Công tác hành chính

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án nhân dân huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 27)

- Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ, đơn vị luôn thực hiện báo cáo công tác đầy đủ, kịp thời, chính xác và đúng thời gian quy định. Hàng năm đều có xây dựng phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch công tác cụ thể cũng như kiểm tra theo dõi. Hàng tháng có tổ chức tốt họp lệ cơ quan, họp Thẩm phán để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác đề ra. Đơn vị đã xây dựng quy chế làm việc và nội quy tiếp dân.

- Đơn vị luôn quan tâm và có phân công lãnh đạo, Thẩm phán trực để tiếp dân đầy đủ, đều đặn, đảm bảo giải quyết kịp thời những công việc phát sinh không để đơn, thư khiếu nại tồn đọng.

- Toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế, kỷ luật lao động của đơn vị, đảm bảo ngày giờ công lao động, trang phục gọn gàng, đeo thẻ công chức đầy đủ, thực hành tiết kiệm, chóng tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

- Lãnh đạo đơn vị tham gia đầy đủ các cuộc họp triển khai của cấp trên và triển khai lại kịp thời cho mọi cán bộ, công chức trong đơn vị.

2.3 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÀ ÔN

2.3.1 Nhiện vụ và quyền hạn của Chánh án, Phó Chánh án

Theo Điều 6 Quy chế làm việc của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn năm 2008 thì Chánh án và Phó Chánh án có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

* Chánh án

- Tổ chức công tác xét xử.

- Chủ trì các cuộc họp quan trọng của đơn vị.

- Kiến nghị, đề nghị lên cấp trên những vấn đề liên quan đến quyền lợi của đơn vị mình.

-Tổ chức đưa đi bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, cán bộ công chức của đơn vị mình.

- Báo cáo công tác xét xử của đơn vị trước Hội đồng nhân dân huyện Trà Ôn, với Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long và với cấp ủy ở địa phương theo quy định.

- Trực tiếp làm chủ tọa phiên tòa các vụ án nếu xét thấy cần thiết.

- Làm chủ tài khoản của cơ quan, quyết định chế độ kinh phí theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Phụ trách chung, đồng thời trực tiếp phụ trách công tác giải quyết án hình sự. - Chánh án thay mặt Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn trả lời các khiếu nại của công dân trong phạm vi của đơn vị.

- Trong quá trình làm việc và quan hệ với các ngành, ý kiến của Chánh án là thay mặt cho Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn và với ý kiến đó thì Chánh án phải chịu trách nhiệm cá nhân.

* Phó chánh án

Hiện tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đang khuyết Phó Chánh án do chưa được bổ nhiệm. Tuy nhiên, theo quy chế làm việc của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, Phó Chánh án có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Là người giúp việc cho Chánh án, làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án và chịu trách nhiệm trước Chánh án về những công việc được Chánh án phân công.

- Phó Chánh án được phân công:

+ Thay mặt Chánh án giải quyết một số công việc của Chánh án khi Chánh án đi vắng (trừ trường hợp một số công việc không thuộc thẩm quyền) và chịu trách nhiệm về công việc giải quyết đó.

+ Phụ trách giải quyết những vụ, việc dân sự và tham gia xét xử những vụ án được phân công giải quyết.

+ Phụ trách công tác văn phòng đã được phân công.

Trong quá trình làm việc và quan hệ với các ngành, ý kiến của Phó Chánh án là thay mặt cho Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn và chịu trách nhiệm cá nhân với ý kiến đó. Đối với những vấn đề quan trọng do Phó Chánh án giải quyết thì phải báo cáo lại cho Chánh án biết. Trong trường hợp ý kiến của Phó Chánh án không phù hợp thì phải trao đổi lại với lãnh đạo để có biện pháp giải quyết.

2.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn

Theo Điều 7 Quy chế làm việc của Tòa án nhân huyện Trà Ôn năm 2008 thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

* Thẩm phán (Hiện tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có 4 Thẩm phán)

- Phụ trách theo dõi giải quyết án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính.

- Trực tiếp xét xử và giải quyết các vụ, việc được phân công.

- Chịu trách nhiệm trước đơn vị và lãnh đạo về kết quả công việc của mình khi được phân công (kể cả số lượng và chất lượng).

- Đảm trách một số công tác khác của đơn vị khi được Chánh án phân công.

* Hội thẩm nhân dân(Hiện tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có 17 vị Hội thẩm nhân dân)

- Nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa.

- Đề nghị Chánh án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền. - Tham gia xét xử các vụ án dân sự và hình sự theo thủ tục sơ thẩm.

- Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

* Thư ký (Hiện tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có 8 Thư ký)

- Là người giúp việc cho Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán trước, trong và sau khi giải quyết các vụ án.

- Được phân công theo dõi từng loại án, giúp Thẩm phán từ thụ lý đơn đến kết quả giải quyết án.

- Được phân công theo dõi thi hành án phạt tù giúp cho Chánh án.

- Tiếp nhận hồ sơ, thủ tục phục vụ cho Thẩm phán xét xử các vụ án (đánh bút lục, xếp hồ sơ, viết giấy mời...).

- Lập các thủ tục cần thiết để đảm bảo cho việc đưa ra xét xử theo sự phân công của Thẩm phán.

- Tổ chức các phiên tòa phục vụ cho việc xét xử do Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán phân công (trang trí, phương tiện, mời Hội thẩm, thông báo xét xử...).

- Làm Thư ký các phiên tòa do Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán phân công.

- Lập các thủ tục sau khi xét xử xong, đánh máy bản án và quyết định; nếu có kháng cáo, kháng nghị phải lập tờ trình, chuyển hồ sơ, lập hồ sơ theo dõi, chuyển hồ sơ vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cho văn thư lưu trữ; gửi các bản án, quyết định hoặc trích lục cho các đương sự, bị cáo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật.

- Làm báo cáo thống kê theo sự phân công của Chánh án và Phó Chánh án. - Tham giam một số công việc khác do Chánh án phân công.

2.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức văn phòng

Theo Điều 9 Quy chế làm việc của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn năm 2008 thì cán bộ, công chức văn phòng có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

* Cán bộ văn phòng

- Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo.

- Giúp Chánh án tổ chức công tác xét xử, chuẩn bị báo cáo công tác của Tòa án nhân dân huyện trước Hội đồng nhân dân huyện và với Tòa án cấp trên.

- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, hành chính quản trị, kế toán tài chính và bảo đảm các công tác khác phục vụ cho hoạt động xét xử của Tòa án.

- Tổ chức theo dõi và hoạt động thi đua khen thưởng của đơn vị. - Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động của đơn vị. - Giúp Chánh án quản lý bộ máy đơn vị và quản lý cán bộ công chức. - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án.

* Kế toán cơ quan

- Chịu trách nhiệm trước nhà nước và chủ tài khoản (Chánh án) về các chế độ kế toán theo quy định.

- Chịu sự phân công của Chánh án, Phó Chánh án phụ trách văn phòng.

- Lập dự toán và quyết toán kinh phí hoạt động của cơ quan hàng tháng, quý, năm trình lãnh đạo phê duyệt.

- Đảm bảo đúng chế độ thu, chi theo nguyên tắc hiện hành. Bảo đảm đúng về thủ tục kế toán.

- Quản lý tài sản của cơ quan theo đúng quy định của nhà nước. - Theo dõi các nguồn thu, chi khác.

- Sổ sách phải rõ ràng, thực hiện các chế độ báo cáo, thanh toán và quyết toán với cấp trên và khi lãnh đạo có yêu cầu.

* Văn thư - lưu trữ

- Tiếp nhận, lưu trữ, nhận công văn đến, chuyển đi kịp thời theo đúng quy định của nhà nước và của cơ quan.

- Lưu trữ mọi hồ sơ của cơ quan, có quyền yêu cầu các bộ phận trong cơ quan hỗ trợ khi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

- Giữ gìn và bảo quản tài liệu, con dấu của cơ quan tuyệt đối an toàn.

* Thủ quỹ

- Phải đảm bảo đúng nguyên tắc về thu, chi theo quy định của nhà nước (khi chủ tài khoản duyệt hoặc chi tạm ứng).

- Các nguồn thu, chi phải rõ ràng, lập nhật ký theo dõi và cập nhật đầy đủ.

- Không được giữ lượng tiền mặt lớn, không được mang lượng tiền mặt ra khỏi cơ quan khi chưađược lệnh.

- Phải tuân thủ chế độ kiểm quỹ và báo cáo khi có yêu cầu.

- Mọi chứng từ liên quan thu, chi tiền mặt bị mất mát thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân.

- Chịu trách nhiệm xuất, nhập tài sản của cơ quan (lập sổ theo dõi trong quá trình xuất nhập).

- Có trách nhiệm bảo quản tài sản trong kho, tài sản đang quản lý, mọi sự hư hao, mất mát thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm do chủ quan gây ra.

* Tạp vụ - bảo vệ

- Làm nhiệm vụ do lãnh đạo phụ trách văn phòng phân công. - Giữ gìn về sinh phòng bệnh.

- Phục vụ nước uống trong giờ làm việc.

- Bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự cơ quan trong và ngoài giờ làm việc. - Làm các nhiệm vụ khác do lãnh đạo cơ quan phân công.

2.4 HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN 2.4.1 Thẩm quyền xét xử 2.4.1 Thẩm quyền xét xử

Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được chọn là một trong những đơn vị cấp huyện đầu tiên trong tỉnh Vĩnh Long được tăng thẩm quyền xét xử mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đề ra. Năm 2004 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được tăng thẩm quyền xét xử các vụ, việc dân sự có yếu tố nước ngoài và đến năm 2006 được tăng thẩm quyền xét xử về hình sự. Với tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện là cần thiết nhằm giảm áp lực công việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, việc tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được thực hiện như sau:

2.4.1.1 Về hình sự

Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết 1036/2006/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự cho các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Tòa án nhân huyện Trà Ôn được chọn là một trong những Tòa án cấp huyện trong tỉnh Vĩnh Long được tăng thẩm quyền xét xử về hình sự. Như vậy, ngoài thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự có khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn còn có thẩm quyền xét xử các loại tội phạm như:

- Xâm phạm an ninh quốc gia (từ Điều 78 đến Điều 92 Bộ luật hình sự năm 1999).

- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (từ Điều 341 đến Điều 344 Bộ luật hình sự năm 1999).

- Các tội phạm quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự năm 1999 mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết.

2.4.1.2 Về dân sự

Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình. Thực hiện Nghị quyết 742/2004/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự cho Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Nghị quyết 742/2004/NQ-UBTVQH11) thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn là Tòa án nhân dân cấp huyện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long được tăng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Trên thực tế trong năm 2009 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã thụ lý và giải quyết 1 vụ kiện dân sự có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Với quy định trên thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp như sau:

Về dân sự

- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam. - Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

- Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp về bồi thường thiết hại ngoài hợp đồng.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Tranh chấp liên quan đến hợp đồng nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

- Các tranh chấp dân sự khác mà pháp luật có quy định.

Về hôn nhân và gia đình

- Ly hôn, tranh chấp về con nuôi, chia tài sản khi ly hôn.

- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. - Tranh chấp về cấp dưỡng.

- Yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật.

- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

- Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

- Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu tại Việt Nam.

- Những yêu cầu và tranh chấp về hôn nhân và gia đình khác mà pháp luật có quy

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án nhân dân huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)