Hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án nhân dân huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được chọn là một trong những đơn vị cấp huyện đầu tiên trong tỉnh Vĩnh Long được tăng thẩm quyền xét xử mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đề ra. Năm 2004 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được tăng thẩm quyền xét xử các vụ, việc dân sự có yếu tố nước ngoài và đến năm 2006 được tăng thẩm quyền xét xử về hình sự. Với tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện là cần thiết nhằm giảm áp lực công việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, việc tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được thực hiện như sau:

2.4.1.1 Về hình sự

Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết 1036/2006/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự cho các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Tòa án nhân huyện Trà Ôn được chọn là một trong những Tòa án cấp huyện trong tỉnh Vĩnh Long được tăng thẩm quyền xét xử về hình sự. Như vậy, ngoài thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự có khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn còn có thẩm quyền xét xử các loại tội phạm như:

- Xâm phạm an ninh quốc gia (từ Điều 78 đến Điều 92 Bộ luật hình sự năm 1999).

- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (từ Điều 341 đến Điều 344 Bộ luật hình sự năm 1999).

- Các tội phạm quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự năm 1999 mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết.

2.4.1.2 Về dân sự

Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình. Thực hiện Nghị quyết 742/2004/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự cho Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Nghị quyết 742/2004/NQ-UBTVQH11) thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn là Tòa án nhân dân cấp huyện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long được tăng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Trên thực tế trong năm 2009 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã thụ lý và giải quyết 1 vụ kiện dân sự có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Với quy định trên thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp như sau:

Về dân sự

- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam. - Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

- Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp về bồi thường thiết hại ngoài hợp đồng.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Tranh chấp liên quan đến hợp đồng nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

- Các tranh chấp dân sự khác mà pháp luật có quy định.

Về hôn nhân và gia đình

- Ly hôn, tranh chấp về con nuôi, chia tài sản khi ly hôn.

- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. - Tranh chấp về cấp dưỡng.

- Yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật.

- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

- Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

- Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu tại Việt Nam.

- Những yêu cầu và tranh chấp về hôn nhân và gia đình khác mà pháp luật có quy định.

2.4.1.3 Về kinh doanh thương mại

Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Theo tinh thần Nghị quyết 742/2004/NQ- UBTVQH11 thì Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài và không biệt giá trị tài sản, cụ thể như sau:

- Mua bán hàng hóa. - Cung ứng dịch vụ. - Phân phối.

- Đại diện, đại lý. - Ký gửi.

- Thuê, cho thuê, thuê mua. - Xây dựng.

- Tư vấn, kỹ thuật.

- Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa.

2.4.1.4 Về lao động

Theo Nghị quyết 742/2004/NQ-UBTVQH11 những tranh chấp về lao động có yếu tố nước ngoài vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn như là các tranh chấp về lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:

- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức xa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động. - Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động.

- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

2.4.1.5 Về hành chính

Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính sau đây:

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ với Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn và của cán bộ, công chức cơ quan nhà nước đó. (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp…).

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ với Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn và đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng lãnh thổ với Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn.

2.4.2 Kết quả hoạt động năm 2009 của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn7

Trong năm 2009 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và những kế hoạch đề ra, cụ thể các chỉ tiêu đạt được như sau:

- Đơn vị tổ chức giải quyết án đều đặn, đảm bảo đúng thời gian và thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.

- Tổng số án thụ lý chung trong năm 2009 của Tòa án nhân huyện Trà Ôn là 635 vụ, việc so với năm 2008 tăng 179 vụ, việc. Đã giải quyết xong 627 vụ, việc (có 27 vụ, việc bị tạm đình chỉ). Hiện còn 8 vụ chưa giải quyết, đạt 98,74% và không có án quá hạn luật địnhtheo quy định của pháp luật.

- Về chất lượng giải quyết các loại án: Trong năm 2009 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có kháng cáo là 42 vụ. Kết quả xét xử phúc thẩm án bị hủy là 03 vụ và giám đốc thẩm bị hủy là 01 vụ (chiếm tỉ lệ 0,63%); án bị sửa là 8/627 vụ, việc (chiếm tỉ lệ 1,27%); y án là 15 vụ, còn lại là chưa xét xử phúc thẩm.

- Trà Ôn có địa bàn khá rộng lớn, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, giao thông đi lại khó khăn nên công tác tống đạt luôn gặp nhiều trở ngại, trong năm 2009 số án đi tống đạt, khảo sát, đo đạt, giám định... chiếm khoảng 70-75% tổng số án đã thụ lý và

giải quyết xong, so với các năm trước số án tăng và tập trung vào các vụ kiện dân sự, tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và tăng đột biến về tranh chấp hụi.

* Kết quả cụ thể chia ra từng loại án như sau:

- Án hình sự: Thụ lý 50 vụ so với năm 2008 tăng 12 vụ, đã giải quyết xong 50 vụ, trả hồ sơ để điều tra bổ sung 6 vụ, được Viện kiểm sát chấp nhận 6 vụ (đạt 100%). Trong các vụ án hình sự đã thụ lý và giải quyết có 03 vụ theo thẩm quyền giải quyết mới. Trong năm 2009 đã tổ chức xét xử lưu động được 14 vụ án hình sự. Trong đó có nhiều vụ án được chính quyền và nhân dân địa phương đặc biệt quan tâm, số lượng nhân dân tham gia các phiên tòa lưu động cao (khoảng 300 người trên vụ).

- Án dân sự: Thụ lý 389 vụ, việc so với năm 2008 tăng 101 vụ, việc (chiếm tỉ lệ 31,6%), đã giải quyết xong 358 vụ; việc. Còn tồn 31 vụ, việc (có 25 vụ, việc bị tạm đình chỉ) đạt 98,5%. Trong đó hòa giải thành được 143/358 vụ, việc (chiếm 39%).Trong số án dân sự năm 2009 mà Tòa án thụ lý có 1 vụ thuộc thẩm quyền xét xử mới của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn.

- Án hôn nhân và gia đình: Thụ lý 194 vụ, việc so với năm 2008 tăng 60 vụ, việc (tăng 31%) đã giải quyết xong 190 vụ, việc. Còn tồn 04 vụ (trong đó có 2 vụ bị tạm đình chỉ) đạt 98,97% trong đó hòa giải thành được 80/190 vụ, việc (đạt 41.6%).

-Án kinh doanh thương mại: Không thụ lý, giảm so với năm 2008. - Án hành chính: Không thụ lý, giảm so với năm 2008.

- Án lao động: Thụ lý 02 vụ, đã giải quyết xong 02 vụ (đạt 100%) so với năm 2008 thụ lý tăng 02 vụ.

- Yêu cầu ủy thác: Đã giải quyết 06/06 yêu cầu ủy thác đến, chủ yếu là án dân sự và hôn nhân và gia đình (đạt 100%).

2.4.3 Đảm bảo hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn

- Chế độ tiền lương, phụ cấp, giấy chứng minh, trang phục đối với cán bộ công chức và chế độ ưu tiên đối với Thẩm phán của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

- Kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn do Tòa án nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

- Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được thực hiện theo quy định về pháp luật ngân sách nhà nước.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để đảm bảo cho ngành Tòa án nhân dân thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

- Cơ quan công an có nhiệm vụ áp giải bị cáo và bảo vệ phiên tòa của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN-TỈNH VĨNH LONG

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Tòa án. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân không chỉ tác động đến ngành Tòa án mà còn liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan khác, như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; liên quan đến việc sửađổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành, vì vậy việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân cần phải có những bước đi thích hợp nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cả hệ thống các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới ngành Tòa án vẫn gặp không ít khó khăn và những bất cập trong tổ chức và hoạt động, đây không chỉ là những hạn chế của ngành Tòa án nói chung mà những hạn chế này cũng đang tồn tại ở Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, bên cạnh việc tăng thẩm quyền xét xử mới về hình sự và dân sự thì những khó khăn và hạn chế càng tăng thêm. Như vậy, trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long gặp phải những hạn chế như sau:

3.1 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC

PHỤC HẠN CHẾ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ ÔN 3.1.1 Những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế

Qua thực tế tại Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tác giả nhận thấy cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002) và có những thay đổi để phục vụ cho hoạt động xét xử được tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế nhất định trong tổ chức của Tòa án, các khó khăn và hạn chế cụ thể như sau:

Thứ nhất: Hiện nay, Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn được tăng thẩm quyền xét xử từ năm 2004 về dân sự và năm 2006 về hình sự, vì vậy mà có nhiều loại án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn mới phát sinh do việc tăng thẩm quyền xét xử và nhiều loại án diễn biến phức tạp, bên cạnh tình hình tội phạm ngày càng gia tăng do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế. Với tình hình như thế nhưng số lượng Thẩm phán ở Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn hiện có là rất ít so với nhu cầu công việc ngày càng tăng và tính chất phức tạp của công việc. Do đó áp lực công việc cho đội ngũ Thẩm phán rất nặng nề, dẫn đến tình trạng giải quyết án kéo dài và số lượng án tồn đọng còn nhiều (08 vụ), chưa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng của công việc.

Nguyên nhân:Trong năm 2009 Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn có 14 biên chế và

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án nhân dân huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)