinh thần trách nhiệm trong công việc của họ cũng sẽ nâng lên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giải quyết án của đơn vị. Ngoài ra, để có sự đãi ngộ đúng mức của Nhà nước thì Tòa án nhân dân tối cao cần phải xây dựng đề án cải cách chế độ tiền lương của cán bộ công chức ngành Tòa án để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định để giải quyết vấn đề này.
Thứ tư: Tòa án nhân dân tối cao cần có nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt động xét xử, quá trình cải cách tư pháp và đảm bảo cho việc tăng thẩm quyền xét xử có tính khả thi hơn. Ngoài ra, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn cần phải liên hệ, phối hợp với các cơ quan và các
ngành chức năng trên địa bàn để hỗ trợ kinh phí, phương tiện đi lại, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết để phục vụ cho việc xét xử lưu động được tốt hơn.
Thứ năm: Với tình hình thiếu Phó Chánh án của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn như hiện nay thì trước mắt Chánh án nên phân công những Thẩm phán có năng lực và kinh nghiệm để đảm nhận giải quyết công việc thay cho Phó Chánh án, những công việc quan trọng hay phức tạp thuộc thẩm quyền giải quyết của Phó Chánh án thì Chánh án phải giải quyết để có hiệu quả cao. Với những biện pháp trước mắt như vậy, nhưng về lâu dài thì cần phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Phó Chánh án cho Tòa án càng sớm càng tốt. Có như vậy thì trong tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn hoạt động được tốt hơn và đồng bộ hơn.
3.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC
PHỤC HẠN CHẾ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN 3.2.1 Những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế
Trong quá trình hoạt động Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã đạt được một số thành tựu nhất định. Với các kết quả đã đạt được thì cuối năm 2009 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có văn bản báo cáo thành tích và yêu cầu được công nhận là “tập thể
lao động xuất sắc”cho cơ quan có thẩm quyền và hiện tại Tòa án đã được công nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động. Như vậy trong quá trình hoạt động Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn gặp phải những hạn chế như sau:
3.2.1.1 Trong công tác giải quyết án
Trong công tác giải quyết án Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã đạt được những kết quả như giải quyết được 627 vụ, việc trên tổng số 635 vụ, việc đã thụ lý chiếm tỷ lệ 98,47%, đây là kết quả phấn đấu của toàn thể tập thể cán bộ trong đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả này thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn vẫn gặp không ít khó khăn trong công tác giải quyết án, trong năm 2009 số án tồn đọng vẫn còn và các bản án, quyết định còn thiếu tính khả thi nên bị cấp trên hủy án, sửa án; chất lượng xét xử vẫn còn hạn chế; việc cấp và tống đạt các loại giấy triệu tập, quyết định, bản án cho đương sự còn chậm thực hiện; công tác thi hành án còn gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân: Trình độ của nhiều cán bộ trong đơn vị còn hạn chế, công việc ngày càng tăng nên tạo áp lực công việc cho đội ngũ Thẩm phán, bên cạnh việc tranh tụng tại phiên tòa chưa được thực hiện tốt và khách quan. Đặc biệt là vẫn còn trường hợp Thẩm phán thiếu kinh nghiệm trong việc xem xét đánh giá chứng cứ, bỏ sót người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các ngành chức năng để giải quyết án còn nhiều hạn chế và tiến hành chưa đồng bộ nên công tác giải quyết án chưa đạt hiệu quả cao.
3.2.1.2 Trong công tác hòa giải
Theo khoản 4 Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về nhiệm vụ, thẩm quyền của Thẩm phán như sau: “Tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận
với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;
ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”. Với quy định này, thì trong quá trình hoạt động của Tòa án nhiệm vụ hòa giải thuộc về Thẩm phán. Tuy nhiên, trên thực tế tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn nhiệm vụ hòa giải một số vụ, việc đã được Thẩm phán thụ lý nhưng nhiệm vụ hòa giải thì được giao cho Thư ký Tòa án giải quyết. Vì vậy, trong năm 2009 tỷ lệ hòa giải thành các loại án của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn trong các vụ án dân sự thấp (khoảng 39%); án hôn nhân và gia đình (khoảng 41%).
Nguyên nhân:Như trên đã trình bài do số lượng Thẩm phán tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn ít mà số lượng án ngày càng tăng, vì vậy mà các công việc thuộc nhiệm vụ và thẩm quyền của Thẩm phán rất nhiều không thể nào giải quyết hết nên nhiệm vụ hòa giải các vụ, việc dân sự được Thẩm phán giao cho Thư ký tiến hành hòa giải. Mặt khác do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thư ký còn nhiều hạn chế và chưa có kinh nghiệm trong công việc nên việc hòa giải thành chiếm tỷ lệ thấp.
3.2.1.3 Trong công tác phối hợp với các ngành chức năng để giải quyết án