Sau khi nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua kĩ thuật phỏng vấn sơ bộ, tiến hành khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu, đảm bảo thang đo xây dựng phù hợp với lý thuyết và được cụ thể hoá bằng thực tế.
Tiếp theo, thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp thu thập bảng trả lời câu hỏi các nhân viên Công ty TNHH Thương Mại Khatoco. Mẫu nghiên cứu sơ bộ có kích thước dự định n = 160~240 với phương pháp thu mẫu thuận tiện. Sau đó đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và độ giá trị của thang đo đã thiết kế và điểu chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được sử dụng để kiểm định lại mô hình đo lường và các giả thuyết trong đo lường. Các bước được tuần tự tiến hành cụ thể theo sơ đồ sau:
Hình 2.4 : Các bước nghiên cứu của đề tài Cơ sở lý luận
Lý thuyết về mức độ hài lòng trong công việc
Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sơ bộ
Nghiên cứu định lượng
(n=240)
Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố
EFA
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Thang đo nháp
Thang đo chính thức
Loại các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ
Loại các biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm định mô hình. Kiểm định giả thuyết.
Diễn đạt và mã hóa thang đo dự kiến:
Cảm nhận của nhân viên về lương, bản chất công việc, môi trường làm việc, cấp trên, khen thưởng, đồng nghiệp, cơ hội đào tạo và thăng tiến, phúc lợi, khen thưởng đối với Công ty được ký hiệu như sau:
Bảng 2.1 Các chỉ số cấu thành các nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc
TT Thành phần Số chỉ báo Nội dung 1 Thu nhập 05 1. Lương 2. Thưởng 3. Trợ cấp
4. Tiền lương, thu nhập được trả công bằng 5. Tiền lương được trả đầy đủ và đúng hạn
2
Đào tạo và thăng tiến phát triển
04
1. Có nhiều cơ hội thăng tiến
2. Chính sách thăng tiến của Công ty công bằng
3. Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội phát triển cá nhân 4. Được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp
3 Cấp trên 05
1. Sự hỗ trợ của cấp trên
2. Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã
3. Nhân viên được đối xử công bằng, không phân biệt 4. Cấp trên bảo vệ nhân viên trước người khác
5. Cấp trên ghi nhận sự đóng góp của nhân viên
4 Đồng
nghiệp 05
1. Đồng nghiệp có năng lực luôn tận tâm, tận tụy để hoàn thành tốt công việc
2. Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt 3. Sự thân thiện, hòa đồng của đồng nghiệp
4. Đồng nghiệp thường giúp đỡ lẫn nhau
5. Được trau dồi chuyên môn khi làm việc với đồng nghiệp
5 Đặc điểm
công việc 04
1. Công việc phù hợp với năng lực cá nhân.
2. Được sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau trong công việc. 3. Quyền quyết định trong công việc.
4. Công việc có nhiều thách thức, áp lức cao.
6
Môi
trường làm việc
05
1. Thời gian làm việc phù hợp 2. Làm thêm giờ không quá nhiều 3. Nơi làm việc an toàn, thoải mái. 4. Thời gian đi lại từ nhà đến cơ quan.
5. Phương tiện máy móc thiết bị cho công việc đầy đủ.
7 Phúc lợi 04
1. Công ty luôn thực hiện đầy đủ các chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Phụ cấp thêm giờ...
2. Công ty luôn tạo điều kiện cho tôi được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu
3. Các chương trình phúc lợi của Công ty thể hiện rõ ràng sự quan tâm chu đáo của Công ty đối với CBNV.
4. Sự đảm bảo của công việc.
Tổng
cộng 32
Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Sau khi thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữ liệu rồi nhập dữ liệu vào máy và làm sạch dữ liệu. Dữ liệu được nhập và chuyển sang các phần mềm tương ứng để xử lý và phân tích. Ở đây sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp kiểm định giả thuyết thông kê, công cụ phân tích là sử dụng phần mềm thống kê SPSS, Excel. Các số liệu sau khi được phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng số liệu và các đồ thị nhằm minh họa rõ ràng hơn cho kết quả nghiên cứu.
Đầu tiên là đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại bỏ nếu hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,4 và thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,7.
Tiếp theo là phân tích nhân tố để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến thành phần. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% và eigenvalue có giá trị lớn hơn 1.
Sau đó tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình và mức độ phù hợp tổng thể của mô hình, phân tích thống kê mô tả.
Mô hình hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%.
Cuối cùng kiểm định T-test và phân tích ANOVA (Analysis of variance) nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của một vài nhóm cụ thể đối với lòng trung thành của nhân viên.
Dựa vào các kết quả thu được từ thống kê ta tiến hành tổng hợp lại và rút ra các kết luận mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên để từ đó đưa ra những định hướng giúp cho Công ty có được những chính sách phù hợp để vận dụng tốt hơn nữa nguồn tài nguyên con người.
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách lựa chọn thang đo, chọn mẫu, chọn công cụ thu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thống kê.